Công tác chuẩn bị đầu tư là gì

Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014:

Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng 

1. Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

điều 6 nghị định số 59/2015/NĐ-CP:

Điều 6. Trình tự đầu tư xây dựng

1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

a] Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [nếu có]; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b] Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất [nếu có]; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn [nếu có]; khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng [đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng]; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

c] Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

2. Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

3. Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin [file] bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp [đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định] về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.

[khoahocxaydung.edu.vn]

[Xây dựng] – Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được câu hỏi của ông Trần Văn Luật [Bình Thuận] gửi tới nhờ hướng dẫn giải đáp một số nội dung về nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư công.

Ảnh minh họa [Nguồn: Internet].

Theo phản ánh của ông Luật, Luật Đầu tư công quy định nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.

Khoản 5, Điều 40, Luật Đầu tư công về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư quy định:

“a] Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trình người đứng đầu Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các cấp quyết định.

b] Người đứng đầu Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

c] Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

d] Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để người đứng đầu Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt dự toán.

Khoản 9, Khoản 10, Điều 6 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định:

“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.

Căn cứ các quy định trên, ông Luật hỏi, nội dung cơ bản của văn bản trình duyệt, quyết định nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nội dung cơ bản của dự toán chuẩn bị đầu tư gồm những gì?

Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư có thể phê duyệt đồng thời hay phải tách riêng thành từng khâu?

Cơ quan thẩm định dự toán chuẩn bị đầu tư đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 40, Luật Đầu tư công hay thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10, Điều 6, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

Theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì trình tự thực hiện đầu tư xây dựng gồm:

[1] Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [nếu có]; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

[2] Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất [nếu có]; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn [nếu có]; khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng [đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng]; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

[3] Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

Đề nghị ông căn cứ các bước nêu trên để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư.

Thời điểm phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 40, Luật Đầu tư công: “Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các cấp quyết định”.

Như vậy, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư phải được phê duyệt trước khi phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư.

Cơ quan thẩm định dự toán

Đối với dự toán chuẩn bị đầu tư triển khai trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Điều 6, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đối với dự toán chuẩn bị đầu tư triển khai trước khi phê duyệt quyết định đầu tư, thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 40, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Link gốc:

Để có thể đầu tư vào một lĩnh vực nào đó được thành công, suôn sẻ thì mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch cụ thể. Những kế hoạch ấy chính là những giai đoạn chuẩn bị cho đầu tư và nhà đầu tư cần hiểu rõ từng giai đoạn ấy. Vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì? Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo bài viết sau này ngay sau đây.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

Theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ đã quy định về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì trình tự thực hiện đầu tư xây dựng gồm:

Giai đoạn chuẩn bị dự án đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với một dự án đầu tư. Trong giai đoạn này, có rất nhiều thứ nhà đầu tư cần phải thực hiện. Cần tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Giúp bạn có thể xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư cũng cần phải tiến hành chuẩn bị những thủ tục pháp lý để phục vụ cho việc thi hành dự án. 

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì? Để thực hiện giai đoạn thực hiện dự án này, nhà đầu tư cần biết:

  • Bắt đầu giao đất hoặc thuê đất: Dưới hình thức ký kết hợp đồng giữa người cho thuê đất và bên thuê.
  • Chuẩn bị cấp giấy quyền sử dụng đất: Lưu ý quan trọng là ta cần nắm rõ những điều kiện để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đặc biệt đối với dự án đầu tư xây dựng đối với mô hình kinh doanh nhà ở dùng để bán hay cho thuê. Nhà đầu tư có thể thuê các đơn vị hỗ trợ tư vấn các vấn đề về nhà ở trong trường hợp chưa nắm rõ luật.
  • Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng xây dựng: Bằng việc thực hiện các công tác rà phá bom mìn [nếu có], san lấp kênh rạch, sông ngòi tùy vào từng dự án.
  • Khảo sát mặt bằng trước khi thi công xây dựng: có thể khảo sát sơ bộ mặt bằng để lập bảng báo cáo và khảo sát cụ thể để có thể phục vụ quá trình thiết kế.
  • Bắt đầu làm bản thiết kế công trình: Trải qua các bước thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công và có thể có các bản vẽ thiết kế khác đi kèm.
  • Tiến hành thiết kế công trình: áp dụng những bản vẽ thiết kế vào thực tế để thẩm định, phê duyệt và có thể chỉnh sửa những thiết kế sao cho phù hợp với thực tế.
  • Chuẩn bị giấy phép xây dựng.
  • Đấu thầu công trình: Lựa chọn nhà đấu thầu quản lý, khảo sát công trình xây dựng. 
  • Thi công công trình: Thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu giám sát công trình.
  • Chủ đầu tư đưa ra thông báo khởi công xây dựng công trình: Bước này đảm bảo thông tin đến các bên cung cấp vật liệu, chủ thầu,… 
  • Thực hiện thi công xây dựng công trình: Thực hiện các công tác quản lý quá trình xây dựng, khối lượng, vật liệu, tiến độ, chi phí xây dựng và đặc biệt là an toàn lao động trong quá trình thi công công trình.
  • Kiểm tra chất lượng của trình trước khi đưa công trình vào sử dụng.
  • Kiểm tra và xác nhận đã thực hiện công trình.

Giai đoạn 3: Đưa công trình vào sử dụng

  • Bàn giao lại công trình để đưa vào sử dụng, vận hành và chạy thử.
  • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
  • Cấp giấy phép hoạt động.
  • Chứng nhận quyền sở hữu.
  • Bảo hiểm và bảo hành cho công trình.

Như vậy, việc xây dựng các kế hoạch cho từng giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm 3 giai đoạn chính. Đó là chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đưa công trình vào quá trình thực nghiệm.

Bài viết trên đã trả lời cho những câu hỏi về giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì? Việc thực hiện các giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng và đóng góp sự thành công của dự án. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần chú ý xây dựng các giai đoạn sao cho phù hợp với công trình. 

Video liên quan

Chủ Đề