Tại sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò


Dị ứng sữa bò [Cows' milk allergy = CMA], còn được gọi là dị ứng protein sữa bò, là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em. Người ta ước tính có khoảng 7% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị dị ứng đạm sữa bò và hầu hết trẻ em đều khỏi bệnh này khi được 5 tuổi.


CMA thường phát hiện sau khi con bạn dùng sữa bò hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa bò trong khẩu phần ăn của bé. 


Hiếm có hơn là nó có thể biểu hiện ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, do sữa bò từ chế độ ăn của người mẹ truyền sang trẻ qua sữa mẹ.


Các loại dị ứng đạm sữa bò: Có 2 loại CMA chính:


CMA ngay lập tức: các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút sau khi trẻ sử dụng sữa bò hoặc chế phẩm từ sữa bò.


CMA muộn: các triệu chứng thường bắt đầu vài giờ, hoặc thậm chí vài ngày, sau khi trẻ ăn thức ăn có thành phần sữa bò.


Các triệu chứng dị ứng sữa bò


Dị ứng sữa bò có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm:


Phản ứng da: phát ban ngứa đỏ hoặc sưng môi, mặt và quanh mắt, mày đay


Các vấn đề về tiêu hóa: đau bụng [thường biểu hiện trẻ quấy khóc, ưỡn bụng], trào ngược, nôn mửa, bụng chướng, tiêu chảy hoặc táo bón


Các triệu chứng hô hấp: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, khò khè, ho kéo dài


Toàn thân: Thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi kéo dài, bệnh chàm không cải thiện khi điều trị


Phản vệ: đôi khi CMA có thể gây ra các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra đột ngột, trẻ bị sưng miệng hoặc cổ họng, thở khò khè, ho, khó thở, thở ồn ào, hoặc lơ mơ, trụy mạch. Khi có những triệu chứng này hãy đưa bé đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.


Các test chẩn đoán


Test lẫy da với sữa bò


Xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu với các protein sữa bò


Khi có triệu chứng nghi ngờ, cho bé ngưng sữa bò 2-4 tuần, sau đó cho uống sữa bò lại xem thử bé có xuất hiện lại triệu chứng hay không.


Điều trị dị ứng đạm sữa bò


1.    Nếu có những triệu chứng trên hoặc nghi ngờ trẻ dị ứng đạm sữa bò, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán xác định. Hãy chắc chắn rằng bạn được tư vấn y tế trước khi lấy sữa bò ra khỏi chế độ ăn của trẻ vì nó chứa các chất dinh dưỡng quan trọng.


2.    Điều trị đặc hiệu bằng cách loại bỏ tất cả sữa bò khỏi chế độ ăn của trẻ trong một thời gian. 


3.    Cho bú sữa mẹ hoàn toàn, người mẹ sẽ được khuyên tránh tất cả các sản phẩm từ sữa bò.


4.    Nếu con bạn bú sữa công thức, bác sĩ có thể kê cho bạn loại sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

5.    Con bạn nên được đánh giá mỗi 6 đến 12 tháng để xem chúng đã hết dị ứng hay chưa.

Ban tư vấn sức khỏe - Khoa Nhi
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Theo Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Bác sĩ Trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, dị ứng đạm sữa bò là "phản ứng sai sót" của hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ khi cho rằng thành phần đạm trong sữa bò là thành phần có hại. Từ nhận định này, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra những kháng thể miễn dịch để trung hòa lượng đạm có trong sữa.

Với những trẻ phản ứng nhanh với đạm sữa, các biểu hiện sẽ hiện rõ sau 2 giờ sau khi trẻ uống sữa bò. Tuy nhiên, nhiều trẻ có phản ứng muộn [sau 48 giờ hoặc hơn] nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Khi cơ thể trẻ phản ứng ngay lập tức với đạm trong sữa bò, trẻ sẽ có những biểu hiện dị ứng đạm sữa bò khá rõ rệt như: nổi mẩn ngứa, mề đay; mặt sưng, có thể môi và lưỡi cũng sưng; trẻ thở khò khè; nôn ói, trào ngược sau khi uống sữa; tiêu chảy.

Nổi mẩn ngứa trông giống mề đay là triệu chứng dị ứng đạm sữa bò thường gặp ở trẻ. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương cho biết, nếu trẻ thuộc nhóm trẻ phản ứng chậm với sữa bò, các triệu chứng thường chậm và nhẹ hơn, không rõ ràng nên rất khó nhận biết như quấy khóc, khó chịu; nôn ói, bụng quặn đau; đi phân lỏng hoặc nặng hơn là tiêu chảy, táo bón; trong phân có thể lẫn tia máu; biếng ăn, chậm tăng cân sau khoảng 1-2 tháng mắc dị ứng đạm sữa bò.

Các dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò đều không quá đặc trưng và rất giống với những bệnh thường gặp như tiêu chảy, nôn trớ hoặc bất dung nạp lactose nên nhiều trẻ không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và biếng ăn trong thời gian dài dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Cách khắc phục, kiểm soát dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò, cả bố mẹ và bác sĩ đều không thể chẩn đoán chính xác bệnh dựa vào những biểu hiện ban đầu. Bên cạnh khám lâm sàng, trẻ cần phải được kiểm tra và làm thêm các xét nghiệm dị ứng đạm sữa như: lấy da [skin prick test] với sữa; xét nghiệm IgE đặc hiệu với các protein sữa bò [RAST]; test loại trừ: cho trẻ kiêng sữa trong vòng 2-4 tuần; test dị ứng đạm sữa bò: cho trẻ ăn lại sữa bò...

Phát hiện sớm dị ứng đạm sữa bò có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của trẻ. Điều này vừa giúp trẻ giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu vừa giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, tạo điều kiện để hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Xét nghiệm dị ứng là biện pháp cần thiết để phát hiện sớm dị ứng đạm sữa bò. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương cho biết, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ. Cách tốt nhất vẫn là không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và thay đổi thói quen sinh hoạt, một số trẻ sẽ được bác sĩ kê thuốc nếu trẻ phản ứng quá nặng với đạm sữa bò.

Khi có con dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

- Loại bỏ sữa bò khỏi khẩu phần ăn của trẻ, kể cả các chế phẩm từ sữa bò như váng sữa, kem tươi, sữa chua, chocolate, bỏ vào các loại bánh kẹo sử dụng sữa bò.

- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, trong thực đơn của mẹ cũng không nên sử dụng sữa và các loại thức ăn, thực phẩm chế biến từ sữa.

- Không cho trẻ sử dụng sữa bò 2-12 tháng, sau khi giãn cách một thời gian mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra dị ứng sữa. Nếu trẻ dị ứng ít và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, mẹ có thể tái sử dụng sữa bò.

- Chuyển sang sử dụng sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa yến mạch, sữa hạt điều sữa hạt gai... hoặc các sản phẩm sữa có nhãn Non-dairy. Trong sữa gạo có chứa asen không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên mẹ cần lưu ý và hạn chế khi dùng.

- Trước khi cho trẻ ăn uống bất kỳ các loại thực phẩm nào, mẹ cũng cần đọc kỹ thành phần và nhanh chóng loại bỏ nếu trong đó có chứa sữa bò.

- Nếu trẻ có tiền sử sốc phản vệ khi dị ứng đạm sữa, mẹ nhất thiết phải thông báo với người thân hoặc những người thường xuyên chăm sóc trẻ để nếu chẳng may trẻ dị ứng có thể nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến trẻ sau này.

Thăm khám cho trẻ bị dị ứng đạm sữa có thể xác định tình trạng dinh dưỡng và có những điều chỉnh cần thiết. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương nhấn mạnh, trong sữa bò có chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào với hàm lượng protein, vitamin và các khoáng chất như canxi, phốt pho, vitamin nhóm B nên được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc dị ứng đạm sữa bò và không thể uống sữa bò, trẻ có nguy cơ cao bị thiếu dưỡng chất, nhất là canxi. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển hệ xương, răng và chiều cao tương lai của trẻ.

"Khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ là do dị ứng đạm sữa bò, phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám dinh dưỡng sớm, đặc biệt là xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò để kịp thời xác định tình hình sức khỏe và những thiếu hụt vi chất của trẻ [nếu có]. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tiêu hóa khỏe, lên cân và phát triển tối ưu", Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương nói thêm.

Ngọc An

Dị ứng đạm sữa bò là một dạng dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em, trong đó có nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh gây ra nhiều phản ứng bất thường ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Chứng bệnh này có liên quan đến hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, khiến cơ thể nhạy cảm với thành phần đạm trong sữa bò.

1. Tìm hiểu về chứng dị ứng đạm sữa bò

Khi cơ thể có phản ứng quá nhạy cảm với thành phần đạm trong sữa bò thì được gọi là dị ứng đạm sữa bò, tình trạng này rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nếu hấp thu lượng lớn thực phẩm này có thể có nhiều phản ứng nặng nguy hiểm.

Dị ứng đạm sữa bò khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể nhận diện sai đạm sữa bò là chất có hai và có có phản ứng chống lại loại đạm này. Phản ứng dị ứng làm tăng tiết 1 số chất và gây ra phản ứng xấu cho cơ thể.

Trẻ uống càng nhiều sữa bò thì kháng thể miễn dịch chống lại đạm sữa bò IgE càng được tiết ra nhiều, phản ứng dị ứng cũng càng rõ ràng hơn.

Theo các nghiên cứu, chứng dị ứng này có liên quan đến di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ có tiền sử mắc dị ứng đạm sữa bò hoặc các dạng dị ứng khác, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các trẻ khác.

2. Nhận biết triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy từng mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Triệu chứng thường thấy nhất là những triệu chứng hô hấp, triệu chứng trên da và của hệ tiêu hóa và đa phần xuất hiện sau khoảng 2 - 48h sau khi uống sữa bò.

Trong sữa uống ở trẻ em thường lấy nguồn đạm từ sữa bò

2.1. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò tức thời

Những triệu chứng này xuất hiện khá sớm sau khi trẻ uống sữa bò, bao gồm:

  • Khó thở.

  • Sưng môi, mặt và lưỡi.

  • Chàm trên da là một dạng dị ứng gây viêm da dị ứng.

  • Da phát ban, nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn đỏ.

  • Nôn mửa sau khi trẻ bú sữa.

  • Có dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.

2.2. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò muộn

Những triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn sau khi trẻ uống sữa bò, tuy nhiên thường nặng và kéo dài hơn. Trẻ có các triệu chứng sau cần được sớm đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị, giảm triệu chứng nguy hiểm:

Chứng dị ứng đạm sữa bò có thể gây đau bụng, khó chịu cho trẻ

  • Đau quặn bụng.

  • Chàm, ngứa, mẩn đỏ.

  • Sổ mũi, ho kéo dài, thở khò khè.

  • Quấy khóc nhiều

  • Nôn mửa, trào ngược dạ dày.

  • Táo bón.

  • Đi cầu nhiều lần, trong phân lỏng có máu.

Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc, thường thức giấc hoặc quấy khóc cả đêm, cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng. Trẻ bị dị ứng nếu bú mẹ có thể có triệu chứng nặng hơn và nguy hiểm nếu không được điều trị dị ứng sớm.

Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò giống với các bệnh dị ứng khác và có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý thông thường, do vậy cha mẹ không nên chủ quan tự điều trị, cần đưa trẻ sớm tới cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và can thiệp.

Cần đưa trẻ đi viện nếu có triệu chứng dị ứng nặng

Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nhưng triệu chứng không quá nặng và điển hình nên cha mẹ không chú ý. Khi vẫn duy trì cho trẻ ăn uống thực phẩm gây dị ứng này, lâu dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi kéo dài, chậm lớn, thường xuyên quấy khóc,…

3. Cha mẹ cần xử trí thế nào khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Khi trẻ có các phản ứng nghi ngờ do dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ sẽ khám và chỉ định làm test kiểm tra. Kết quả giúp chẩn đoán chính xác triệu chứng trẻ gặp phải là do dị ứng đạm sữa bò, dị ứng khác hay bệnh lý khác, từ đó có thể can thiệp điều trị hiệu quả.

Trong trường hợp không có sữa mẹ, trẻ bị dị dị ứng đạm sữa bò vẫn cần bổ sung dinh dưỡng có từ sữa. Nguồn sữa có thể chọn là sữa công thức chứa đạm thủy phân tích cực từ 2 - 4 tuần. Khi duy trì chế độ ăn tốt, chọn đúng loại sữa phù hợp, triệu chứng dị ứng sẽ được cải thiện.

Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò tạm thời, có thể cho trẻ thử dùng lại lượng nhỏ sau một khoảng thời gian. Nếu không có triệu chứng lạ, trẻ có thể duy trì uống sữa công thức thông thường có đạm sữa bò, ngược lại cần duy trì sữa công thức chứa đạm thủy phân.

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ thường tự hết khi trẻ lớn

Hầu hết tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ không kéo dài, có thể bắt đầu sớm và thường tự khỏi sau khi trẻ được 1 - 4 tuổi. Khi đó, trẻ vẫn có thể uống sữa hoặc ăn chế phẩm từ sữa có chứa đạm sữa bò mà không gặp triệu chứng bất thường.

Nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Nếu trẻ không may có các triệu chứng bệnh, không nên quá hoảng hốt mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm để thăm khám. Khi đã kiểm soát được triệu chứng dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn với loại sữa phù hợp để tránh dị ứng tái phát.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể từ chuyên gia dinh dưỡng. Các chuyên gia của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề