Công tác quản lý là gì

Ai cũng biết để trở thành một người quản lý trong bất cứ lĩnh vực nào cũng không phải điều đơn giản, bởi cùng lúc họ phải đảm đương rất nhiều trọng trách khác nhau. Vậy những công việc của người quản lý có thể kể đến là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Ai cũng biết để trở thành một người quản lý trong bất cứ lĩnh vực nào cũng không phải điều đơn giản, bởi cùng lúc họ phải đảm đương rất nhiều trọng trách khác nhau. Vậy những công việc của người quản lý có thể kể đến là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Lãnh đạo nhân viên

Lãnh đạo là một công việc tối quan trọng mà người quản lý phải thực hiện thường xuyên. Bởi những nhân viên dưới quyền của bạn không thể có một định hướng làm việc rõ ràng và cụ thể nếu thiếu đi sự hướng dẫn của người quản lý. Đồng thời, nếu bạn không thể lãnh đạo các nhân viên thì tiếng nói của bạn cũng sẽ không được tôn trọng đúng mức.

Trong công việc lãnh đạo cũng bao gồm nhiều các nhiệm vụ nhỏ khác như giao việc, trao quyền cho nhân viên. Trao quyền tức là ủy thác trách nhiệm và để cho nhân viên thực hiện công việc dưới sự chỉ dẫn và giám sát của bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ mỗi nhân viên của mình có những thế mạnh và khuyết điểm gì để giao việc cho thực sự phù hợp.

Một người quản lý cũng đồng thời phải là người lãnh đạo tài ba

Trở thành cầu nối giữa các nhân viên

Ai cũng hiểu rằng, một công việc hay nhiệm vụ chỉ có thể được hoàn thành một cách nhanh chóng khi những nhân viên hợp tác ăn ý với nhau. Để đạt được điều này thì vai trò của người quản lý chính là cầu nối gắn kết các nhân viên, giúp cho họ hiểu nhau hơn đồng thời lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của họ.

Hãy lắng nghe và thấu hiểu nguyện vọng cùng những khó khăn mà các nhân viên dưới quyền của bạn đang gặp phải

Thương thuyết và đàm phán

Với tư cách là một người quản lý, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng thương thuyết và đàm phán với những người xung quanh. Điều này không chỉ đem lại cho bạn lợi thế lớn trong công việc làm ăn kinh doanh mà còn giúp bạn dễ dàng sắp xếp, tổ chức nội bộ cũng như phân công nhiệm vụ cho nhân viên.

Biết cách khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn

Xuất phát từ sự thấu hiểu tính chất công việc cũng như những khó khăn của từng nhân viên, bạn hãy tìm cách tạo ra động lực nhất định cho họ trong quá trình làm việc. Đó có thể là một lời hỏi thăm, lời động viên hoặc những buổi tiệc liên hoan nho nhỏ. Từ đó giúp đội ngũ nhân viên có được khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết trước khi tiếp tục công việc.

Hiệu quả công việc sẽ được nâng cao khi nhân viên có một tinh thần làm việc thoải mái nhất

Tổ chức, sắp xếp công việc và nội bộ nhân viên

Dĩ nhiên, nếu đã đảm nhận vai trò quản lý thì bạn phải cùng lúc thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Nhiệm vụ của bạn lúc này chính là tổ chức và sắp xếp lại các công việc sao cho thật hợp lý, xác định xem việc nào quan trọng cần làm trước, việc nào có thể trì hoãn được.

Nói rộng ra, việc tổ chức không chỉ dừng lại ở mức độ công việc mà nó còn bao hàm cả vấn đề tổ chức nội bộ nhân viên. Tức là bạn phải bố trí nguồn nhân lực phù hợp đối với từng nhiệm vụ hay từng phòng ban.

Biết cách sử dụng mọi nguồn lực của công ty đúng lúc, đúng chỗ

Một người quản lý đương nhiên sẽ nắm quyền kiểm soát một số nguồn lực của công ty. Tuy nhiên, bạn phải xác định được khi nào là thời điểm thích hợp để sử dụng những nguồn lực này, đem lại lợi ích tối đa cho công ty.

Lên kế hoạch công việc

Lên kế hoạch công việc là một trong những yêu cầu cơ bản đối với người quản lý. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch cũng như phân chia công việc sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu bạn sử dụng ứng dụng MyXteam. Không những vậy, với MyXteam, bạn còn có thể quản lý khối lượng dữ liệu khổng lồ một cách chuyên nghiệp hơn, theo dõi sát sao tiến độ hoàn thành công việc.

Với MyXteam, giờ đây, môi trường làm việc đã trở nên linh hoạt, năng động và cởi mở hơn rất nhiều. Không những vậy, bạn cũng có thể dựa vào những dữ liệu công việc của nhân viên để từ đó đưa ra đánh giá chính xác nhất về từng người.

Ưu điểm quan trọng nhất của ứng dụng này vẫn là tính thống nhất. Cho dù đó là công việc, dữ liệu hay thông tin trao đổi giữa các thành viên thì chúng đều được sắp xếp một cách hợp lý. Và chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể tìm thấy thứ mình cần.

MyXteam – giải pháp mới trong quản lý công việc

Trên đây là một số công việc của người quản lý trong mọi lĩnh vực làm việc khác nhau. Chúc các bạn trở thành một người quản lý tài ba trong tương lai!

Trong bài viết này hãy cùng TheBank thảo luận về vấn đề quản lý cũng như vai trò của quản lý hiện nay trong các công ty, doanh nghiệp.

Quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức tập thể nào, người quản lý như một đầu tầu để dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng, từ đó đạt được những mục tiêu mà công ty, doanh nghiệp đã đề ra. Từ đó giúp công ty, doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Quản lý là gì?

Khái niệm quản lý được hiểu như thế nào

Vai trò của quản lý là gì 

Ví dụ về quản lý trong cuộc sống 

Kỹ năng và phẩm chất của một người quản lý

Kỹ năng của nhà quản lý

Để trở thành một nhà quản lý giỏi được sếp và nhân viên tín nhiệm thì bạn phải có những kỹ năng sau cho bản thân:

  • Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn: khả năng thực hiện một công việc cụ thể
  • Kỹ năng tư duy, nhận thức: khả năng nắm bắt, nhận thức thông tin, cơ hội, nguy cơ
  • Kỹ năng nhân sự: khả năng giao tiếp, lãnh đạo, động viên...

Tùy vào nhà quản lý đang ở vị trí nào mà yêu cầu đối với các kỹ năng đó có thể khác nhau.

Xem thêm: Nhân viên quản lý tín dụng giỏi cần những kỹ năng gì?

Phẩm chất của một nhà quản lý cần có

Bên cạnh kỹ năng, một nhà quản lý tốt cũng phải đáp ứng những phẩm chất sau:

  • Có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
  • Có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng.
  • Có tính logic, phân tích và lập luận một cách chặt chẽ.
  • Có khả năng động viên và lãnh đạo mọi người.
  • Có thể làm việc hiệu quả, nhanh chóng và không rời khỏi khi công việc chưa hoàn thành.
  • Có khả năng thuyết phục mọi người làm việc.
  • Có khả năng ra những mệnh lệnh.
  • Có một khả năng về chuyên môn nhất định.

Các cấp quản lý theo hệ thống thứ bậc

Trong một tổ chức, doanh nghiệp lớn thông thường quản lý sẽ được phân theo 3 cấp bậc theo mô hình cấu trúc kim tự tháp.

Quản lý cao cấp

Những người quản lý cấp cao thường là những người trong hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc chủ tịch của một tổ chức. Những người này sẽ có nhiệm vụ đưa ra các mục tiêu, chiến lược, các quyết định quan trọng để công ty, doanh nghiệp hoạt động theo đúng ý đồ mà họ đã đưa ra. Các nhà quản lý cấp cao sẽ là người đưa ra các định hướng, ý tưởng để cho quản lý cấp trung truyền đạt lại cho những người cấp thấp thực hiện và báo cáo kết quả cho họ biết.

Để trở thành một quản lý cấp cao bạn phải là người am hiểu nhiều kiến thức, có kỹ năng quản lý cũng như khả năng phân tích, đánh giá những tác động của thị trường đến doanh nghiệp. Từ đó tìm được hướng đi đúng đắn nhất để công ty, doanh nghiệp phát triển.

Quản lý trung cấp

Quản lý trung cấp là người trực tiếp quản lý các chi nhánh, khu vực, quản lý bộ phận. Những người này có nhiệm vụ truyền đạt lại những kế hoạch, phương hướng, mục tiêu thực hiện của những nhà quản lý cao cấp đến các nhà quản lý tiền tuyến.

Những người quản lý trung cấp đòi hỏi am hiểu về các kiến thức chuyên ngành về một số nhiệm vụ mình quản lý. Phải chịu trách nhiệm về việc việc mình truyền đạt.

Quản lý cấp thấp hơn

Là những người giám sát viên, trưởng nhóm tiền tuyến, giám sát trực tiếp các công việc của nhân viên, tình nguyện viên và đưa ra những định hướng về công việc của họ theo chỉ đạo của quản lý cấp trung.

Các quyết định của người quản lý cấp thấp thường chỉ mang tính thời vụ.

Chức năng của nhà quản lý

Dưới đây là 4 chức năng cơ bản của một nhà quản lý chuyên nghiệp.

Hoạch định

Đây là một trong những chức năng cơ bản nhất của quản lý. Theo đó người quản lý sẽ xác lập các mục tiêu và phương thức thực hiện cụ thể trong một thời gian nhất định để có thể hoàn thành những mục tiêu mà công ty đã đề ra.

Chức năng tổ chức thực hiện

Ngoài chức năng lên kế hoạch, người quản lý sẽ phải phân công nhiệm vụ đến các phòng ban trong công ty để đảm bảo hoạt động trơn tru, đúng nhiệm vụ của từng phòng ban. Sau khi phân chia công việc thì quản lý sẽ phải kiểm soát tiền độ thực hiện công việc của nhân viên từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất giúp đạt hiệu quả cao khi thực hiện.

Chức năng lãnh đạo

Các nhà quản lý sẽ được phân quyền từ các cấp cao cấp hoặc cao cấp từ đó tác động đến các bộ phận để họ thực hiện đúng những mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Chức năng kiểm tra/đánh giá

Các nhà quản lý sẽ kiểm tra quá trình thực hiện của các cá nhân, bộ phận sau đó so sánh giữa các mục tiêu và kết quả đạt được. Nếu cá nhân, tập thể nào hoàn thành đảm bảo mục tiêu đề ra sẽ được khen thưởng theo đúng quy chế. Ngược lại, nếu không hoàn thành hết mục tiêu sẽ bị phạt theo quy định.

Trên đây là những thông tin bài viết về quản lý là gì, những vai trò của quản lý. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về lĩnh vực này.

Video liên quan

Chủ Đề