Công thức tính thuế thu nhập trên Excel

Công thức tính thuế TNCN trên Excel năm 2021 hướng dẫn cách sử dụng hàm if để tính thuế thu nhập cá nhân trong Excel

Nhiều bạn kế toán khi làm bảng lương tính thuế TNCN trên Excel vẫn chưa nắm được công thức vận dụng hàm trên excel như nào để ra được kết quả, thì trong bài viết này Dayketoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng công thức tính thuế TNCN trên Excel để tính thuế thu nhập cá nhân cho năm 2021 nhé

Dựa vào bảng lương sau khi lấy tổng lương trừ đi tất cả các khoản giảm trừ bạn ra được khoản thu nhập tính thuế

Nếu bạn chưa biết cách xây dựng bảng lương trên excel tham khảo bài: Mẫu bảng lương trên Excel

Ví dụ ta có bảng thu nhập tính thuế

Họ tên Thu nhập tính thuế
Nguyễn Văn A 1.000.000
Nguyễn Văn B 6.500.000
Nguyễn Văn C 11.000.000
Nguyễn Văn D 19.000.000
Nguyễn Văn E 31.000.000
Nguyễn Văn P 52.000.000
Nguyễn Văn G 81.000.000

Vậy để tính được thuế TNCN trên Excel các bạn phải dựa vào biểu thuế lũy tiến từng phần

Công thức tính thuế thu nhập trên Excel

Trên bảng lương ở cột thuế TNCN bạn lập công thức trên Excel

=IF(C22<=5000000;C22*5%; IF(C22<=10000000;C22*10%-250000; IF(C22<=18000000;C22*15%-750000; IF(C22<=32000000;C22*20%-1650000; IF(C22<=52000000;C22*25%-3250000; IF(C22<=80000000;C22*30%-5850000; IF(C22>80000000;C22*35%-9850000;0)))))))

Kết quả sẽ ra

Họ tên Thu nhập tính thuế Thuế TNCN
Nguyễn Văn A 1.000.000 50.000
Nguyễn Văn B 6.500.000 400.000
Nguyễn Văn C 11.000.000 900.000
Nguyễn Văn D 19.000.000 2.150.000
Nguyễn Văn E 31.000.000 4.550.000
Nguyễn Văn P 52.000.000 9.750.000
Nguyễn Văn G 81.000.000 18.500.000


Tham khảo thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Bạn nào cần file excel có công thức tính thuế TNCN có thể gửi comment phía dưới kèm theo Email hoặc SĐT để lại mình sẽ gửi cho các bạn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Lớp học kế toán thực hành   - Đang có khuyến mãi 50% khai giảng trong tháng này

⇒ Học kế toán online  - Dạy 1 kèm 1 theo yêu cầu trên chứng từ gốc của doanh nghiệp


Công thức tính thuế thu nhập trên Excel

Các bài viết mới

Tính thu nhập cá nhân cho nhân viên là công việc kế toán phải làm vào dịp cuối năm. Để cho công việc này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Cách tính thuế thu nhập cá nhân bằng Excel.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân bằng Excel mới nhất

* Thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

* Phương pháp tính thuế rút gọn

Để thuận tiện cho việc tính toán, nên áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85

Giả sử thu nhập tính thuế TNCN là 60.000.000 đồng. Ta thấy 60.000.000 > 52.000.000.

– Cách 1: Theo cách tính ở bảng lũy tiến từng phần. Ta tính được thuế TNCN của khoản thu nhập tính thuế 60.00.000 là:

= 9.750.000 + 8.000.000*30% = 12.150.000 (đồng)

– Cách 2: Ta có 1 cách tính khác:

Thuế TNCN = Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc đó + số thuế của phần thu nhập còn lại.

+ Số thu nhập còn lại = (thu nhập tính thuế – giới hạn bậc trước đó)*thuế suất bậc đó.

=> Như vậy ta có thể thấy:

  • Thuế TNCN của mức 60.000.000 = Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc 6 + Số thuế vượt quá mức 52 triệu (tức là 8 triệu)
  • Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc đó = 9.750.000 (đồng)
  • Số thuế vượt quá mức 52 triệu = (60.000.000 – 52.000.000)*30% = 2.400.000 (đồng)

Vậy tiền thuế TNCN = 9.750.000 + 2.400.000 = 12.150.000 (đồng).

NHƯ VẬY: nếu gọi thu nhập tính thuế là A.

Nếu A nằm trong giới hạn bậc nào thì cách xác định A = Thuế lũy tiến bậc đó + (A- giới hạn bậc trước đó) * Thuế suất của bậc đó.

Ta thiết lập cụ thể: Công thức tính thuế TNCN trên excel cho bất kỳ số A nào như sau:

=IF(A<0,0,IF(A

Áp dụng vào Excel ta có được:

Công thức tính thuế thu nhập trên Excel

Áp dụng công thức này ta thiết lập được 1 file theo dõi danh sách nhân viên đã khấu trừ, thu nhập tính thuế, thuế TNCN của từng người của các tháng như sau:

Công thức tính thuế thu nhập trên Excel

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kiểm toán kế toán trong mục biểu mẫu nhé.

Cuối năm là thời điểm cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đây là vấn đề không "nhẹ nhàng" chút nào, nhất là khi quy mô công ty của bạn không nhỏ. Tuy nhiên bạn đừng lo, bạn có thể lập trình "bắt" Excel xử lý giúp "gánh nặng" này.

Dưới đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết để bạn tự tính mức thuế cần đóng hoặc tải file tính thuế TNCN mẫu trên Excel về và lập bảng tính thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN hiện đang được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như bảng dưới đây:

Bậc thuếTNTT/tháng (triệu đồng)Thuế suấtCông thức tính TTNCN phải nộp
1Đến 55%TNTT x 5%
2Trên 5 đến 1010%TNTT x 10% - 250.000 đ
3Trên 10 đến 1815%TNTT x 15% - 750.000 đ
4Trên 18 đến 3220%TNTT x 20% - 1.650.000 đ
5Trên 32 đến 5225%TNTT x 25% - 3.250.000 đ
6Trên 52 đến 8030%TNTT x 30% - 5.850.000 đ
7Trên 8035%TNTT x 35% - 9.850.000 đ

Trong đó TNTT là thu nhập tính thuế, nếu TNTT âm thì bạn sẽ không cần đóng thuế thu nhập cá nhân.

  • Với mức giảm trừ bản thân 11tr và người phụ thuộc 4,4tr (áp dụng từ 1/7/2020) thì:

TNTT = Tổng thu nhập - Lương đóng bảo hiểm x 10,5% - số người phụ thuộc x 4.400.000 - 11.000.000 - các khoản miễn thuế

Các khoản miễn thuế bao gồm tiền phụ cấp ăn trưa/giữa ca, tiền điện thoại, tiền trang phục, và rất nhiều loại phụ cấp khác mà bạn có thể tham khảo trong Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Để giúp bạn giảm thiểu những vấn đề phức tạp khi tính thuế TNCN, Quantrimang đã hướng dẫn bạn tính khoản thuế này trong Excel, kèm công thức tính cụ thể. Bạn có thể tham khảo hoặc sử dụng công cụ tính thuế TNCN online của chúng tôi để nhập số và xem mức thuế cần đóng luôn.

Sử dụng hàm IFS để tính thuế thu nhập cá nhân

Từ phiên bản Excel 2016 trở đi, thay vì phải sử dụng nhiều hàm IF lồng nhau bạn có thể dùng hàm IFS đơn giản hơn rất nhiều để tính thuế thu nhập cá nhân. Để tính TTNCN trên lương bạn cần phải tính được thu nhập chịu thuế. Hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây nhé.

Giả sử: Tổng thu nhập của bạn là 20.000.000, thu nhập được đóng bảo hiểm là 5.000.000 (mức này thường ghi rõ trong hợp đồng lao động), số người phụ thuộc là 1, giảm trừ bản thân là 9.000.000, và không có khoản miễn thuế nào khác, bạn sẽ tính được thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (gọi là A) như sau:

Amức giảm trừ gia cảnh mới= 20.000.000 - 5.000.000*10,5% - 11.000.000 - 1*4.400.000 = 4.075.000

Sau khi có A ta sẽ sử dụng hàm IFS để tính thuế thu nhập cần đóng.

Công thức hàm IFS để tính thuế thu nhập cá nhân như sau (G4 là ô chứa A):

=IFS(G4<0,0, G4<=5000000,G4*5%, G4<=10000000,G4*10%-250000, G4<=18000000,G4*15%-750000, G4<=32000000, G4*20%-1650000, G4<=52000000,G4*25%-3250000, G4<=80000000,G4*30%-5850000, G4>80000001,G4*35%-9850000)

Dựa vào công thức này, với ví dụ bên trên TTNCN phải đóng là 203.750VNĐ.

Công thức tính thuế thu nhập trên Excel
Mức TTNCN phải đóng theo Tổng thu nhập, lương đóng bảo hiểm, số người phụ thuộc

  • Tải file hướng dẫn tính thuế TNCN bằng Excel

Trong file này mình đã để cả 2 công thức tính theo mức giảm trừ gia cảnh cũ và mức giảm trừ gia cảnh mới để bạn có thể tham khảo.

Ngoài ra, bạn có thể làm theo hướng dẫn này để tra cứu mã số thuế TNCN của mình nhé.

Hi vọng bài viết hữu ích và giảm bớt gánh nặng cho bạn!

  • Tính thuế thu nhập cá nhân online
  • Hàm SUMIFS, cách dùng hàm tính tổng nhiều điều kiện trong Excel
  • Cách đăng ký mã số thuế cá nhân Online, trực tuyến nhanh, gọn
  • Cách tra cứu tờ khai thuế trên HTKK