Công văn đề nghị làm ngoài giờ của hải quan năm 2024

Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.

Đây là nội dung nêu tại Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư cũng nêu rõ, trường hợp cơ quan hải quan đang kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ làm việc thì thực hiện kiểm tra tiếp cho đến khi hoàn thành việc kiểm tra và không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị. Thời hạn kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.

Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.

Thời hạn nộp thuế

Thông tư quy định, thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau: Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện như phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai…

Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất, người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu, các loại thuế khác theo quy định của pháp luật [nếu có] trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì việc bảo lãnh thực hiện theo quy định. Thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất [không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất] và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế [nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất]…

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 thì người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng…

Nộp dần tiền thuế nợ

Thông tư 38 cũng nêu rõ, các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau: Tiền thuế nợ từ trên 500 triệu đồng đến một tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng; Tiền thuế nợ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng.

Tiền thuế nợ trên 2 tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng; Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp [theo tháng] đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.

Trong công văn gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị bố trí lực lượng sẵn sàng thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính theo đề nghị của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu thịt lợn.

Ngoài ra, lực lượng hải quan còn ưu tiên giải quyết trước thủ tục xuất khẩu cho các lô hàng lợn, thịt lợn có nguồn gốc trong nước, chỉ cho phép tái xuất thịt lợn và phụ phẩm thịt lợn đông lạnh sau khi đã xuất khẩu các lô hàng lợn, thịt lợn trong nước đang chờ thông quan tại cửa khẩu.

Mặt khác, các thủ tục kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn.

Tổng cục Hải quan kiến nghị, Ủy ban nhân dân các tỉnh kéo dài thời gian đóng, mở cửa khẩu [trong trường hợp cần thiết] để giải quyết thủ tục xuất khẩu lợn, thịt lợn; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật [kho, bãi, điện, nước…] phục vụ lưu giữ, bảo quản lợn, thịt lợn xuất khẩu.

Các đơn vị nghiệp vụ [chi cục hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát hải quan] phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tạm nhập, tái xuất thịt lợn, phụ phẩm thịt lợn đông lạnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Chủ Đề