Cop21 là viết tắt của từ gì năm 2024

Thỏa thuận Paris được ký kết với những nội dung chính là hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C vào năm 2100 và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850); Từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là mức “sàn” cho các khoản hỗ trợ hàng năm sau năm 2020.

Những trở ngại trên bàn đàm phán…

Để đạt được Thỏa thuận này, các nhà đàm phán quốc tế gặp nhau nhiều lần tại các hội nghị COP hàng năm của Liên hợp quốc với hy vọng đạt được một thỏa thuận, nhưng đã phải ra về trong thất vọng. Trong đó, thất bại của hội nghị COP15 tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009 đã để lại vị đắng khó quên với các nhà đàm phán và phần nào làm nản lòng những người kiên trì theo đuổi một môi trường sống bền vững. Tại hội nghị COP 17 tại Durban (Nam Phi) năm 2011, các nhà lãnh đạo thế giới thêm một lần nữa lại bỏ lỡ cơ hội, không thể đạt được một thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto, trong khi những tác động của biến đối khí hậu đã chạm ngưỡng không thể đảo ngược.

Để đến với Thỏa thuận có tính lịch sử này, đại diện đàm phán đến từ 195 nước phải vượt qua nhiều trở ngại, bất đồng. Các chủ đề gây bất đồng lớn là mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ, đóng góp tài chính và chia sẻ nỗ lực cắt giảm khí phát thải giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Khoảng 100 quốc gia đòi kiềm chế nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đặc biệt là các đảo quốc như Comoros, Seychelles, Mauritius, Madagascar đang bị nạn nước biển dâng cao đe dọa. Tuy nhiên, mục tiêu này bị một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn như Saudi Arabia, Venezuela và Bolivia phản đối quyết liệt.

Một trong những vấn đề gây chia rẽ khác là cách hiểu khái niệm “trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt” được ghi trong thỏa thuận. Theo các nước nghèo, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada… là những nước phát thải mạnh nhất khí gây hiệu ứng nhà kính, phải gánh vác “trách nhiệm lịch sử” do trong quá trình phát triển công nghiệp trước đây, đã sử dụng lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, gây ra tình trạng ô nhiễm nặng dẫn đến hiện tượng Trái đất nóng lên. Chính vì vậy, các nước này không những phải đi đầu trong việc hạn chế khí thải, mà còn phải tài trợ cho các nước nghèo phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đầu tư vốn, công nghệ để giúp các nước này ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo các nước Nam bán cầu, đây là “vấn đề có tính sống còn”.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar cho rằng một thỏa thuận bền vững không thể được xây dựng trên cơ sở “pha loãng trách nhiệm lịch sử”, “đặt những người gây ô nhiễm là các nước phương Bắc và các nạn nhân là các nước chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu là các nước phương Nam trên cùng một cấp độ trách nhiệm”.

Các nước đang phát triển cũng kiên quyết không để việc cắt giảm phát thải ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, vì theo họ như vậy sẽ là không công công bằng với các nước đi sau. Trong khi đó, các nước phát triển muốn các nước mới nổi cũng phải tham gia đóng góp tài chính. Cụ thể là Trung Quốc, nước có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% tổng lượng phát thải toàn cầu, hoặc các nước như Brazil, Ấn Độ đều phải đóng góp tài chính do đều là những nước gây ô nhiễm nhất. Bên cạnh đó, hình thức hỗ trợ tài chính, cách thức phân chia vốn cho dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và cắt giảm phát thải cũng là những vấn đề tranh cãi.

Những bế tắc không được tháo gỡ trong vấn đề tài chính khiến Tổng Thư ký Ban Ki-moon hơn một lần phải kêu gọi sự thỏa hiệp và sự tham gia của các bên trên tinh thần xây dựng để đạt được đồng thuận. Theo ông, lợi ích của mỗi quốc gia sẽ được phục vụ tốt nhất khi đặt trong lợi ích chung, bởi biến đổi khí hậu không phân biệt biên giới của quốc gia nào.

…và những thách thức không dễ vượt qua

Điểm quan trọng nhất của Thỏa thuận Paris là, 195 quốc gia thành viên COP 21 nhất trí hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, và sẽ cố gắng đưa con số này về mức 1,5 độ C. Tuy nhiên, theo cảnh báo của Tổ chức Khí tượng học Quốc tế hồi tháng trước, cho đến nay con người đã khiến nhiệt độ trên bề mặt Trái đất tăng 1 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, và trên thực tế, cam kết của 195 quốc gia về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính- ngay cả trong trường hợp được tuân thủ nghiêm túc- thì cũng sẽ có thể khiến nhiệt độ trên bề mặt Trái đất tăng thêm 3 độ C trong thời gian tới. Tia hy vọng duy nhất là những hỗ trợ đã được đề cập trong thỏa thuận nhằm khuyến khích các quốc gia tích cực hành động để đạt được mục tiêu 2 độ C. Đây là ngưỡng mà các chính trị gia cho là có thể giúp con người tránh khỏi những tác động tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu như bão lốc, hạn hán, mực nước biển dâng cao, cuộc chiến tranh giành nguồn nước, hay các cuộc di cư quy mô lớn và dịch bệnh tràn lan.

Hiệp ước Paris thừa nhận thực tế quan ngại rằng các kế hoạch quốc gia hiện là chưa đủ để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Bởi vậy, theo hiệp ước, hàng loạt cơ chế kiểm soát để nỗ lực và giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp đã được thiết lập. Đây là các cơ chế sẽ giúp “đẩy nhanh tiến độ” các hoạt động chống biến đổi khí hậu, và là nhân tố quan trọng trong Hiệp ước Paris, nơi các cam kết về cắt giảm khí thải carbon được đề ra trên tinh thần tự nguyện. Giới khoa học cho rằng việc thiếu một quy định chung và thời gian biểu cụ thể cho việc đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải CO2 một lỗ hổng lớn của hiệp ước dài 31 trang này.

Hiệp ước Paris quy định lộ trình đầu tiên là đến năm 2018, hai năm trước khi thỏa thuận này chính thức có hiệu lực, các nước phải có đánh giá về tác động toàn diện trong hoạt động ngăn chặn sự tăng nhiệt toàn cầu, từ việc các quốc gia dần dần giảm sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt để chuyển sang những nguồn năng lượng tái sinh như mặt trời và gió.

Nhiều người từng hy vọng Hiệp ước Paris sẽ đặt ra những nhiệm vụ mạnh mẽ để buộc các quốc gia phải đẩy mạnh các mục tiêu cam kết. Tuy nhiên, đây luôn là điều không hề đơn giản bởi có rất nhiều tiếng nói phản đối từ các nhóm nước phát triển và đang phát triển với hàng loạt lý do khác nhau. Ví dụ, Mỹ muốn các nước tự nguyện đưa ra cam kết của mình để tránh phải đệ trình thỏa thuận chờ Quốc hội, hiện do đảng Cộng hòa, thông qua… Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác, muốn cam kết của họ được xây dựng dựa trên các đảm bảo về tài chính với hàng tỷ USD được đầu tư trong các thập kỷ để chuyển từ các nguồn nhiên liệu rẻ và dồi dào sang các nguồn năng lượng xanh đắt đỏ.

Thách thức tiếp theo là khoản kinh phí khổng lồ mà thế giới phải bỏ ra trong vòng 15 năm tới để thực hiện thành công các mục tiêu ghi trong 31 trang văn bản Thỏa thuận. Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công bố ngày 13/12 thì nguồn kinh phí để thực hiện Thỏa thuận, ước tính khoảng 16 nghìn 500 tỷ USD. Nghiên cứu của IEA cho thấy phần lớn trong số tiền chi phí khổng lồ nêu trên là để thay thế các nhà máy điện sử dụng than đá và khí đốt bằng các nguồn năng lượng không phát thải CO2 như gió, mặt trời và hạt nhân.

Một phần chi phí lớn khác cần có là để cải thiện hiệu quả năng lượng nhằm giảm tổng lượng điện sử dụng trong các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn cầu.

Nhà đàm phán của Ấn Độ Ajay Mathur nói rằng, chi phí đắt đỏ dành cho các dự án đầu tư năng lượng xanh đang là rào cản lớn là bởi nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, vẫn đang phải chật vật tìm lời giải cho bài toán đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Ông nói: “Thách thức lớn nhất nằm ở chỗ đây phải là một mục tiêu khả thi”.

Ngoài các biện pháp trên, để hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất không quá 2 độ C, cố gắng đưa con số này về mức 1,5 độ C, đồng thời loại trừ khí thải CO2 một cách hiệu quả trong nửa sau của thế kỷ 21, Thỏa thuận đòi hỏi đòi hỏi bất kỳ lượng khí CO2 nào phát thải ra sẽ phải được thu hồi và tiêu hủy hoặc phải được hấp thụ nhờ một lượng lớn cây xanh trồng mới. Muốn vậy, tất cả các nước thành viên của Hiệp định khung về chống biến đổi khí hậu sẽ phải chi một khoản kinh phí lớn để trồng và khôi phục diện tích rừng khá lớn đã bị thu hẹp lại trong nhiều thập kỷ qua.

Một thách thức nữa cần phải kể đến là việc không đưa ngành hàng không và hàng hải tham gia thỏa thuận nên cho dù nhận được sự nhất trí của 195 quốc gia, Thỏa thuận vẫn khó có thể đạt được những mục tiêu đặt ra trong đó. Số liệu thống kê của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy hai ngành hàng không và hàng hải hiện chiếm khoảng 5% lượng khí thải trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo lượng phát thải này sẽ tăng lên mức 30% vào năm 2050 nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Mặc dù, thách thức ở phía trước là rất nhiều nhưng nhân loại đã nhận thức được hậu quả nhãn tiền của biến đổi khí hậu do hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Phần lớn các quốc gia tham gia Hiệp định khung về chống biến đổi khí hậu đã khẳng định quyết tâm chính trị theo đuổi và thực hiện những mục tiêu cơ bản của Thỏa thuận Paris. Vấn đề còn lại là sự hiểu biết và chia sẻ nguồn lực để thực hiện những mục tiêu đó./.

Hội nghị COP là viết tắt của từ gì?

COP viết tắt cho Conference of Parties - Hội nghị các bên, chỉ những hội nghị cấp cao quy tụ các quốc gia, tổ chức khu vực và các tổ chức phi nhà nước.

Mục tiêu chính của thỏa thuận COP 21 là gì?

Những nội dung chính của thỏa thuận là hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C vào năm 2100 và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850); từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để ...

Conference of Parties nghĩa là gì?

COP26 là gì? COP (Conference of parties) là viết tắt của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu - sự kiện diễn ra hàng năm, riêng sự kiện năm ngoái bị hoãn vì đại dịch.

Paris Agreement là gì?

Hiệp định Paris trong tiếng Anh là Paris Agreement. Hiệp định Paris là một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của hơn 170 quốc gia, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C, trên mức tiền công nghiệp vào năm 2100.