Củ mã thầy sống ở đâu

Củ mã thầy là củ gì, có tác dụng gì, trồng ở đâu ?là vấn đề quan tâm của rất nhiều bạn đọc, hiểu được thắc mắc này, bài viết hôm nay xin chia sẻ đến bạn một số nội dung để giải đáp vấn đề này. Mời bạn cùng đón xem!

Củ mã thầy là củ gì?

Củ mã thầy hay còn gọi là củ năn, ô vu, địa lật, bột tề, ô từ, hắc sơn lăng, thủy vu… tên khoa học là Heleocharis dulcis [Burm.f.]. Củ mã thầy là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen.

Cây có củ to mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bởi những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn. Củ Mã thầy to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Cây Mã thầy được trồng ở những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Tác dụng của củ mã thầy trong y học cổ truyền

Củ mã thầy có mùi vị gần giống như bắp, chứa nhiều potassium, riboflavin, magnésium, đồng, sắt, phosphor và các vitamin nhóm B và C, được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng chữa trị được nhiều bệnh.

Trong y học cổ truyền, mã thầy được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Biệt lục, Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Bản thảo cầu chân, Bản thảo tái tân, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản thảo, Bản kinh phùng nguyên… trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm. Theo dược học cổ truyền, mã thầy vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết giải độc, hóa đàm tiêu tích, lợi niệu tiêu thũng, minh mục chỉ huyết…,

Củ mã thầy thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh thương tân [sốt cao mất nước], hoàng đản [vàng da], huyết nhiệt tiện huyết [tiểu ra máu do huyết nhiệt], trĩ sang hoặc lỵ tật tiện huyết [đại tiện ra máu do trĩ hoặc lỵ], niệu lạc kết thạch [sỏi đường tiết niệu], mục xích [đau mắt đỏ], phế táo, đàm nhiệt khái thấu [viêm phế quản, viêm họng… do đàm nhiệt], ung thũng sang độc [mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt độc…], mụn cóc…

Một trong những nguyên tố khoáng chất phong phú trong củ mã thầy chính là kali. Trong khi đây là loại khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể cũng như hệ thần kinh. Bên cạnh đó, lượng iốt và mangan của củ mã thầy cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Trong nửa chén củ mã thầy chứa 10% hàm lượng vitamin B6, 7% riboflavin [vitamin B2] và 6% thiamin [vitamin B1], vì vậy ăn củ mã thầy cùng các loại rau quả khác là cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể.

Một số bài thuốc từ củ mã thầy

Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu: Củ mã thầy 100g, đới tử, đường phèn 30g, 2.000ml. Đun nước sôi để nhỏ lửa 20 phút.

Bổ phế thận: Củ mã thầy 100g, bầu dục lợn 2 cái, cắt đôi, đường phèn 30g đập nát, 2.000ml nước. Làm sạch đun sôi 25 phút.

Khử mỡ, hạ áp, tiêu thũng, thanh nhiệt: Củ mã thầy 100g, thịt heo nạc 300g, rau cần 200g, dầu, hành, đường xào chín.

Chữa sởi, thủy đậu: Củ mã thầy tươi, sinh tân chữa khát cho trẻ em, cho nhai nhỏ, nếu non nhai nuốt cả nước lẫn cái. Hoặc mài bột pha nước uống và làm bánh ăn còn giúp tiêu hóa tốt, chữa tích trệ ở trẻ em, nhiều đờm dãi.

Tuyết canh thang chữa tràng nhạc bọc mủ sưng to: Củ mã thầy 150g, da sứa 90g, củ mã thầy bỏ vỏ, da sứa ngâm rửa sạch. Hấp chín chia 2 lần ăn hết trong ngày, ăn liền 10 ngày.

Chữa ho gà: Mật ong 50g, màng mề gà 10g sao vàng tán bột, tỏi 10 tép ép lấy nước. Củ mã thầy 500g ép lấy nước. Cho vào một lượng nước vừa phải đun sôi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

Chữa chứng đái ra máu: Củ mã thầy 150g, rau câu, râu ngô mỗi thứ 30g, sắc uống.

Chữa chứng mụn nước: Củ mã thầy 6 củ, rửa sạch giã nát, lòng trắng trứng 1 quả, trộn đều bôi lên.

Chữa chứng đầu vú nứt nẻ: Củ mã thầy 6 củ giã nát ép lấy nước, thêm một ít băng phiến bôi lên.

Những lưu ý sử dụng củ mã thầy

Bạn nên lưa chọn những củ mã thầy chắc thịt không mềm. Khi bỏ phần vỏ bên ngoài thì tiến hành dùng dao bén bắt đầu cắt bỏ phần trên và dưới của củ mã thầy, sau đó cắt xung quanh các cạnh đến khi sạch hết vỏ. Củ mã thầy chưa gọt vỏ cần bọc trong túi giấy, bảo quản ngăn mát tủ lạnh được 1-2 tuần.

Những món ngon có thể chế biến từ loại củ mã thầy chính là nấu canh, xào với tôm, thịt và rau củ, hầm cùng thịt gà, đuôi heo, kho với sườn, tôm…Bên cạnh đó, loại củ này còn được dùng để tạo ra những món ngọt vô cùng tuyệt vời như: nấu chè với đậu xanh, sâm bổ lượng, nhãn nhục, bạch quả, trứng gà hoặc làm bánh, nấu nước mát…

Do đặc tính của củ mã thầy là tính hàn, nên chúng không phải là thực phẩm nên chọn đối với những người có thể trạng tính hư hàn với những triệu chứng như: sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng đại tiện lỏng, ăn kém tiêu…

Bởi môi trường sinh trưởng của củ mã thầy là dưới bùn lầy, nên loại củ này rất thường bị bệnh sán lá. Chính vì vậy, khi tiến hành sơ chế bạn nên lưu ý gọt thật sâu nơi cuống để có thể loại bỏ toàn bộ nơi cư trú của các ký sinh trùng đường ruột. Đồng thời, chỉ nên sử dụng các bài thuốc với củ mã thầy, ngâm rượu hoặc ép nước ép chín rồi uống.

Với bài viết: Củ mã thầy là củ gì, có tác dụng gì, trồng ở đâu ? chia sẻ trên, hi vọng giúp bạn nắm bắt rõ, có nguồn thông tin đầy đủ để hiểu rõ hơn về tác dụng, cũng như cách sử dụng loại củ này để giúp ích cho sức khỏe.

Đơn vị nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu hàng đầu Việt Nam


Củ năng thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, bù nước và giải độc

1. Chữa bệnh trĩ

Sử dụng 500 g Mã thầy [gọt vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn], Địa du 30 g sắc nhỏ lửa cùng với 150 g đường đỏ, lấy nước dùng uống mỗi ngày hai lần. Cần sử dụng liên tục trong 3 ngày để thấy hiệu quả điều trị.

Bạn đang xem: Củ năng trồng ở đâu

2. Trị băng huyết ở phụ nữ sau sinh

Sử dụng một Củ năng tồn tính, tán thành bột, dùng uống với rượu nhẹ [dưới 20 độ].

3. Chữa đái ra máu

Dùng 150 g Củ năng, Râu ngô, Rau câu, mỗi vị 30 g, sắc thành thuốc, dùng uống nhiều lần trong ngày.

4. Tiêu thũng, thanh nhiệt cơ thể

Dùng 500 g củ Mã thầy, 500 g thịt vịt nước, 30 g đường phèn, ninh nhỏ lửa, dùng ăn.

Ngoài ra, có thể dùng Mã thầy 60 g, cá Diếc 300 g nấu cùng hành, dấm, 20 g đường cát, dùng ăn trong ngày.

5. Trị chứng ho gà

Dùng Củ năng 500 g [ép lấy nước, bỏ bã], 50 g Mật ong, 10 g màng trong mề gà [sao vàng, tán thành bột mịn], 10 tỏi [ép lấy nước]. Đun sôi các vị thuốc với một lượng nước vừa đủ, chia thành 2 lần uống. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê.

6. Hỗ trợ bổ phế, ích thận

Sử dụng 100 g Củ năng, 1 đôi bầu dục lợn, 30 g đường phèn dập nát, nấu cùng 2 lít nước. Đun nhỏ lửa trong 25 phút dùng ăn khi còn nóng.

7. Hạ huyết áp, tiêu thũng, thanh nhiệt cơ thể

Dùng 100 g Củ năng, 300 g thịt lợn nạc, 200 g Rau cần xào chín. Nêm thêm đường, muối, hành dùng ăn khi còn nóng.

8. Chữa chứng nổi nhiều mụn nước

Dùng 6 Củ năng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát, trộn với lòng trắng 1 quả trứng gà. Rửa sạch vùng da bệnh, để khô tự nhiên sau đó bôi hỗn hợp lên vùng da mụn nước.

Xem thêm: Liên hệ

9. Lợi thủy, thanh nhiệt cơ thể

Dùng 60 g Củ năng, 150 g Củ cải trắng rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó nấu cùng 200 g gạo trắng thành cháo, dùng ăn khi còn nóng.

10. Trị chứng phù nề toàn thân, khát nước, táo bón, tiểu tiện khó

Dùng 20 g củ Mã thầy,30 g Lô căn [rễ Lau tươi] sắc thành nước, chia thành 2 – 3 lần dùng uống trong ngày.

11. Chữa sởi, ban trái ở trẻ em

Ngày đầu tiên, ép nước Củ năng sau đó cho trẻ uống. Khi sởi chuẩn bị mọc [hoặc khi đã mọc] dùng Củ năng nấu với cà rốt và hạt mùi dùng ăn cho đến khi sởi bay. Sau đó vài ngày vẫn tiếp tục uống nước Củ năng để tẩy độc, thanh nhiệt và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

12. Hỗ trợ tiêu hóa, sinh tân dịch, chống táo bón, cầm máu, lợi tiểu, giải độc rượu

Ăn Củ năng tươi hàng ngày hoặc ép lấy nước, phối hợp với ngó sen và Rễ cỏ tranh sắc thành nước, dùng uống hàng ngày.

13. Hỗ trợ làm mát gan, dạ dày, ruột

Dùng 1 – 2 Củ năng, loại của mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt, cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ nấu với bột đậu xanh thành chè hoặc tào phớ.

Ngoài ra, có thể hầm Củ năng với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, tiêu tích, thải bỏ độc tố.

Kiêng kỵ khi sử dụng củ Mã thầy

Mã thầy là dược liệu dạng củ, phát triển dưới đất và bùn lây do đó có nhiều côn trùng và ký sinh trùng bám vào. Vì vậy cần chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh nhiễm vi trùng.Phụ nữ mang thai không nên dùng củ Mã thầy. Phụ nữ đang có con bú tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.Khi dùng Mã thầy để điều trị, phòng ngừa ung thư nên ép nước tươi, không nên đun sôi. Bởi vì đun nóng có thể làm bay hơi các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư, do đó làm giảm hiệu quả điều trị.

Mã thầy là thực phẩm được sử dụng phổ biến như món tráng miệng thanh nhiệt, tương đối lành tính và không chứa độc. Tuy nhiên, nên sử dụng Mã thầy với liều lượng thích hợp hoặc trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề