Tại sao ăn mì lại nóng

Mì tôm được coi là món ăn quốc dân, tuy nhiên nhiều chị em sợ hãi vì ăn mì tôm nổi mụn, khiến làn da không còn mịn màng và trắng sáng.

Nếu bạn đang lo sợ ăn mì tôm nổi mụn thì Bau.vn sẽ bật mí ngay mẹo ăn mì thả ga mà vẫn có làn da mịn màng.

Vì sao ăn mì tôm nổi mụn?

Ăn mì tôm nổi mụn đã được rất nhiều “người chơi hệ mì” kiểm nghiệm. Trên thực tế, mì gói có thành phần chủ yếu là tinh bột và đạm  thực vật, khi ăn nhiều sẽ mất cân bằng dinh dưỡng. Chúng chứa nhiều muối và dầu nên gây nóng trong người dẫn đến nổi mụn.

Ngoài ra trong thành phần bột mì sau khi được chiên sẽ tạo ra một số chất dẫn tới việc khó tiêu ảnh gây ảnh hưởng đến hệ nội tiết và bài tiết làm cho cho gan sản sinh ra một số chất không tốt cũng gây nên tình trạng mụn nhiều cho chúng ta.

Không chỉ gây nóng trong, nổi mụn, ăn nhiều mì tôm còn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho hệ tiêu hóa, béo phì, tiểu đường…

Dù là thực phẩm nhanh, gọn, rẻ, chế biến được nhiều món và có sức hấp dẫn đặc biệt. Thế nhưng, mì gói vẫn được xếp vào danh sách các thực phẩm “có thù” với sức khỏe, vóc dáng và sắc đẹp.

Xóa bỏ nỗi lo ăn mì tôm nổi mụn

1. Trụng mì qua nước sôi trước khi nấu

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến ăn mì tôm nổi mụn là do được chiên dầu và tẩm nhiều gia vị. Để loại bỏ được một phần tác hại, bạn nên trụng vắt mì qua nước sôi trước khi chế biến.

2. Ăn mì tôm với rau xanh, thịt và trứng

Thành phần của mì tôm đa phần là tinh bột được chiên lên, không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Bởi vậy, khi ăn mì bạn cần có thêm thịt và trứng để có chất đạm, protein. Rau xanh để giảm sự nóng trong, khó tiêu do ăn mì. Từ đó cải thiện tình trạng mọc mụn do ăn mì.

3. Uống nhiều nước sau khi ăn mì

Uống nhiều nước lọc sau khi ăn mì có thể làm giảm bớt lượng dầu và muối có trong gói mì, nhờ đó cơ thể được làm mát. Việc tiêu hóa được dễ dàng hơn, giảm tích tụ mỡ, giảm mụn.

Bạn chỉ nên uống nước lọc hoặc trái cây. Nếu uống nước có ga hoặc nước ngọt nghĩa là bạn đang nhân đôi tác hại lên đấy!

4. Ăn trái cây sau khi ăn mì

Ăn trái cây cũng là giải pháp để ngăn ngừa mụn sau khi ăn mì gói. Trái cây có tác dụng cung cấp vitamin cho cơ thể, cung cấp nước và thanh nhiệt. Vì vậy, ăn trái cây là “lá chắn” để giảm tác hại của mì tới dạ dày và làn da.

Tuy nhiên, sau khi ăn mì 20-40 phút bạn mới nên ăn trái cây. Khi đó lượng mì đã ăn kịp được dạ dày tiêu hóa, không gây tình trạng “ứ đọng” thức ăn trong dạ dày.

Tuy có những cách để ăn mì không nổi mụn, nhưng xét về mặt sức khỏe chúng ta không nên sử dụng mì tôm thường xuyên. Thay vào đó, bớt chút thời gian để chế biến món ăn nhiều dinh dưỡng và tốt cho cơ thể.

Nguồn : bau.vn

Đi tìm thành phần gây nóng trong mì ăn liền

Mì ăn liền là một loại thực phẩm thông dụng, tiện lợi và được nhiều người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đi sâu vào tìm hiểu sẽ thấy một gói mì ăn liền hoàn chỉnh thường bao gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm:

  • Vắt mì: thành phần chính là bột lúa mì chứ không phải từ bột củ khoai mì như mọi người thường nghĩ. Màu vàng được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.
  • Gói rau sấy: hành lá, bắp ngô, cải thảo, cà rốt, bạc hà,…
  • Gói súp: muối; đường, bột ngọt, tiêu, ớt, tỏi  cùng các loại bột tôm, thịt gà, thịt heo,…
  • Gói dầu gia vị: dầu tinh luyện và trích ly tinh chất, mùi hương của hành tím, tỏi, ớt, ngò om…

Ở một số loại mì cao cấp sẽ có thêm gói thịt hầm hoặc các nguyên liệu sấy như tôm, trứng, thịt gà, thịt heo.

Theo y học hiện đại, không có thực phẩm nào là nóng hay lạnh, do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong. Đối với y học cổ truyền, thực phẩm nóng không hẳn là nguyên nhân gây nóng vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn [lạnh] và thể nhiệt [nóng] khác nhau, nên quan trọng nhất là cân bằng hàn – nhiệt với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng [75g] chứa chủ yếu là chất bột đường [40g-50g]; 13g -17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal [tương đương 15% -17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành].

Do đó, không có thành phần nào của mì ăn liền là “thủ phạm” gây nóng cho cơ thể. Chiếu theo phân nhóm thực phẩm thì mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì …được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Vì thế khi chế biến, bạn nên biến tấu, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm thuộc nhóm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

Mì ăn liền không phải là thủ phạm gây nóng

Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu như trên, mì ăn liền có thành phần tương tự như một bát bánh canh thịt gà hoặc một bát phở, nhưng rất ít người nói rằng ăn phở bị nóng trong hay mọc mụn. Có chăng là chế độ ăn của bạn chưa hợp lý và cân đối nên gây ra những sự xáo trộn quá trình chuyển hóa của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy các phản ứng như cảm giác nóng, nổi mụn, bốc hoả có nguyên nhân do đâu?

Phần lớn là do các sai lầm trong lối sống. Nhiều người chỉ thích ăn các món ăn chiên rán [chế độ ăn uống không cân đối], đi kèm đó là sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, có cồn, hút thuốc lá, thức khuya…Những sai lầm trên có thể làm rối loạn các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, tạo ra những chất gây ảnh hưởng đến cơ thể hoặc làm thay đổi hormone, gây nên những triệu chứng nóng, nổi mụn, khó chịu, mệt mỏi..

Như vậy, có thể khẳng định rằng mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây ra nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vì lo sợ mì ăn liền gây nóng, nổi mụn bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và hợp lý cùng lối sống, chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ. Đây được coi là chìa khóa để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân nóng trong người 

Video liên quan

Chủ Đề