Đánh giá về du lich cộng đồng tại an giang năm 2024

Nghiên cứu này nhằm vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng để xây dựng và triển khai mô hình thí điểm du lịch cộng đồng ở tỉnh An Giang. Từ đo , đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững tài nguyên du lịch, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương, nâng cao sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp như: khảo sát thực tế; thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, điều tra bằng bảng hỏi và xử lý dữ liệu sơ cấp với 500 mẫu, bao gồm 200 mẫu khách du lịch nội địa, 100 mẫu khách du lịch quốc tế, 200 mẫu người dân địa phương. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp tham vấn với 30 mẫu để lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lý địa phương và đại diện các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh An Giang có nguồn tài nguyên du lịch là rất đa dạng, phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế sự phát triển du lịch cộng đồng còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Trên cơ sở khảo sát thực tế và phân tích các tiêu chí, nghiên cứu đã lựa chọn huyện Tịnh Biên làm địa bàn trọng điểm để xây dựng và triển khai mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng tỉnh An Giang với sự tham gia của các hộ dân cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan và trải nghiệm cảnh quan tự nhiên và đời sống văn hóa cộng đồng, tham quan làng nghề, thưởng thức món ăn đặc sản địa phương, văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Khmer v.v… Mô hình du lịch tại huyện Tịnh Biên đã được thử nghiệm với sự tham gia của hai đoàn khách du lịch và được đánh giá khá tốt. Ngoài ra, đã có 2 đoàn khách nước ngoài đi theo gia đình đến du lịch. Bước đầu mô hình du lịch cộng đồng đã tạo niềm tin cho các hộ dân, tạo được sinh kế và thu nhập, góp phần bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới.

An Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nhất là tại hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Hiện nay, đồng bào Khmer ở An Giang còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cộng đồng.

Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở An Giang là các lễ hội như: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (lễ vào năm mới), lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà), lễ Kathina (lễ dâng y cà sa)... Với lễ hội Ok Om Bok (lễ đút cốm dẹp), du khách khi đến các phum, sóc sẽ thấy rộn ràng tiếng chày giã cốm dẹp, được trải nghiệm đốt lửa để rang nếp rồi tự giã cốm, trộn cốm với dừa, đường và thưởng thức cốm dẹp.

Nếp mới dẻo thơm hòa quyện cùng vị béo của dừa, vị ngọt của đường khiến du khách khó có thể quên đặc sản cốm dẹp... Đến với các ngôi chùa Khmer, du khách được tham quan, tìm hiểu, chiêm bái, trải nghiệm không gian nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, kết cấu bài trí trong các ngôi chùa... Đặc biệt, các chùa Khmer ở huyện Tịnh Biên còn lưu giữ nhiều bộ kinh lá buông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là loại thư tịch cổ quý hiếm khắc chữ trên lá buông bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Pali. Kinh lá buông chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer. Bên cạnh đó, đồng bào Khmer còn có cả kho tàng văn hóa dân gian và nghệ thuật cổ truyền phong phú, đa dạng, từ nghệ thuật múa dân gian, nghệ thuật rô băm đến nghệ thuật sân khấu dù kê, múa lâm thôn, biểu diễn nhạc ngũ âm... Các loại hình nghệ thuật truyền thống này được xem là kho tàng văn hóa giá trị để An Giang có thể khai thác phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Ông Nguyễn Thành Huân, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên cho biết: “Vùng đất Tịnh Biên là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thời gian qua, Tịnh Biên đã khai thác mọi tiềm năng để đẩy mạnh phát triển du lịch. Mục tiêu của huyện không dừng lại ở đó, chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, các điểm nghỉ dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú lâu dài của du khách. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng đã thiết kế những tour, tuyến kết nối với các làng nghề để giúp du khách có nhiều lựa chọn hơn thay vì đơn thuần là du lịch tâm linh hay thưởng ngoạn phong cảnh”.

Bài và ảnh: GIA UYÊN

Đánh giá về du lich cộng đồng tại an giang năm 2024

Du lịch cộng đồng bản Lác “hồi sinh”

Sau hai năm phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cũng như nhiều điểm du lịch khác trên cả nước, thời gian gần đây, các cơ sở lưu trú du lịch ở bản Lác, xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã sôi động đón khách trở lại.

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Ngày 3-10, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 854/KH-UBND Triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ “về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững” trên địa bàn tỉnh An Giang.

Đánh giá về du lich cộng đồng tại an giang năm 2024

Mục đích nhằm quán triệt, cụ thể hóa và triển khai các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đối với công tác phát triển du lịch.

Đồng thời đẩy mạnh cơ cấu ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững, trong đó: đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch, chú trọng liên kết du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, gắn với phát triển xanh, bền vững và phương châm “lấy trải nghiệm du khách làm trung tâm”. Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong phát triển du lịch, bảo đảm đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế.

Theo đó, An Giang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; chuẩn bị các điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến An Giang; tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào khu, điểm du lịch.

An Giang cũng phát triển sản phẩm và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương khai thác các tour tuyến du lịch mới.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng, phát triển khu, điểm du lịch, điểm tham quan, cơ sở ăn uống và mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch gắn với điểm thông tin tư vấn và hỗ trợ khách du lịch, kết hợp trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc trưng của địa phương. Khuyến khích sản xuất các mặt hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương có thương hiệu, tiện lợi trong việc giới thiệu và mua sắm của khách du lịch.

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.

Theo Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thực chất. Xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP.

Kế hoạch phải được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, bám sát các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch của trung ương, của tỉnh nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Các sở, ban, ngành và các địa phương chủ động phối hợp thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. Xác định rõ trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện Kế hoạch./.