Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

Bạn có muốn làm ông chủ của chính mình không?

Nếu có, bạn đang ở trong một công ty tốt đấy. Khoảng một nửa số người đi làm trưởng thành hoặc đã có doanh nghiệp riêng của mình hoặc muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng, theo khảo sát của Đại Học Phoenix tại Mỹ.

Nhưng khởi động một doanh nghiệp không dễ như vậy đâu. Có rất nhiều bước liên quan, từ việc bắt đầu với một ý tưởng kiếm tiền cứng cựa để gọi vốn, tạo một thương hiệu, quảng cáo, và còn nhiều thứ nữa. Đại Học Phoenix cho biết rằng một phần ba các chủ doanh nghiệp mục tiêu nói rằng họ chậm lại vì cần nhiều giáo dục và đào tạo hơn, hoặc vì họ không biết đủ về cách điều hành một doanh nghiệp.

Vì vậy trong hướng dẫn này, tôi sẽ giải thích mọi bước liên quan đến việc thành lập một doanh nghiệp, từ ý tưởng ban đầu xuyên suốt đến khi ra mắt doanh nghiệp. Theo dõi tới cuối bài viết, bạn sẽ có một ý tưởng rõ ràng hơn về những gì liên quan đến việc thiết lập doanh nghiệp và làm thế nào bạn có thể bắt đầu. Đó là một đề tài lớn, vì vậy tôi sẽ liên kết đến các bài hướng dẫn khác nữa nói chi tiết hơn về các lĩnh vực cụ thể.

Dĩ nhiên, mọi doanh nghiệp đều khác nhau. Dựa trên loại công ty bạn đang khởi đầu, bạn có thể bỏ qua vài bước trong số này (ví dụ, nếu nó là doanh nghiệp trực tuyến làm việc tại nhà, bạn không cần tìm một địa điểm và có thể không cần thuê nhân viên). Bạn cũng có thể quyết định hoàn thành các bước này theo một thứ tự khác. Hãy nghĩ về điều này như một mẫu chung chung cho việc khởi động một doanh nghiệp, và cứ tự do điều chỉnh nó cho phù hợp với các yêu cầu cụ thể của riêng bạn.

Vậy nếu bạn đã sẵn sàng để học xem làm thế nào để khởi động doanh nghiệp của riêng mình, chúng ta bắt đầu thôi!

1. Tìm một ý tưởng

Điều đầu tiên bạn cần khi muốn bắt đầu doanh nghiệp là một ý tưởng tốt. Thậm chí cả khi bạn đã có gì đó trong đầu, đừng bỏ qua phần này: bạn không chỉ cần một ý tưởng, mà là ý tưởng tốt.

Rốt cuộc, nghiên cứu tại cả Mỹ và Anh đều cho thấy rằng khoảng một nửa các doanh nghiệp mới thất bại trong 5 năm đầu tiên. Có rất nhiều nguyên nhân cho điều đó, nhưng một nguyên nhân quan trọng là rất nhiều người khởi nghiệp không tìm được ý tưởng đúng đắn.

Vậy điều gì tạo nên một ý tưởng tốt?

Vâng, nó không nhất thiết phải là thứ gì đó hoàn toàn mới (mặc dù như vậy thì tuyệt quá!). Điều thực sự cần là nó phải tốt hơn kiểu gì đó so với mấy thứ đã có sẵn trên thị trường.

Ví dụ, bạn muốn mở một quán cà phê ở thành phố của bạn. Chả có gì mới về chuyện đó cả, nhưng nó vẫn có thể là một ý tưởng kinh doanh không tồi nếu bạn tinh chỉnh nó một chút để tìm ra một góc độ mới.

Nghĩ xem: nếu đã có 5 quán cà phê trong khu vực và bạn muốn mở thêm cái nữa, tại sao người ta phải trở thành khách hàng của bạn? Để có hiệu quả, quán của bạn phải cung cấp thứ gì đó khác biệt với những quán khác. Có thể nó dựa trên một ý tưởng kỳ quặc, một thiết kế đột phá, một địa điểm tuyệt vời, hoặc có những đồ ăn thức uống mà người ta không thể tìm được ở đâu khác.

Bạn cũng cần cân nhắc liệu mình có phải người phù hợp cho công việc đó không. Bạn có kỹ năng cụ thể nào mà người khác không có? Có thể bạn biết làm món sinh tố xoài tuyệt nhất – hoặc có thể bạn đủ am hiểu để mướn được người làm sinh tố xoài giỏi nhất làng.

Và bạn có đủ nhiệt huyết cho ý tưởng này không? Liệu nó có làm bạn hào hứng đến mức sẵn lòng làm việc 27 giờ một ngày để khiến nó thành công?

Bài hướng dẫn này về việc lên ý tưởng khởi nghiệp cung cấp một khung sườn tốt để bạn tìm được ý tưởng kinh doanh vững chắc:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Khởi nghiệp

    Làm thế nào để tìm ra ý tưởng khởi nghiệp đáng để theo đuổi

    Eddie Earnest

Nó sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi kiểu như:

  1. Bạn thực sự đam mê điều gì?
  2. Cái giá phải trả nằm ở đâu?
  3. Những nỗi đau đó hiện đang được xoa dịu thế nào?
  4. Liệu có thể làm nhanh hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn không?
  5. Bạn có thể làm nhanh hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn không?

Hãy dành thời gian cho bước này, nghĩ xuyên suốt thật cẩn thận. Bạn chưa cần phải biết tất cả mọi thứ - chúng ta sẽ nghiên cứu nhiều hơn ở các bước sau – nhưng bạn cần có một ý tưởng cơ bản về thứ bạn muốn làm và vì sao nó đáng để thử.

Một khi bạn đã có gì đó thỏa hết các điều kiện, hãy đi đến bước sau.

2. Xác định thị trường mục tiêu

Một doanh nghiệp cần khách hàng như cơ thể cần thức ăn vậy. Ngay từ đầu, bạn cần hiểu những khách hàng đó thường là ai, và họ sẽ đến từ đâu. Nếu không doanh nghiệp của bạn sẽ sớm thiếu các nguồn lực.

Vì vậy bước tiếp theo là xác định “thị trường mục tiêu” – khách hàng mà doanh nghiệp của bạn sẽ phục vụ - và để tìm ra điều họ muốn, cũng như cách bạn có thể mang đến điều đó cho họ.

Ví dụ, bạn đang chuẩn bị mở studio thiết kế web. Khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Một công ty lớn ư, có thể chứ? Một doanh nghiệp địa phương nhỏ? Hay có thể bạn hứng thú với việc thiết kế các trang web cho những freelancer làm việc cá nhân. Có thể có một lĩnh vực cụ thể bạn muốn làm việc chuyên sâu – thiết kế các trang portfolio cho các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia, chẳng hạn.

Trong mỗi trường hợp, toàn bộ cách tiếp cận để có và giữ khách hàng sẽ rất khác biệt. Vì vậy bạn cần làm rõ ai sẽ là khách hàng lý tưởng của mình. Cố gắng cụ thể hết mức có thể - thậm chí bạn có thể đặt một cái tên hư cấu cho khách hàng lý tưởng của mình, và mô tả con người đó hay công ty đó thật chi tiết, để bạn thực sự hiểu rõ họ muốn gì, những vấn đề của họ, và cách thức bạn có thể cung cấp dịch vụ cho họ.

Để hiểu thị trường mục tiêu của bạn, bạn cần làm thêm vài nghiên cứu. Hãy xem qua hướng dẫn này, liên quan đến việc xác định và bán hàng cho khách hàng mục tiêu:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Làm việc tự do

    Làm thế nào để biết chính xác khách hàng mục tiêu muốn gì – rồi bán chúng cho họ.

    Celine Roque

Nó cho bạn những gợi ý về cách thực hiện khảo sát trực tuyến về khách hàng mục tiêu, và những câu hỏi cần hỏi. Bạn cũng sẽ muốn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xem họ đang phục vụ khách hàng mục tiêu của bạn thế nào, và làm cách nào để làm tốt hơn nữa.

3. Viết một kế hoạch kinh doanh

Bước tiếp theo là dùng kết quả nghiên cứu của bạn để lên kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này sẽ cho bạn sự minh bạch về nơi công ty của mình hướng tới, cũng như chuyện khách hàng và tiền sẽ đến từ đâu, và nó cũng hữu dụng nếu bạn cần gọi vốn hay hấp dẫn nhà đầu tư (chúng ta sẽ thảo luận chuyện này sau).

Bạn sẽ tìm ra vài bài báo khuyên, đặc biệt trong thế giới biến chuyển nhanh của các công ty khởi nghiệp về công nghệ, rằng kế hoạch kinh doanh là thứ không cần thiết. Lý lẽ biện hộ chủ yếu có vẻ là mọi thứ thay đổi nhanh quá, cho nên chuyện đột phá và thử nghiệm thì quan trọng hơn là trói buộc bản thân vào một kế hoạch cố định.

Cứ gọi tôi là gã cổ hủ đi, nhưng khởi đầu chuyện làm ăn mà không có kế hoạch kinh doanh khiến tôi giật bắn như công thức chắc chắn cho một thảm họa vậy đó. Vâng, dĩ nhiên mọi thứ đều sẽ thay đổi, và thực tế có thể không phù hợp với kế hoạch của bạn, cho dù bạn đang sống trong thế giới điện toán đám mây hay sinh tố xoài. Nhưng một kế hoạch kinh doanh chưa bao giờ hướng tới việc tạo ra một tập hợp cố định những lời cam kết trói buộc bạn mọi lúc mọi nơi. Nó là một kiểu chất lỏng, một tài liệu sống như đã thảo luận trong bài hướng dẫn này, từ loạt bài Khởi động Doanh nghiệp trực tuyến Vi mô của bạn:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tinh thần kinh doanh

    Mẫu kế hoạch kinh doanh linh hoạt cho doanh nghiệp vi mô của bạn

    Skellie

Vậy thay vì chả có kế hoạch kinh doanh gì cả, tốt hơn là bạn nên có một kế hoạch, rồi cập nhật nó thường xuyên.

Làm thế nào để bạn viết được một kế hoạch kinh doanh? Bạn có dùng mẫu kế hoạch kinh doanh nếu muốn, và cứ thêm các chi tiết vào thôi. Hoặc bạn có thể làm từ con số 0, dùng định dạng của riêng mình và viết theo kiểu bựa nhất mà bạn muốn.

Nội dung có thể khác biệt, nhưng đây là 7 phần mấu chốt cần có, theo Liên đoàn Quốc gia các Doanh nghiệp Độc lập:

  1. Tóm tắt thực thi
  2. Mô tả công ty
  3. Sản phẩm/dịch vụ
  4. Phân tích thị trường
  5. Chiến lược và áp dụng
  6. Đội ngũ quản lý và tổ chức
  7. Kế hoạch tài chính và dự toán

4 phần đầu nên bắt nguồn từ các nghiên cứu bạn đã thực hiện: chúng là mấu chốt để mô tả ý tưởng của bạn, chuyện doanh nghiệp của bạn sẽ trông thế nào, và sản phẩm hay dịch vụ nào bạn sẽ cung cấp cho khách hàng nào.

Bạn có thể chưa hoàn toàn rõ ràng về kế hoạch của mình, nhưng đừng lo – như tôi đã nói, đây là một tài liệu sống. Cứ viết cái bạn có bây giờ đi đã, và cập nhật nó khi bạn tiến triển và minh bạch hơn. Tương tự vậy với đội ngũ tổ chức và quản lý, có mỗi mình bạn cũng tạm ổn, hoặc nếu bạn không biết phải thuê thêm ai. Cứ xem kế hoạch kinh doanh như bản nháp được liên tục cập nhật khi bạn có thêm nhiều thông tin.

Và với kế hoạch tài chính, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong phần sau.

4. Tạo một mô hình tài chính

Như bạn vừa thấy, một mô hình tài chính là một phần của kế hoạch kinh doanh, nhưng tôi quyết định chia nhỏ nó thành nhiều bước vì vài lý do.

Đầu tiên, có một mô hình tài chính là bước mấu chốt. Theo nghiên cứu của Đại Học Phoenix mà tôi nhắc đến trước đây, “thiếu nguồn tài chính đầy đủ” là rào cản hàng đầu của việc sở hữu doanh nghiệp, được đồng ý bởi khoảng 67% người trả lời khảo sát. Một mô hình tài chính tốt có thể giúp bạn tạo ra sự chuyển đổi từ công việc hiện tại đến vị trí là một chủ doanh nghiệp. Nó có thể cho bạn thấy bạn cần đầu tư bao nhiêu và bao lâu thì có thể trông chờ sự hòa vốn.

Và thứ hai, tôi biết rằng nhiều người sẽ bỏ qua chuyện viết kế hoạch kinh doanh, vì vậy tôi không muốn họ bỏ qua cả mô hình tài chính nữa. Nếu bạn chả muốn làm gì liên quan tới lập kế hoạch hết, ít ra hãy tạo một mô hình tài chính – cơ bản thôi cũng được.

Nếu bạn không phải kiểu người của con số, đừng lo – tôi hỗ trợ bạn với những bài hướng dẫn của tôi, dắt bạn đi từng bước trong việc làm thế nào để tạo ra mô hình tài chính cho doanh nghiệp của bạn:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Lập kế hoạch

    Từ ý tưởng đến hòa vốn: Làm thế nào để tạo ra mô hình tài chính cho doanh nghiệp của bạn

    Andrew Blackman

Trong hướng dẫn này, tôi chia nhỏ tất cả các bước cần thiết để tạo ra một mô hình tài chính, tôi cũng chuẩn bị cho bạn một mẫu Excel siêu đơn giản dể làm theo nữa.

Về cơ bản, nó liên quan tới mấy thứ này đây:

  • Dùng thông tin từ kế hoạch kinh doanh của bạn để đưa ra vài giả định xem mức lợi nhuận bạn có thể kiếm được là bao nhiêu.
  • Liệt kê tất cả những thứ bạn cần đầu tư, và cộng tất cả lại để tính toán chi phí khởi nghiệp.
  • Dùng một công thức đơn giản để tính toán điểm hòa vốn.

Cũng như với kế hoạch kinh doanh, mô hình tài chính hiếm khi chính xác 100%: bạn là một doanh nhân, không phải thầy bói.  Vì vậy cứ đưa ra giả định tốt nhất bạn có thể ở giai đoạn này, hình dung một chút về điểm bạn đang hướng đến, và tiếp tục tinh chỉnh, cập nhật khi bạn tiếp tục hành động.

Và nếu bạn không có đủ tiền để khởi nghiệp ngay lập tức, đừng tuyệt vọng: tôi có một phần ở sau liên quan đến việc gọi vốn cho doanh nghiệp.

5. Chọn một cái tên

Mọi thứ chúng ta làm đến thời điểm này chỉ là sơ bộ. Chúng ta về cơ bản đã tinh chỉnh ý tưởng kinh doanh và đảm bảo rằng nó ít ra cũng qua được các thử nghiệm cơ bản: bạn cung cấp một dịch vụ hay sản phẩm gì đấy mà người ta muốn, và ít ra bạn nhìn thấy trên lý thuyết, một cách để kiếm tiền từ nó.

Nếu bạn đâm đầu trúng một trở ngại nào đó cho tới lúc này, hãy quay lại, tinh chỉnh ý tưởng hoặc đưa ra một ý tưởng mới. Nhưng nếu bạn đã thấy ổn để bắt đầu, hãy bắt đầu thêm da đắp thịt cho ý tưởng của chúng ta.

Bước đầu tiên là đưa ra một cái tên. Chuyện này nghe có vẻ đơn giản, nhưng có nhiều thứ cần cân nhắc lắm, từ chuyện cái tên nghe thế nào đến việc nó có hoạt động tốt online hay không, và cách nó phản ánh hình ảnh mà bạn muốn khắc họa.

Để tìm hiểu toàn bộ quy trình, hãy xem qua loạt bài về đặt tên doanh nghiệp của tôi, liên quan đến quy trình đặt tên, kiểm tra trùng lặp, thử nghiệm nó, và quyết định dựa trên checklist các yếu tố chủ chốt. Bạn có thể bắt đầu bằng cách làm theo hướng dẫn này:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tiếp thị

    Làm thế nào để chọn cái tên đúng cho doanh nghiệp của bạn.

    Andrew Blackman

6. Tạo một thương hiệu

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bước này đến quá sớm. Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyện làm thương hiệu với marketing, và nghĩ rằng nó là chuyện chọn lựa từ ngữ. Vài người khác nghĩ nó chỉ là chuyện thiết kế logo. Không phải vậy đâu.

Thương hiệu của bạn, khá đơn giản, là lời hứa bạn đưa ra với khách hàng. Đó là giá trị bạn sẽ dựa vào đó để vận hành, loại trải nghiệm bạn muốn mang đến cho người khác, loại uy tín bạn muốn xây dựng.

Julia Melymbrose, người đồng sáng lập studio sáng tạo Chocolate & Caviar, viết một bài hướng dẫn về việc tạo nên một thương hiệu kinh doanh tự do có lợi nhuận, trong đó cô khuyên rằng nên quyết định thương hiệu của bạn dựa trên 3 yếu tố chính: dự định, cá tính, và mục đích. Cô cũng cung cấp một worksheet miễn phí về làm thương hiệu.

Một thương hiệu cũng có một thành phần trực quan, giúp củng cố hình ảnh bạn đã quyết định. Một lựa chọn đặc biệt về màu, kiểu chữ và đường nét có thể giúp tạo ra hình ảnh và cá tính thương hiệu bạn muốn: vui nhộn và kỳ quặc, trách nhiệm và đáng tin, hay bất kỳ thứ gì. Để hiểu thêm chi tiết, xem bài hướng dẫn của chuyên gia tư vấn thương hiệu Grace Fussell về việc tạo ra hướng dẫn thương hiệu riêng của bạn.

Bạn cũng có thể cần in cả danh thiếp và bộ nhận diện thương hiệu ở giai đoạn này, nhưng chỉ khi bạn đã chắc chắn về thương hiệu của mình. Nếu bạn nghĩ nó có thể thay đổi, cứ thoải mái giữ lại bước này một lúc đã!

7. Xây dựng một website

Giờ thì bạn đã tạo nhận diện thương hiệu cho mình, đã đến lúc thông báo nó cho cả thế giới. Thậm chí nếu bạn bắt đầu với một cửa hiệu nhỏ xíu, khách hàng vẫn sẽ trông đợi việc bạn có một trang web ngày nay – và cả nhà cung cấp cũng vậy, các đối tác kinh doanh tiềm năng, nhà đầu tư và bất kỳ ai khác mà bạn cần giao thiệp.

Có vài cách tiếp cận khác nhau bạn có thể chọn, và dùng cách nào tùy thuộc vào ngân sách của bạn thôi, cả giai đoạn phát triển kinh doanh và thương hiệu, cấp độ chuyên môn về kỹ thuật và thiết kế nữa.

Nếu bạn có chút xíu kỹ thuật bạn có thể mua và cài đặt theme website giá rẻ cho mình dựa trên các chức năng bạn muốn website của mình sở hữu, như khả năng chuyển khoản, xây dựng danh sách email hay tích hợp mạng xã hội.

Các tùy chọn trình duyệt là một cách tuyệt vời để thắp sáng trí tưởng tượng hết mức có thể. Hoặc bắt đầu ngay lập tức với bộ sưu tập các theme WordPress tuyệt vời này.

Nếu bạn cần người giúp đỡ hoặc một lối tiếp cận dành riêng hơn, bạn có thể thuê một nhà thiết kế hoặc phát triển web để tùy chỉnh danh thiếp kỹ thuật số của mình.

Nếu bạn cần website của mình thành lập càng nhanh càng tốt, và không quen việc có quá nhiều thành phần nổi tiếng, bạn cũng có thể muốn dùng một trang xây dựng web cơ bản hơn (như những trang được khuyến nghị trong bài viết bên dưới):

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Làm việc tự do

    Nguồn tài nguyên tốt nhất để khởi động trang web freelance của bạn ngay hôm nay

    Tara Hornor

Nếu bạn đã có một ý tưởng rõ ràng về thương hiệu kinh doanh và các tính năng bạn cần trên website, việc thuê một nhà thiết kế web chuyên nghiệp có thể là lựa chọn tốt. Hoặc, nếu bạn thoải mái với lối tiếp cận tự - làm – hết, bạn có thể thiết lập một trang web dùng WordPress hay một CMS tương tự, thiết kế từ con số 0 hay chọn một theme WordPress phù hợp với loại trang web bạn muốn cũng được.

8. Xử lý sự quan liêu

Khởi động một doanh nghiệp có thể rất vui, nhưng tôi phải thừa nhận là bước này không phải mấy phần vui vẻ đó. Khi bạn thành lập một doanh nghiệp, bạn cần chú ý tới bất kỳ điều khoản luật pháp hay quy chế nào được áp dụng. Bạn có thể cần đăng ký kinh doanh với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, bạn có thể cần các chứng nhận hoặc giấy phép nhất định, và có thể còn nhiều công việc hành chính khác phải làm nữa.

Vì Envato Tuts+ là một trang toàn cầu và các quy định khác nhau nhiều ở từng quốc gia, rất khó để nói chi tiết ở đây. Một ví dụ ngắn là, tại Mỹ hầu hết các doanh nghiệp cần đăng ký với IRS để có số đăng ký nhà tuyển dụng và có thể cần đăng ký với cơ quan nhà nước nữa. Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ có các thông tin về các điều khoản, quy định luật kinh doanh khác có thể được áp dụng, cũng như các chứng nhận, giấy phép cấp tiểu bang hoặc liên bang khác mà bạn cần.

Trên tất cả, bạn cũng nên nghĩ về cấu trúc pháp chế đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, và loại bảo hiểm kinh doanh nào bạn cần, như được liệt kê trong những hướng dẫn sau:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Lập kế hoạch

    Cấu trúc pháp chế nào là đúng cho doanh nghiệp của bạn?

    Andrew Blackman

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Bảo hiểm

    Làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp của bạn với loại bảo hiểm đúng.

    Andrew Blackman

9. Gọi vốn

Hãy rở lại với điều hay ho. Hãy nói về cách gọi vốn!

Trở lại phần 4 chúng ta đã tạo ra một mô hình tài chính cho công ty mới của chúng mình. Nhưng lỡ như chuyện thực tập cho thấy rằng bạn không có đủ tiền để bắt đầu kinh doanh thì sao?

Đừng lo lắng – nó chẳng có gì lạ. Người ta cứ mở công ty mới suốt đấy thôi, và không phải ai trong số họ cũng có sẵn hũ vàng trong túi. Có vài chiến lược bạn có thể dùng nếu có chênh lệch giữ mức tiền bạn có và mức tiền bạn nghĩ mình sẽ cần.

Một lựa chọn đặc biệt phổ biến với các doanh nghiệp trực tuyến dựa chủ yếu trên dịch vụ là “bootstrap”, nghĩa là giữ chi phí siêu thấp và xây dựng một doanh nghiệp khả thi nhanh chóng với mức đầu tư tối thiểu. Để tìm hiểu thêm về điều đó, hãy đọc hướng dẫn này về tự thúc đẩy doanh nghiệp trực tuyến của bạn.

Nhưng thậm chí nếu bạn muốn khởi động một công ty truyền thống hơn đòi hỏi mức đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở, nguyên liệu thô và các thứ khác, bạn vẫn có vài lựa chọn khác để gọi vốn. Tôi viết qua về tất cả chúng trong loạt bài về gọi vốn doanh nghiệp của tôi:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tài chính

    Cấp vốn cho một doanh nghiệp bằng tiền túi của bạn

    Andrew Blackman

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tài chính

    Mượn tiền để cấp vốn doanh nghiệp

    Andrew Blackman

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tài chính

    Gọi vốn cho doanh nghiệp của bạn qua góp vốn cộng đồng

    Andrew Blackman

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tài chính

    Làm thế nào các nhà đầu tư tiềm năng có thể góp vốn cho doanh nghiệp của bạn

    Andrew Blackman

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Tài chính

    Làm thế nào để gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm

    Andrew Blackman

Loạt bài cũng bao gồm nội dung về cổ phần tư nhân và IPO, nhưng những lựa chọn cấp vốn đó phù hợp với các doanh nghiệp đã phát triển hơn những công ty khởi nghiệp mới.

10. Xây dựng và thử nghiệp sản phẩm/ dịch vụ đầu tiên của bạn

Trước khi làm thật và bắt đầu bán sản phẩm/ dịch vụ ra thế giới, một ý tưởng tốt là nên thử nghiệm ở quy mô nhỏ cái đã.

Làm theo cách này có thể giúp bạn xác định bất kỳ vấn đề nào và sửa chữa chúng từ sớm, trước khi bạn tốn cả đống tiền sản xuất quy mô lớn, và trước khi bạn gặp rủi ro tổn thất uy tín trên diện rộng hơn.

Bạn có thể đọc thêm về cách để thúc đẩy công việc trong các hướng dẫn xây dựng sản phẩm linh hoạt sau, tập trung vào các khái niệm như phát triển linh hoạt, phát triển sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP), và nguyên tắc khởi nghiệp tinh giản:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Khởi nghiệp

    Cách linh hoạt và tinh giản để xây dựng sản phẩm đầu tiên của bạn

    Andrew Blackman

Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc tương tự cho cả doanh nghiệp dịch vụ. Nếu bạn đang thiết lập một studio nhiếp ảnh, chẳng hạn, hãy chụp ảnh miễn phí cho một số lượng người hạn chế để đổi lấy những phản hồi trung thực Thậm chí cả khi bạn tự tin vào kỹ năng của mình, có thể có gì đó trong quy trình hoàn thành một chuyên môn nào đó mà bạn cần làm rõ ra.

Chìa khóa đến thành công của quy trình này là học hỏi vào điều chỉnh. Hãy giữ câu thần chú “xây dựng, đo lường, học hỏi” luôn trong tâm trí, và đảm bảo rằng bạn cho sản phẩm/ dịch vụ của mình một thử nghiệm xuyên suốt, và rằng bạn luôn cởi mở trước việc thay đổi chúng nếu cần trước khi giới thiệu chúng đến thế giới rộng lớn hơn.

11. Tìm một địa điểm

Nếu bạn bắt đầu một doanh nghiệp trực tuyến, bước này có thể không cần với bạn. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp thực sự cần một địa điểm vật lý, và tìm địa điểm đúng là một bước quan trọng.

Thế nào là đúng phụ thuộc vào loại doanh nghiệp của bạn. Nếu đó là doanh nghiệp bán lẻ phụ thuộc mạnh vào các giao dịch mua bán theo thời điểm, một vị trí đắc địa có thể tạo ra khác biệt cực lớn về doanh số. Trong trường hợp đó, có thể việc chi nhiều hơn để thuê một không gian có dòng người lớn và ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều rất đáng để làm.

Nếu, mặt khác, bạn chỉ cần một văn phòng hoặc một không gian để sản xuất và chứa sản phẩm để bán trực tuyến hay qua các kênh khác, vậy có lẽ bạn nên bỏ qua các địa điểm hợp thời và tiết kiệm tiền bằng cách thuê một building cũ hơn hay một vị trí hẻo lánh hơn.

Trong cả hai trường hợp, có rất nhiều yếu tố khác cần cân nhắc, bao gồm cả việc liệu bạn có không gian để phát triển trong tương lai hay không, bạn có khả năng hấp dẫn nhân sự đến làm việc ở đó hay không, bạn ở gần cỡ nào với các nhà cung cấp, thuế má, quy định pháp luật địa phương thế nào, đại loại thế. Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ có cung cấp các gợi ý rất hữu dụng.

12. Thuê nhân viên nếu cần

Đây là một bước nữa không áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Nếu bạn hạnh phúc với việc thiết lập một quy trình một người ở bước đầu, cứ thoải mái bỏ qua bước này. Nhưng nếu bạn cần thuê nhân viên, đây thường là một bước khá khó khăn.

Ví dụ, có rất nhiều quy định bạn cần tuân thủ khi trở thành một nhà tuyển dụng, như cần phải có đúng loại bảo hiểm, thiết lập phù hợp về thuế thu nhập, và cung cấp một môi trường làm việc an toàn. Có những quy luật về cả những thứ bạn có thể hỏi trong vòng phỏng vấn nữa.

Hãy đọc hướng dẫn này về việc thuê nhân viên đầu tiên của mình để tìm hiểu thêm về các đề tài này, và để có vài gợi ý trong việc tìm đúng người, phỏng vấn và đưa ra đề nghị công việc.

13. Thiết lập tài khoản của bạn

Giữ những ghi chép tài chính chính xác là một yêu cầu cơ bản trong chuyện làm ăn. Không thể làm được điều này có thể khiến bạn gặp rắc rối với cơ quan thuế, và trong bất kỳ trường hợp nào nó cũng là một thông lệ làm ăn tệ - nếu bạn không có một bức tranh chính xác, rõ ràng về dòng tiền chảy vào và chảy ra khỏi công ty bạn, bạn không thể đưa ra quyết định đúng cho sức khỏe và sự phát triển của nó.

Cũng may, đây không phải một bước quá khó. Có hàng loạt các hệ thống phần mềm và ứng dụng kế toán ngoài kia, như QuickBooks, FreshBooks, NetSuite và Xero, chỉ kể tên vài cái thôi đấy. Rất nhiều trong số chúng có bản thử nghiệm miễn phí, vì vậy cứ xem qua một vòng và xem cái nào tốt nhất cho bạn.

Tôi cũng có viết một hướng dẫn tên là Bookkeeping 101 để giới thiệu cho bạn các điều cơ bản về nguyên tắc kế toán hai chiều và chuẩn bị báo cáo tài chính:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Kế toán

    Bookkeeping 101: Điều bạn cần biết để điều hành doanh nghiệp của mình

    Andrew Blackman

Cũng có một phiên bản hướng dẫn khác nhắm đến các freelancer, bỏ qua các lý thuyết kế toán và chỉ tập trung vào những gì hết sức tối thiểu mà bạn cần biết về việc ghi chép các giao dịch kinh doanh.

14. Thông báo rộng rãi thông tin

Có nhớ phần đầu, tôi đã nói doanh nghiệp cần khách hàng như cơ thể cần đồ ăn vậy? Tốt thôi, đây là điểm chúng ta bắt đầu kéo khách hàng vào.

Có một ý tưởng tốt, một thương hiệu tuyệt vời, một website và một sản phẩm đầu tiên thật cứng là bước khởi đầu tuyệt hảo, nhưng để bắt đầu có doanh số, bạn phải nói cho người ta biết về tất cả những thứ đó.

Cũng may, bạn có vài lựa chọn.

Xây dựng một danh sách email là bước đầu tiên xuất sắc – hãy đọc loạt bài này viết về email marketing để có hướng dẫn toàn diện về việc tại sao email marketing lại quan trọng, làm thế nào bạn có thể xây dựng danh sách email, và làm thế nào để bạn có thể tận dụng nó tốt nhất bằng việc gửi đi những email hiệu quả khuyến khích người ta cởi mở và hành động.

Bạn cũng có thể dùng quảng cáo trả phí, thông qua các dịch vụ như Google Adwords hay các mạng xã hội như Facebook. Để biết thêm, xem hướng dẫn về việc viết một quảng cáo Adwords hấp dẫn, hoặc cái này cho việc marketing trực tuyến dựa trên địa điểm. Và cũng có nhiều loạt video khác về việc marketing doanh nghiệp mới của bạn.

Đừng quên cả những phương pháp truyền thống hơn nhé, như xây dựng mạng lưới mặt đối mặt, cộng tác với các công ty địa phương khác, được liệt kê trong các doanh mục, viết cho các ấn phẩm địa phương và nhiều thứ khác. Tôi viết về những thứ này trong một hướng dẫn về các cách thức không dựa trên internet để lôi kéo khách hàng địa phương:

  • Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn
    Để bắt đầu một doanh nghiệp Làm sao khách hàng biết đến bạn

    Làm việc tự do

    Làm thế nào để có khách hàng địa phương cho doanh nghiệp freelance

    Andrew Blackman

Cuối cùng, một trong những cách tốt nhất để tạo liên hệ là để ai đó làm điều đó cho bạn. Người ta bị bao vây bởi quảng cáo và tự tiếp thị suốt ngày, một cách tự nhiên họ sẽ đề phòng nó, nhưng một đề cập trung thực từ một tờ báo, blog hay các phương tiện truyền thông tin cậy khác sẽ cho doanh nghiệp non trẻ của bạn một mức tin cậy mới. Hãy tìm hiểu thêm về việc khiến các phóng viên viết về công ty của bạn.

15. Khai trương!

Bước cuối, dĩ nhiên rồi, là khai trương.

Đây là thời cơ hoàn hảo để tạo ra vài mối quan tâm xoay quanh công ty mới của bạn với một sự kiện hoặc khuyến mãi Luôn nhớ rằng dù việc khai trương doanh nghiệp là quan trọng với bạn, nó sẽ chẳng nhận được hứng thú của nhiều người khác, vì vậy để người ta hứng thú hơn có thể bạn cần cho họ chút động lực

Cân nhắc việc chạy một chương trình tặng kèm hấp dẫn, hay cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của bạn ở mức chiết khấu lớn trong ngày khai trương. Hãy nghĩ xem điều gì sẽ khiến bạn ghi nhớ một trang web, hoặc tweet về nó hay chia sẻ nó qua email. Bạn có thể cung cấp cho người ta cái gì để họ phấn khích về việc khai trương của bạn?

Một sự kiện khai trương có thể là cách tuyệt vời để gặp gỡ mọi người, hấp dẫn thêm khách hàng tiềm năng, và thu hút sự chú ý nữa. Nó có thể là thứ gì đó rẻ và vui vui tại cửa hàng của bạn hoặc một địa điểm địa phương, hoặc bạn có thể cố tạo ra một bất ngờ lớn bằng cách ra mắt tại một hội thảo công nghiệp hay các sự kiện lớn và cố gắng bắt được vài khách tham dự. Bạn có thể đọc thêm về cách tạo ấn tượng ban đầu cho bước khai trương khởi nghiệp của bạn trong hướng dẫn này.

Kết luận

Đã xong! Chúng ta đã đi qua tất cả các bước liên quan đến việc khởi động một doanh nghiệp, từ ý tưởng ban đầu xuyên suốt đến ngày khai trương.

Dĩ nhiên, ngay khai trương chỉ là sự khởi đầu: duy trì một doanh nghiệp dài hạn là một chủ đề liên quan khác nữa. Nhưng với hướng dẫn này và các tài liệu thêm khác mà tôi đã dẫn link xuyên suốt trong bài, bạn có thể đặt một nền móng vững chắc cho doanh nghiệp mới và tự cho mình cơ hội tốt nhất để thành công.

Để tổng hợp lại, dưới đây là các bước chính:

  1. Bắt đầu với một ý tưởng.
  2. Xác định thị trường mục tiêu của bạn.
  3. Tạo ra một kế hoạch kinh doanh.
  4. Tạo ra một mô hình tài chính.
  5. Chọn một cái tên.
  6. Tạo một thương hiệu.
  7. Xây dựng một trang web.
  8. Xử lý sự quan liêu
  9. Gây quỹ.
  10. Xây dựng và thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên của bạn.
  11. Tìm một địa điểm.
  12. Thuê nhân viên nếu cần thiết.
  13. Thiết lập tài khoản của bạn.
  14. Thông báo rộng rãi thông tin.
  15. Khai trương!

Tôi hy vọng bạn thấy hướng dẫn này hữu ích để bắt đầu một doanh nghiệp. Vui lòng chia sẻ câu chuyện thành công của bạn hoặc lời khuyên bằng cách bình luận vào phần dưới đây hoặc trên diễn đàn Envato community.

Tín dụng đồ họa

Biểu tượng Tòa nhà được thiết kế bởi Ronald Vermeijs từ dự án Noun.