De cương và đáp an môn Triết học

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

oQCND là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi

của các cuộc cách mạng xã hội và những chuyển biến của đời sống

xã hội. Không có cách mạng hay cải cách nào thành công nếu

không có sự tham gia của QCND.

Xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt

động tinh thần, QCND luôn đóng vai trò quyết định trong

lịch sử và là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử.

Ý nghĩa: QCND là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, là động lực phát

triển của lịch sử trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải luôn xuất phát

từ ý chí, nguyện vọng, mục đích và lợi ích của QCND.

Phê phán quan điểm sai lầm về QCND

oQuan điểm của CN duy tâm: Lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa,

các vĩ nhân, những người đặc biệt có tài cao, sức lớn điều khiển.

QCND chỉ là phương tiện, chịu sự điều khiển của những người đặc

oQuan điểm Tôn giáo,Thần học: Lịch sử vận động của xã hội là do

Thượng đế, Chúa trời sắp đặt, các cá nhân buộc phải tuân thủ ý chí

tối cao. Số phận con người do Thần linh, Thượng đế, đấng tối cao

1. Nội dung định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, ý nghĩa khoa học của nó?

See also  Bài tập xác suất thống kê - đại học - có lời giải

2. Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức, ý nghĩa của nó?

3. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?

4. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này?

5. Nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này?

6. Nội dung, ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

7. Nội dung, ý nghĩa của quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại?

8. Phạm trù cái chung và cái riêng, ý nghĩa phương pháp luận?

9. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và ý nghĩa trong việc khắc phục bệnh giáo điều?

10. Biện chứng của quá trình nhận thức?

11. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ý nghĩa phương pháp luận?

12. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa phương pháp luận?

13. Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên?

14. Quan điểm của triết học Mác Lênin về bản chất con người. Ý nghĩa phương pháp luận.

15. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tài liệu "Đáp án đề cương thi triết học" có mã là 544029, file định dạng doc, có 10 trang, dung lượng file 171 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu chuyên ngành > Các Môn Đại Cương > Triết Học. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Đáp án đề cương thi triết học

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Đáp án đề cương thi triết học để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 10 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Đáp án đề cương thi triết học

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC CÓ ĐÁP ÁNCâu hỏi 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?Đáp. Câu trả lời có hai ý lớn1] Chủ nghĩa Mác-Lênin làa] “hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học, gồmtriết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác vàPh.Ăngghen, V.I. Lênin bảo vệ, vận dụng và phát triển; b] được hình thành trên cơsở kế thừa và phát triển biện chứng những giá trị lịch sử tư tưởng nhân loại để giảithích, nhận thức thực tiễn thời đại; c] là thế giới quan duy vật biện chứng vàphương pháp luận biện chứng duy vật của nhận thức khoa học và thực tiễn cáchmạng; d] là khoa học về sự nghiệp tự giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhândân lao động và giải phóng con người, về những quy luật chung nhất của cáchmạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; đ] là hệtư tưởng khoa học của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.2] Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa MácLênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú bao quát nhiều lĩnh vực, với những giátrị lịch sử, thời đại và khoa học to lớn; nhưng triết học, kinh tế chính trị học và chủnghĩa xã hội khoa học là những bộ phận lý luận quan trọng nhất.a] Triết học Mác-Lênin là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới, về vị trí, vai tròcủa con người trong thế giới ấy.b] Kinh tế chính trị Mác-Lênin là hệ thống tri thức về những quy luật chi phối quátrình sản xuất và trao đổi tư liệu sinh hoạt vật chất trong đời sống xã hội mà trọngtâm của nó là những quy luật kinh tế của quá trình vận động, phát triển, diệt vongtất yếu của hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như sự ra đời tất yếu củahình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.c] Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ thống tri thức chung nhất về cách mạng xã hộichủ nghĩa và quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sảnchủ nghĩa; về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựnghình thái kinh tế-xã hội đó.Câu hỏi 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấuthành của chủ nghĩa Mác-Lênin?Đáp.Câu trả lời có hai ý lớn1] Sự khác nhau tương đối giữa triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hộikhoa học với tư cách là ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin thểhiện ở chỗ chủ nghĩa xã hội khoa học không nghiên cứu những quy luật xã hội tácđộng trong tất cả hoặc trong nhiều hình thái kinh tế-xã hội như chủ nghĩa duy vậtlịch sử, mà chỉ nghiên cứu các quy luật đặc thù của sự hình thành, phát triển củahình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũngkhông nghiên cứu các quan hệ kinh tế như kinh tế chính trị, mà chỉ nghiên cứu cácquan hệ chính trị-xã hội của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.2] Sự thống nhất tương đối giữa triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hộikhoa học với tư cách là ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin thểhiện ở quan niệm duy vật về lịch sử mà tư tưởng chính của nó là do sự phát triểnkhách quan của lực lượng sản xuất nên từ một hình thái kinh tế-xã hội này nảysinh ra một hình thái kinh tế-xã hội khác tiến bộ hơn và chính quan niệm như thếđã thay thế sự lộn xộn, tùy tiện trong các quan niệm về xã hội trong các học thuyếttriết học trước đó; thể hiện ở việc C. Mác và Ph.Ăngghen vận dụng thế giới quanduy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu kinh tế, từ đósáng tạo ra học thuyết giá trị thặng dư để nhận thức chính xác sự xuất hiện, pháttriển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đến lượt mình, học thuyết giá trịthặng dư cùng với quan niệm duy vật về lịch sử đã đưa sự phát triển của chủ nghĩaxã hội từ không tưởng đến khoa học.Câu hỏi 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn1] Điều kiện kinh tế-xã hộia] Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp xuấthiện và lan rộng ra các nước tây Âu tiên tiến không những làm cho phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh tế thống trị, tính hơn hẳn củachế độ tư bản so với chế độ phong kiến thể hiện rõ nét, mà còn làm thay đổi sâusắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.b] Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện sâu sắc và gay gắt hơn. Mâuthuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấutranh giai cấp. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng trongxã hội.c] Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã xuất hiện với tư cách làmột lực lượng chính trị-xã hội độc lập và đã ý thức được những lợi ích cơ bản củamình để tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản.2] Tiền đề lý luậna]C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biệnchứng duy tâm và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học để xâydựng nên phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loàingười, làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để.b] Kinh tế chính trị học Anh mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa; học thuyếtgiá trị thặng dư là cơ sở của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó còn là việc thừanhận các quy luật khách quan của đời sống kinh tế xã hội, đặt quy luật giá trị làmcơ sở cho toàn bộ hệ thống kinh tế và rằng, do đó chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu.c] Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài mà trước hết làlịch sử loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơnchế độ trước; rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả củasự chiếm đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lộtvà lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủnghĩa là xã hội công nghiệp mà trong đó, công nông nghiệp đều được khuyếnkhích, đa số người lao động được bảo đảm những điều kiện vật chất cho cuộc sốngv.v là cơ sở để chủ nghĩa Mác phát triển thành lý luận cải tạo xã hội.3] Tiền đề khoa học tự nhiên. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tựnhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thứckhoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học.a] Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sựphát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thứcvận động của chúng.b] Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa độngvật và thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự pháttriển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hìnhthức giữa thực vật với động vật.c] Thuyết tiến hoá đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và độngvật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh họccơ sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của nó không những do nhucầu nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do sự kế thừa nhữngthành tựu trong lý luận và được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học, màcòn do bản thân sự phát triển của lịch sử đã tạo ra những tiền đề khách quan chosự ra đời của nó. Bởi vậy, chủ nghĩa Mác “cung cấp cho loài người và nhất là chogiai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” và Đảng Cộng sản Việt Nam“kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kimchỉ nam cho hành động của Đảng”.Câu hỏi 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin?Đáp. Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, V.I.Lênin là người bảo vệ, bổ sung,phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Lênin hình thành vàphát triển trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, xét lại và giáo điều; là sựtiếp tục và là giai đoạn mới trong lịch sử chủ nghĩa Mác để giải quyết những vấnđề cách mạng vô sản trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủnghĩa xã hội.1] Nhu cầu bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.a] Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã bước sanggiai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bản chất bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bảnngày càng tinh vi, tàn bạo hơn; mâu thuẫn đặc thù vốn có của chủ nghĩa tư bảnngày càng bộc lộ sâu sắc mà điển hình là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giaicấp vô sản.b] Những năm cuối thế kỷ XIX, bước sang thế kỷ XX, có những phát minh vật lýmang tính vạch thời đại, làm đảo lộn căn bản quan niệm ngàn đời về vật chất. Đâylà cơ hội để chủ nghĩa duy tâm tấn công chủ nghĩa Mác; một số nhà khoa học tựnhiên rơi vào tình trạng khủng hoảng về thế giới quan, gây ảnh hưởng trực tiếpđến nhận thức và hành động của phong trào cách mạng.c] Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá vào nước Nga; nhưng những trào lưu nhưchủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại v.v đãnhân danh đổi mới chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa đó.Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu khách quan về việc khái quát những thành tựukhoa học tự nhiên để rút ra những kết luận về thế giới quan và phương pháp luậntriết học cho các khoa học chuyên ngành; đấu tranh chống lại những trào lưu tưtưởng phản động và phát triển chủ nghĩa Mác đã được thực tiễn nước Nga đặt ra.Hoạt động lý luận của V.I.Lênin nhằm đáp ứng nhu cầu lịch sử đó.2] Quá trình V.I.Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác được chia thành ba thờikỳ, tương ứng với ba nhu cầu khách quan của thực tiễn nước Nga.a] Trong thời kỳ 1893-1907, V.I.Lênin tập trung phê phán tính duy tâm của phái“dân túy” về những vấn đề lịch sử-xã hội và chỉ ra rằng, qua việc xóa nhòa ranhgiới giữa phép biện chứng duy vật với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, pháidân túy đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin cũng phát triển quan điểm của chủnghĩa Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giànhđược chính quyền; trong đó các vấn đề về đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởngđược đề cập rõ nét; ông cũng phát triển chủ nghĩa Mác về những vấn đề nhưphương pháp cách mạng; nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan; vai trò của quầnchúng nhân dân; của các đảng chính trị trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.b] Trong thời kỳ 1907-1917, V.I.Lênin viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa kinh nghiệm phê phán [1909]- tác phẩm khái quát từ góc độ triết học nhữngthành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên để bảo vệ và tiếp tục phát triển chủnghĩa Mác; phê phán triết học duy tâm chủ quan đang chống lại chủ nghĩa duy vậtnói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng. Trong tác phẩm, vấn đề cơbản của triết học và phạm trù vật chất có ý nghĩa hệ tư tưởng và phương pháp luậnhết sức to lớn. Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác về nhận thức, V.I.Lênin cũngchỉ ra sự thống nhất bên trong, không tách rời của chủ nghĩa duy vật biện chứngvới chủ nghĩa duy vật lịch sử; sự thống nhất của những luận giải duy vật về tựnhiên, về xã hội, về con người và tư duy của nó. Trong tác phẩm Bút ký triết học[1914-1916], V.I.Lênin tiếp tục khai thác hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen đểlàm phong phú thêm phép biện chứng duy vật, đặc biệt là lý luận về sự thống nhấtgiữa các mặt đối lập. Năm 1917, V.I.Lênin viết tác phẩm Nhà nước và cách mạngbàn về vấn đề nhà nước chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng và vai trò củađảng công nhân và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; đưa ra tư tưởng về nhànước Xôviết, coi đó là hình thức của chuyên chính vô sản; vạch ra những nhiệmvụ chính trị và kinh tế mà nhà nước đó phải thực hiện và chỉ ra những nguồn gốcvật chất của chủ nghĩa xã hội được tạo ra do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.c] Thời kỳ 1917-1924. Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười[Nga] năm 1917 mở ra thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.Sự kiện này làm nẩy sinh những nhu cầu mới về lý luận mà sinh thời C.Mác vàPh.Ăngghen chưa thể hiện; V.I.Lênin tiếp tục tổng kết thực tiễn để đáp ứng nhucầu đó bằng các tác phẩm mà các nội dung chính của chúng cho rằng việc thựchiện kiểm tra, kiểm soát toàn dân; tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa là những điềukiện cần thiết để chuyển sang xây dựng "chủ nghĩa xã hội kế hoạch". V.I.Lênincũng chỉ ra rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở của công cuộc xây dựngkinh tế; xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông nhấn mạnh tính lâu dài của thờikỳ quá độ, không tránh khỏi phải đi qua những nấc thang trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin khẳng định vai trò kinh tế hàng hóa trong điều kiệnnền sản xuất hàng hoá nhỏ đang chiếm ưu thế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩaxã hội. Nhận thấy sự quan liêu đã bắt đầu xuất hiện trong nhà nước công nông nontrẻ, ông đề nghị những người cộng sản cần thường xuyên chống ba kẻ thù chính làsự kiêu ngạo, ít học và tham nhũng. V.I.Lênin cũng chú ý đến việc chống chủnghĩa giáo điều khi vận dụng chủ nghĩa Mác nếu không muốn lạc hậu so với cuộcsống.Di sản kinh điển của V.I.Lênin trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đềlý luận và thực tiễn của các đảng cộng sản. Thiên tài về lý luận và thực tiễn củaV.I. Lênin trong việc kế thừa, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác đượcnhững người cộng sản đánh giá cao. Họ đặt tên cho chủ nghĩa của mình là chủnghĩa Mác-Lênin.Câu hỏi 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới?Đáp. Chủ nghĩa Mác-Lênin có những ảnh to lớn lên thực tiễn phong trào côngnhân và nhân dân lao động thế giới. Cách mạng tháng 3 năm 1871 ở Pháp đượccoi là sự kiểm nghiệm thực tế đầu tiên đối với chủ nghĩa Mác-Lênin; nhà nướckiểu mới- nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại [Công xãPari] được thành lập, là kinh nghiệm thực tiễn đầu tiên được rút ra từ lý luận cáchmạng. Tháng 8 năm 1903, đảng Bônsêvích Nga được thành lập theo tư tưởng củachủ nghĩa Mác; là đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng 1905 ở Nga.Chỉ sau 14 năm [năm 1917], đảng đó đã làm nên Cách mạng Xã hội chủ nghĩaTháng Mười [Nga] vĩ đại, mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho nhân loại; chứngminh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác-Lênin trong lịch sử. Năm 1919, Quốc tếCộng sản được thành lập; năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết[gọi tắt là Liênxô] ra đời, đánh dấu sự liên minh giai cấp vô sản của 12 quốc gia vànăm 1940, Liênxô đã gồm 15 nước hợp thành. Với sức mạnh của liên minh giaicấp vô sản đó, trong chiến tranh thế giới thứ II, Liênxô đã không những bảo vệđược mình, mà còn giải phóng các nước đông Âu ra khỏi sự xâm lược của phátxítĐức. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập gồm Anbani, BaLan, Bungari,CuBa, Cộng hòa dân chủ Đức, Hung gari, Nam Tư, Liênxô, Rumani, Tiệp Khắc,Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Sự kiện này đãlàm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống chính trị xã hội duy nhất mà nhânloại hướng tới; vai trò định hướng xây dựng xã hội mới của chủ nghĩa Mác-Lêninđã cổ vũ phong trào công nhân, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì hòabình, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủquan, tháng 12 năm 1991, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liênxô và đông Âu sụp đổ;nhiều đảng Cộng sản ở tây Âu từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa; thất bại của kiểu nhànước phúc lợi ở các nước tư bản đòi hỏi những người cộng sản không chỉ có lậptrường vững vàng, kiên định, mà còn phải hết sức tỉnh táo, bổ sung, phát triển chủnghĩa Mác-Lênin một cách khoa học.Thời đại ngày nay là thời đại của những biến động sâu sắc. Quá trình tạo ra nhữngtiền đề cho chủ nghĩa xã hội đang diễn ra trong xã hội tư bản phát triển là một xuhướng khách quan. Thời đại ngày nay cho thấy vai trò hết sức to lớn của lý luận,của khoa học trong sự phát triển của xã hội. Những điều đó tất yếu đòi hỏi chủnghĩa Mác-Lênin phải được bổ sung, phát triển và có những khái quát mới. Chỉ cónhư vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin mới giữ được vai trò thế giới quan, phương phápluận trong quan hệ với khoa học cụ thể và trong sự định hướng phát triển của xãhội loài người.C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không để lại cho những người cộng sản nóichung, những người cộng sản Việt Nam nói riêng những chỉ dẫn cụ thể về conđường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Các quốc gia, dân tộc khác nhaucó những con đường đi khác nhau lên chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ mỗi quốc gia, dântộc đều có những đặc thù riêng và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, vănhoá riêng và con đường riêng đó “đòi hỏi phải áp dụng những nguyên tắc của chủnghĩa cộng sản sao cho những nguyên tắc ấy được cải biến đúng đắn trong nhữngvấn đề chi tiết, được làm cho phù hợp, cho thích hợp với đặc điểm dân tộc và đặcđiểm nhà nước-dân tộc”. Trên cơ sở kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh; xuất phát từ những bài học cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thựctrạng kinh tế-xã hội đất nước, Đảng ta đề ra đường lối đưa đất nước ta từng bướcquá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn của quá trình đổi mới đang đặt ra hàng loạtvấn đề mới mẻ và phức tạp về kinh tế, chính trị, văn hoá; những vấn đề đó khôngthể giải quyết chỉ bằng lý luận, nhưng chắc chắn không thể giải quyết được nếukhông có tư duy lý luận Mác-Lênin.Câu hỏi 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?Đáp. Học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin cần phải theo phương pháp gắn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác-Lênin với thực tiễn đất nước và thời đại;Học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênincần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điềutrong học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý đó trong thực tiễn;Học tập, nghiên cứu môn học mỗi nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênintrong mối quan hệ với các nguyên lý khác; mỗi bộ phận lý luận cấu thành này phảigắn kết với các bộ phận lý luận cấu thành còn lại để thấy sự thống nhất của các bộphận đó trong chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời cũng nên nhận thức các nguyên lýđó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.Câu hỏi 7. Vấn đề cơ bản của triết học?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học. Khởi điểm lý luận của bất kỳ học thuyếttriết học nào đều là vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại; giữa cái tinhthần với cái vật chất; giữa cái chủ quan với cái khách quan.Vấn đề cơ bản của triết học có đặc điểm a] Đó là vấn đề rộng nhất, chung nhấtđóng vai trò nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác. b] Nếu khônggiải quyết được vấn đề này thì không có cơ sở để giải quyết các vấn đề khác, ítchung hơn của triết học. c] Giải quyết vấn đề này như thế nào thể hiện thế giớiquan của các nhà triết học và thế giới quan đó là cơ sở tạo ra phương hướngnghiên cứu và giải quyết những vấn đề còn lại của triết học.2] Định nghĩa. Theo Ph.Ăngghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt làcủa triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.3] Hai nội dung [hai mặt] vấn đề cơ bản của triết học.a] Mặt thứ nhất[mặt bản thể luận] vấn đề cơ bản của triết học giải quyết mối quanhệ giữa ý thức với vật chất. Cái gì sinh ra và quy định cái gì- thế giới vật chất sinhra và quy định thế giới tinh thần; hoặc ngược lại, thế giới tinh thần sinh ra và quyđịnh thế giới vật chất- đó là mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyếtmặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học như thế nào là cơ sở duy nhất phân chiacác nhà triết học và các học thuyết của họ thành hai trường phái đối lập nhau làchủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm triết học; phân chia các nhà triết học vàcác học thuyết của họ thành triết học nhất nguyên [còn gọi là nhất nguyên luận] vàtriết học nhị nguyên [còn gọi là nhị nguyên luận].b] Mặt thứ hai [mặt nhận thức luận] vấn đề cơ bản của triết học giải quyết mốiquan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức, tức trả lời câu hỏi liệu con người cókhả năng nhận thức được thế giới [hiện thực khách quan] hay không? Giải quyếtmặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học như thế nào là cơ sở phân chia các nhà triếthọc và các học thuyết của họ thành phái khả tri [có thể biết về thế giới], bất khả tri[không thể biết về thế giới] và hoài nghi luận [hoài nghi bản chất nhận thức củacon người về thế giới].Câu hỏi 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; làkhoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tựnhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật, bởi triết học đócoi ý thức là tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và nhiệmvụ của bộ não người là phản ánh giới tự nhiên. Sự phản ánh có tính biện chứng,bởi nhờ nó mà con người nhận thức được mối quan hệ qua lại chung nhất giữa cácsự vật, hiện tượng của thế giới vật chất; đồng thời nhận thức được rằng, sự vậnđộng và phát triển của thế giới là kết quả của các mâu thuẫn đang tồn tại bên trongthế giới đang vận động đó.2] Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủnghĩa duy vật. Bản chất của nó thể hiện ở a] Giải quyết duy vật biện chứng vấn đềcơ bản của triết học. b] Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứngtạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉlà phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà còn là phương pháp cải tạo thếgiới của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội. c] Quanniệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội. d] Sự thốngnhất giữa tính khoa học với tính cách mạng; lý luận với thực tiễn tạo nên tính sángtạo của triết học Mác.3] Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng gồm nhiều bộ phận, nhưng cơ bảnnhất là bản thể luận duy vật biện chứng; nhận thức luận biện chứng duy vật và duyvật biện chứng về xã hội. Với bản chất và nội dung như vậy, chủ nghĩa duy vậtbiện chứng có chức năng thế giới quan duy vật biện chứng và chức năng phươngpháp luận biện chứng duy vật, tạo cơ sở cho sự định hướng trong hoạt động nhậnthức và hoạt động thực tiễn.Câu hỏi 9. Khái lược về vai trò [chức năng] thế giới quan và phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng?Đáp.Chủ nghĩa duy vật biện chứng có nhiều chức năng, nhưng cơ bản nhất làchức năng thế giới quan duy vật biện chứng và chức năng phương pháp luận biệnchứng duy vật của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.1] Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin về thế giới;về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy. Vaitrò cơ bản của thế giới quan là sự định hướng hoạt động và quan hệ giữa cá nhân,giai cấp, tập đoàn người, của xã hội nói chung đối với hiện thực.Hệ thống các quan niệm triết học, kinh tế và chính trị-xã hội là cơ sở khoa học củathế giới quan duy vật biện chứng và thế giới quan duy vật biện chứng trước hết thểhiện ở cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học; theo đó vật chất có trước và quyđịnh ý thức [duy vật], nhưng ý thức tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lạivật chất [biện chứng]. Trong lĩnh vực kinh tế, thế giới quan duy vật biện chứng thểhiện ở chỗ lực lượng sản xuất [cái thứ nhất] quy định ý quan hệ sản xuất [cái thứhai], cơ sở hạ tầng [cái thứ nhất] quy định kiến trúc thượng tầng [cái thứ hai];nhưng cái thứ hai luôn tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại cái thứ nhất.Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội [cái thứ nhất] quy định ý thức xã hội [cái thứhai]; nhưng ý thức xã hội tồn tại độc lập tương đối và tác động trực tiếp hay giántiếp trở lại tồn tại xã hội.2] Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phátchỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác địnhphạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa. Phươngpháp luận là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp. Nhiệm vụ củaphương pháp luận là giải quyết những vấn đề như phương pháp là gì? Bản chất,nội dung, hình thức của phương pháp ra sao? Phân loại phương pháp cần dựa vàonhững tiêu chí gì? Vai trò của phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn? v.v.Chức năng phương pháp luận biện chứng duy vật thể hiện ở hệ thống các nguyêntắc, phương pháp tổ chức và xây dựng hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn,đồng thời cũng chính là học thuyết về hệ thống đó và là phương pháp luận chungnhất của các khoa học chuyên ngành. Phương pháp luận biện chứng duy vật là sựthống nhất biện chứng giữa các phương pháp luận bộ môn, phương pháp luậnchung đã được cụ thể hoá trong các lĩnh vực của hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và về vaitrò, vị trí của con người trong thế giới đó cùng với việc nghiên cứu những quy luậtchung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, chủ nghĩa duy vật biện chứng thực hiệnchức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi luận điểm của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định, lý luận về phươngpháp. Những chức năng trên tạo ra khả năng cải tạo thế giới của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, trở thành công cụ hữu hiệu trong hoạt động chinh phục tự nhiên và sựnghiệp giải phóng con người.Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật triếthọc là cơ sở lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nắm vững chúng chẳngnhững là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận chủ nghĩaMác-Lênin, mà còn là cơ sở để vận dụng sáng tạo và phát triển chúng vào hoạtđộng nhận thức; giải thích, nhận thức và giải quyết những vấn đề cấp bách củathực tiễn đất nước và thời đại đặt ra.Câu hỏi 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin?Đáp.Câu trả lời gồm bốn ý lớn1] Các quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác hoặc đồng nhất vậtchất với các dạng vật chất cụ thể [triết học duy vật cổ đại]; hoặc đồng nhất vật chấtvới các dạng vật chất cụ thể và tính chất của chúng [triết học duy vật thế kỷ XVIIXVIII].2] Các phát minh của của vật lý học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã bác bỏquan niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với thuộc tínhcủa vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại. Tia X- là sóng điện từcó bước sóng rất ngắn; sau khi bức xạ ra hạt Anpha, nguyên tố Urani chuyển thànhnguyên tố khác; điện tử là một trong những thành phần tạo nên nguyên tử; khốilượng của các điện tử tăng lên khi vận tốc của điện tử tăng. Từ góc độ triết học,chủ nghĩa duy tâm đã giải thích sai lệch các phát minh trên; thậm chí các nhà khoahọc cho rằng vật chất [được họ đồng nhất với nguyên tử và khối lượng] tiêu tanmất do vậy chủ nghĩa duy vật đã mất cơ sở để tồn tại. Điều này đòi hỏi khắc phục“cuộc khủng hoảng” phương pháp luận của vật lý; tạo đà cho phát triển tiếp theocủa nhận thức duy vật biện chứng về vật chất, về những tính chất cơ bản của nó.3] Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng đểchỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảmgiác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảmgiác”.Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênina] Vật chất là gì? +] Vật chất là phạm trù triết học nên vừa có tính trừu tượng vừacó tính cụ thể. *] Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bảnchất nhất của vật chất- đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức conngười và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gìkhông phải là vật chất. *] Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhậnbiết được vật chất bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức đượcvật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể. +] Vậtchất là thực tại khách quan có đặc tính cơ bản là tồn tại không phụ thuộc vào cácgiác quan của con người. +] Vật chất có tính khách thể- con người có thể nhận biếtđược vật chất bằng các giác quan.b] Ý thức là gì? ý thức là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quanbằng các giác quan. Nhờ đó, con người trức tiếp hoặc gián tiếp nhận thức đượcthực tại khách quan. Chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưađược con người nhận biết biết chứ không thể không biết.c] Nội dung thứ ba được suy ra từ hai nội dung trên để xác định mối quan hệ biệnchứng giữa thực tại khách quan [vật chất] với cảm giác [ý thức]. Vật chất [cái thứnhất] là cái có trước, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức và quy định ýthức. Ý thức [cái thứ hai] là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất và như vậy,vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm choý thức phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất và cótác động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quầnchúng và được quần chúng vận dụng.4] Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa đối với hoạt độngnhận thức và thực tiễn.a] Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triếthọc. Về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định vật chấtcó trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức[khắc phục quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại về vật chất].Về mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định ý thức conngười có khả năng nhận thức được thế giới vật chất [chống lại thuyết không thểbiết và hoài nghi luận]. Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chấttrong lĩnh vực xã hội; đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy địnhchính trị v.v và tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt là các nhàvật lý vững tâm nghiên cứu thế giới vật chất.b] Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vậtcủa mối quan hệ biệnchứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc vàquy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan,tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy được tínhnăng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động chủ quan nhưng tránhchủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của ý thức, chorằng con người có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tác động của các quyluật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết.Câu hỏi 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất?Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn1] Vận động là phương thứctồn tại của vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng chorằng, a] Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất,- tức được hiểu như là phương thứctồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,- thì bao gồm tất cả mọisự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giảncho đến tư duy.b] Các hình thức [dạng] vận động cơ bản của vật chất. Có năm dạng vận động cơbản của vật chất; đó là vận động cơ học- sự di chuyển vị trí của các vật thể trongkhông gian; vận động vật lý- sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vậnđộng điện tử, các quá trình nhiệt, điện v.v; vận động hoá học- sự vận động của cácnguyên tử, các quá trình hoá hợp và phân giải các chất; vận động sinh vật- sự traođổi chất giữa cơ thể sống và môi trường; vận động xã hội- sự thay thế nhau giữacác hình thái kinh tế-xã hội.c] Năm dạng vận động này quan hệ chặt chẽ với nhau. Một hình thức vận độngnào đó được thực hiện là do có sự tác động qua lại với nhiều hình thức vận độngkhác. Một hình thức vận động này luôn có khả năng chuyển hoá thành hình thứcvận động khác, nhưng không thể quy hình thức vận động này thành hình thức vậnđộng khác. Mỗi một sự vật, hiện tượng có thể gắn liền với nhiều hình thức vậnđộng nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.d] Vận động và đứng im. Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá trình vậnđộng không ngừng, trong sự vận động không ngừng đó có hiện tượng đựng imtương đối. Nên hiểu hiện tượng đứng im chỉ xẩy ra đối với một hình thức vậnđộng nào đó của vật chất trong một lúc nào đó và trong một quan hệ nhất định nàođó, còn xét đến cùng, vật chất luôn luôn vận động. Nếu vận động là sự tồn tạitrong sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng, thì đứng im tương đối là sự ổn định,là sự bảo toàn quảng tính của các sự vật, hiện tượng. Như vậy, đứng im là tươngđối; tạm thời và là trạng thái đặc biệt của vật chất đang vận động không ngừng.2] Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Mọi sự vật, hiệntượng tồn tại khách quan đều có vị trí, hình thức kết cấu, độ dài ngắn, cao thấp củanó- tất cả các thuộc tính đó gọi là không gian và không gian biểu hiện sự cùng tồntại và cách biệt giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, biểu hiện quảng tính, trật tựphân bố của chúng. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong trạng thái không ngừngbiến đổi, nhanh, chậm, kế tiếp nhau và chuyển hoá lẫn nhau- tất cả những thuộctính đó gọi là thời gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất thể hiện ở độlâu của sự biến đổi; trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật, các trạng thái khácnhau trong thế giới vật chất; thời gian còn đặc trưng cho trình tự diễn biến của cácquá trình vật chất, tính tách biệt giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình đó.Tuy đều là hình thức tồn tại của vật chất, nhưng không gian và thời gian có sựkhác nhau. Sự khác nhau đó nằm ở chỗ, không gian có ba chiều rộng, cao và dài;còn thời gian chỉ có một chiều trôi từ quá khứ tới tương lai.Câu hỏi 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới?Đáp. Vấn đề tính thống nhất của thế giới luôn gắn liền với cách giải quyết vấn đềcơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thếgiới là vật chất; các sự vật, hiện tượng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Chủnghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất; các sự vật,hiện tượng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Điều này được thể hiện ở1] Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều có tính vật chất là tồn tại khách quan,độc lập với ý thức của con người.2] Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều là những dạng cụ thể của vật chất;chúng đều mang đặc tính chung của vật chất [tồn tại vĩnh viễn, nghĩa là không baogiờ trở về số 0, không mất đi]; đều được sinh ra từ vật chất [ý thức chẳng hạn].3] Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn và vô tận. Trong thế giới đó không có gì khácngoài vật chất đang vận động, biến đổi và chuyển hoá theo những quy luật kháchquan chung của mình.4] Tính thống nhất vật chất của thế giới thể hiện ở sự tồn tại của thế giới thông quagiới vô cơ, giới hữu cơ trong bức tranh tổng thể về thế giới duy nhất; giữa chúngcó sự liên hệ tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau, vận động và phát triển. Cácquá trình đó cho phép thấy đầy đủ sự thống nhất vật chất của thế giới trong cáchình thức và giai đoạn phát triển, từ hạt cơ bản đến phân tử, từ phân tử đến các cơthể sống, từ các cơ thể sống đến con người và xã hội loài người.Quan điểm về bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới của chủnghĩa duy vật biện chứng không chỉ định hướng trong việc giải thích về tínhphong phú, đa dạng của thế giới, mà còn định hướng nhận thức về tính phong phú,đa dạng ấy trong quá trình hoạt động cải tạo tự nhiên hợp quy luật.Câu hỏi 13. Nguồn gốc của ý thức?Đáp. Câu trả lời có hai ý lớn1] Nguồn gốc tự nhiên của ý thức [não người + sự phản ánh]a] Não người là sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơtới hữu cơ, chất sống [thực vật và động vật] rồi đến con người- sinh vật-xã hội. Làtổ chức vật chất có cấu trúc tinh vi; chỉ khoảng 370g nhưng có tới 14-15 tỷ tế bàothần kinh liên hệ với nhau và với các giác quan tạo ra mối liên hệ thu, nhận đadạng để não người điều khiển hoạt động của cơ thể đối với thế giới bên ngoài.Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của thần kinh não bộ;bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức của con ngườicàng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loàingười cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại saođời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi não bị tổn thương.b] Sự phản ánh của vật chất là một trong những nguồn gốc tự nhiên của ý thức.Mọi hình thức vật chất đều có thuộc tính phản ánh và phản ánh phát triển từ hìnhthức thấp lên hình thức cao- tùy thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất.Phản ánh là sự tái tạo lại những đặc điểm, tính chất của dạng vật chất này [dướidạng đã thay đổi] trong một dạng vật chất khác. Quá trình phản ánh bao hàm quátrình thông tin, cái được phản ánh [tác động] là những sự vật, hiện tượng cụ thểcủa vật chất, còn cái phản ánh [nhận tác động] là cái chứa đựng thông tin vềnhững sự vật, hiện tượng đó. Các hình thức phản ánh. +] Phản ánh của giới vô cơ[gồm phản ánh vật lý và phản ánh hoá học] là những phản ánh thụ động, khôngđịnh hướng và không lựa chọn. +] Phản ánh của thực vật là tính kích thích +] Phảnánh của động vật đã có định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà động vật thích nghivới môi trường sống. Trong phản ánh của động vật có phản xạ không điều kiện[bản năng]; phản xạ có điều kiện [tác động thường xuyên] ở động vật có thần kinhtrung ương tạo nên tâm lý. Hình thức phản ánh cao nhất [phản ánh năng động,sáng tạo] làý thức của con người, đặc trưng cho một dạng vật chất có tổ chức caolà não người. Tóm lại, sự phát triển của các hình thức phản ánh gắn liền với cáctrình độ tổ chức vật chất khác nhau và ý thức nảy sinh từ các hình thức phản ánhđó.Quan điểm trên của triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin về ý thức chống lại quanđiểm của chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức khỏi hoạt động của não người, thần bíhoá ý thức; đồng thời chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường chorằng não tiết ra ý thức tương tự như gan tiết ra mật.2] Nguồn gốc xã hội của ý thức [lao động + ngôn ngữ]a] Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằmtạo ra của cải để tồn tại và phát triển; đồng thời lao động cũng tạo ra đời sống tinhthần và hơn thế nữa, lao động giúp con người hoàn thiện chính mình. Sự hoànthiện của đôi tay, việc biết chế tạo công cụ lao động làm cho ý thức không ngừngphát triển, tạo cơ sở cho con người nhận thức những tính chất mới của giới tựnhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dầnđược hình thành và phát triển.b] Trong quá trình lao động con người liên kết với nhau, tạo thành các mối quanhệ xã hội tất yếu và các mối quan hệ của các thành viên của xã hội không ngừngđược củng cố và phát triển dẫn đến nhu cầu cần thiết “phải trao đổi với nhau điềugì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ ra đời trở thành “cái vỏ vật chất của ýthức”, thành phương tiện thể hiện ý thức. Nhờ ngôn ngữ, con người khái quát hoá,trừu tượng hoá những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau. Ngôn ngữ là sản phẩmcủa lao động, đến lượt nó, ngôn ngữ lại thúc đẩy lao động phát triển.Như vậy, bộ não người cùng với thế giới vật chất tác động lên bộ não đó là nguồngốc tự nhiên của ý thức và với quan điểm như vậy về ý thức, chủ nghĩa duy vậtbiện chứng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏihoạt động của bộ não, thần bí hoá ý thức; đồng thời chống lại quan điểm của chủnghĩa duy vật tầm thường cho rằng não tiết ra ý thức tương tự như gan tiết ra mật.Câu hỏi 14. Bản chất của ý thức?Đáp. Bản chất của ý thức thể hiện qua bốn điểmĐiểm xuất phát để hiểu bản chất của ý thức là sự thừa nhận ý thức là sự phản ánh,là hình ảnh tinh thần về sự vật, hiện tượng khách quan. Ý thức thuộc phạm vi chủquan, không có tính vật chất, mà chỉ là hình ảnh phi cảm tính của các sự vật, hiệntượng cảm tính được phản ánh. Bản chất của ý thức thể hiện ở sự phản ánh năngđộng, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người; là hình ảnh chủ quan về thếgiới khách quan.1] Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan bởi hình ảnh ấy tuy bị thếgiới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện; nhưng thế giới ấykhông còn y nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ quan của con người cải biếnthông qua tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu v.v. Ý thức “chẳng qua chỉ làvật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trongđó”. Có thể nói, ý thức phản ánh hiện thực, còn ngôn ngữ thì diễn đạt hiện thực vànói lên tư tưởng. Các tư tưởng đó được tín hiệu hoá trong một dạng cụ thể của vậtchất- là ngôn ngữ- cái mà con người có thể cảm giác được. Không có ngôn ngữ thìý thức không thể hình thành và tồn tại được.2] Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, thể hiện ở chỗ, ý thức phản ánh thếgiới có chọn lọc- tùy thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đónhằm nắm bắt bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng;khả năng vượt trước [dự báo] của ý thức tạo nên sự lường trước những tình huốngsẽ gây tác động tốt, xấu lên kết quả của hoạt động mà con người đang hướng tới.Có được dự báo đó, con người điều chỉnh chương trình của mình sao cho phù hợpvới dự kiến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng; xây dựng các mô hình lýtưởng, đề ra phương pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu. Như vậy, ýthức không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan.3] Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tạicủa ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối không chỉ của cácquy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xãhội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động,ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ởcác thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh [ý thức] về cùngmột sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh thầnmà chủ thể nhận thức phụ thuộc.4] Có thể nói quá trình ý thức gồm các giai đoạn.a] Trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể với khách thể phản ánh; định hướngvà chọn lọc các thông tin cần thiết.b] Mô hình hoá đối tượng trong tư duy ở dạng hình ảnh tinh thần, tức là sáng tạolại khách thể phản ánh theo cách mã hoá sự vật, hiện tượng vật chất thành ý tưởngtinh thần phi vật chất.c] Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng,thông qua hoạt động thực tiễn biến các ý tưởng tinh thần phi vật chất trong tư duythành các sự vật, hiện tượng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, conngười lựa chọn phương pháp, công cụ tác động vào hiện thực khách quan nhằmthực hiện mục đích của mình.Câu hỏi 15. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất với ýthức?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Vai trò quy định của vật chất đối với ý thứca] Vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai, nghĩa là vật chất là cái có trước, ýthức là cái có sau; Vật chất quy định ý thức cả về nội dung phản ánh lẫn hình thứcbiểu hiện. Điều này thể hiện ở +] vật chất sinh ra ý thức [ý thức là sản phẩm củanão người; ý thức có thuộc tính phản ánh của vật chất] +] vật chất quyết định nộidung của ý thức [ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất; nội dung của ý thức [kểcả tình cảm, ý chí v.v] đều xuất phát từ vật chất; sự sáng tạo của ý thức đòi hỏinhững tiền đề vật chất và tuân theo các quy luật của vật chất].b] Tồn tại xã hội [một hình thức vật chất đặc biệt trong lĩnh vực xã hội] quy định ýthức xã hội [một hình thức ý thức đặc biệt trong lĩnh vực xã hội].c] Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người trong dạng hình ảnh chủquan về thế giới khách quan; hình thức biểu hiện của ý thức là ngôn ngữ [mộtdạng cụ thể của vật chất].2] Vai trò tác động ngược trở lại của ý thức đối với vật chấta] Sự tác động của ý thức đối với vật chất có thể theo hướng tích cực [khai thác,phát huy, thúc đẩy được sức mạnh vật chất tiềm tàng hoặc những biến đổi của điềukiện, hoàn cảnh vật chất theo hướng có lợi cho con người] thể hiện qua việc ý thứcchỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn. Sự chỉ đạo đó xuất hiện ngay từ lúccon người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng và phương pháp thực hiệnnhững mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn này, ý thức trang bị cho con người nhữngthông tin cần thiết về đối tượng, về các quy luật khách quan và hướng dẫn conngười phân tích, lựa chọn những khả năng vận dụng những những quy luật đótrong hành động. Như vậy, ý thức hướng dẫn hoạt động của con người và thôngqua các hoạt động đó mà tác động gián tiếp lên thực tại khách quan.b] Sự tác động ngược lại của ý thức đối với vật chất có thể theo hướng tiêu cực,trước hết do sự phản ánh không đầy đủ về thế giới đó dẫn đến những sai lầm, duyý chí thể hiện qua việc ý thức có thể kìm hãm sức mạnh cải tạo hiện thực thựckhách quan của con người, nhất là trong lĩnh vực xã hội [làm suy giảm, hao tổnsức mạnh vật chất tiềm tàng, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế-xã hội, gây ảnhhưởng xấu đến đời sống của con người].c] Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của ý thức đối với vật chất +] Nếutính khoa học của ý thức càng cao thì tính tích cự của ý thức càng lớn. Trước hếtđó là ý thức phải phản ánh đúng hiện thực khách quan; nghĩa là con người muốnphát huy sức mạnh của mình trong cải tạo thế giới thì phải tôn trọng các quy luậtkhách quan, phải nhận thức đúng, nắm vững, vận dụng đúng và hành động phùhợp với các quy luật khách quan. +] Sự tác động của ý thức đối với vật chất cònphụ thuộc vào mục đích sử dụng ý thức của con người.Như vậy, bản thân ý thức không trực tiếp thay đổi được hiện thực mà phải thôngqua hoạt động của con người. Sức mạnh của ý thức tùy thuộc vào mức độ thâmnhập vào quần chúng, vào các điều kiện vật chất, vào hoàn cảnh khách quan màtrong đó ý thức được thực hiện. Muốn biến đổi và cải tạo thế giới khách quan, ýthức phải được con người thực hiện trong thực tiễn và chỉ có như vậy, ý thức mớitrở thành lực lượng vật chất.3] Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Nguyêntắc khách quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắckhách quan yêu cầua] Mục tiêu, phương thức hoạt động của con người đều phải xuất phát từ nhữngđiều kiện, hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là của điều kiện vật chất, kinh tế; tuân theo,xuất phát, tôn trọng các quy luật khách quan [vốn có] của sự vật, hiện tượng; cầntìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng ở trong những điều kiện vật chấtkhách quan của chúng; muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thânsự vật, hiện tượng được cải tạo. Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng,thiếu kiên nhẫnmà biểu hiện của nó là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của nhân tốcon người; cho rằng con người có thể làm được tất cả những gì muốn mà khôngcần chú trọng đến sự tác động của các quy luật khách quan, của các điều kiện vậtchất cần thiết.b] Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức là nhấn mạnh tính độc lập tươngđối, tính tích cực và tính năng động của ý thức đối với vật chất bằng cách tăngcường rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng, ý chí phấn đấu, vươn lên, tu dưỡng đạo đứcv.v nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh. Chống thái độ thụ động, trôngchờ, ỷ lại vào hoàn cảnh khách quan vì như vậy là hạ thấp vai trò tính năng độngchủ quan của con người trong hoạt động thực tiễn dễ rơi vào chủ nghĩa duy vậtsiêu hình, chủ nghĩa duy vật tầm thường; tuyệt đối hóa vật chất; coi thường tưtưởng, tri thức rơi vào thực dụng hưởng thụ v.v.Câu hỏi 16. Tại sao nói siêu hình và biện chứng là hai mặt đối lập của phươngpháp tư duy?Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn1] Thuật ngữ “Siêu hình” có gốc từ tiếng Hy Lạp metaphysica, với nghĩa là“những gì sau vật lý học”. Vào thế kỷ XVI-XVII, phương pháp siêu hình giữ vaitrò quan trọng trong việc tích luỹ tri thức, đem lại cho con người nhiều tri thứcmới, nhất là về toán học và cơ học; nhưng chỉ từ khi Bêcơn [1561-1626] và về saulà Lốccơ [1632-1704] chuyển phương pháp nhận thức siêu hình từ khoa học tựnhiên sang triết học, thì siêu hình trở thành phương pháp chủ yếu của nhận thức.Đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình không có khả năng khái quát sự vậnđộng, phát triển của thế giới vào những quy luật chung nhất; không tạo khả năngnhận thức thế giới trong chỉnh thể thống nhất nên bị phương pháp biện chứng duytâm triết học cổ điển Đức phủ định. Hêghen [1770-1831] là nhà triết học phê phánphép siêu hình kịch liệt nhất thời bấy giờ và là người đầu tiên khái quát hệ thốngquy luật của phép biện chứng duy tâm, đem nó đối lập với phép siêu hình.Trong triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, siêu hình được hiểu theo nghĩalà phương pháp xem xét sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và sự phản ánh chúngvào tư duy con người trong trạng thái biệt lập, nằm ngoài mối liên hệ với các sựvật, hiện tượng khác và không biến đổi. Đặc thù của siêu hình là tính một chiều,tuyệt đối hoá mặt này hay mặt kia; phủ nhận các khâu trung gian, chuyển hoá; dođó kết quả nghiên cứu chỉ đi tới kết luận “hoặc là ..., hoặc là ...”, phiến diện; coithế giới thống nhất là bức tranh không vận động, phát triển. Các nhà siêu hình chỉdựa vào những phản đề tuyệt đối không thể dung hoà để khẳng định có là có,không là không; hoặc tồn tại hoặc không tồn tại; sự vật, hiện tượng không thể vừalà chính nó lại vừa là cái khác nó; cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừlẫn nhau.2] Thuật ngữ “Biện chứng”có gốc từ tiếng Hy Lạp dialektica [với nghĩa là nghệthuật đàm thoại, tranh luận]. Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luậnnhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đốiphương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình. Đến Hêghen, thuật ngữbiện chứng được phát triển khá toàn diện và đã khái quát được một số phạm trù,quy luật cơ bản; nhưng chúng chưa phải là những quy luật chung nhất về tự nhiên,xã hội và tư duy, mà mới chỉ là một số quy luật riêng trong lĩnh vực tinh thần.C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển trên tinh thần phê phán vàsáng tạo những giá trị trong lịch sử tư tưởng biện chứng nhân loại làm cho phépbiện chứng trở thành phép biện chứng duy vật; thành khoa học nghiên cứu nhữngquy luật chung nhất về mối liên hệ và sự vận động, phát triển của các sự vật, hiệntượng trong cả ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.Phương pháp biện chứng duy vật mềm dẻo, linh hoạt; thừa nhận trong nhữngtrường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là ... hoặc là...”, còn có cả cái “vừa là ...vừa là...”. Do vậy, đó là phương pháp khoa học, vừa khắc phục được những hạnchế của phép biện chứng cổ đại, đẩy lùi phương pháp siêu hình vừa cải tạo phépbiện chứng duy tâm để trở thành phương pháp luận chung nhất của nhận thức vàthực tiễn.Câu hỏi 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớnTrong lịch sử phát triển của triết học từ thời cổ đại đến nay, vấn đề tồn tại của cácsự vật, hiện tượng luôn được quan tâm và cần làm sáng tỏ. Các sự vật, hiện tượngxung quanh ta và ngay cả bản thân chúng ta tồn tại trong mối liên hệ qua lại, quyđịnh, chuyển hoá lẫn nhau hay tồn tại tách rời, biệt lập nhau? Các sự vật, hiệntượng luôn vận động, phát triển hay tồn tại trong trạng thái đứng im, không vậnđộng? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng suy đến cùng đều quyvề hai quan điểm chính đối lập nhau là siêu hình và biện chứng.1] Định nghĩa. Theo Ph.Ăngghen, “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổbiến”, “[...] là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sựphát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Theo V.I.Lênin,“Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất,sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức củacon người phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”. Hồ Chí Minhđánh giá “Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”. Cóthể hiểu phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến; về nhữngquy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.2] Nội dung của phép biện chứng duy vật hết sức phong phú, phù hợp với đốitượng nghiên cứu là sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong cả balĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy và từ trong những lĩnh vực ấy rút ra được nhữngquy luật của mình. Nội dung của phép biện chứng duy vật gồm hai nguyên lý, sáucặp phạm trù và ba quy luật cơ bản. Sự phân biệt giữa các nguyên lý với các cặpphạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật càng làm rõ ý nghĩa cụ thểcủa chúng. Hai nguyên lý khái quát tính biện chứng chung nhất của thế giới; cáccặp phạm trù phản ánh sự tác động biện chứng giữa các mặt của sự vật, hiệntượng, chúng là những mối liên hệ có tính quy luật trong từng cặp; còn các quyluật là lý luận nghiên cứu các mối liên hệ và khuynh hướng phát triển trong thếgiới sự vật, hiện tượng để chỉ ra nguồn gốc, cách thức, xu hướng của sự vận động,phát triển. Điều này nói lên những khía cạnh phong phú của sự vận động và pháttriển của sự vật, hiện tượng.3] Phép biện chứng có vai trò phương pháp và phương pháp luận đối với hoạtđộng nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng của con người.Câu hỏi 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật?ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Khái niệm. Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để kháiquát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiệntượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cơ sở lý luậncủa mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới; theo đó các sựvật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũngchỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.2] Tính chất của các mối liên hệ phổ biếna] Tính khách quan. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của cácmối liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật chất. Có mối liên hệ, tác động giữacác sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vàcái tinh thần. Có cái liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như mốiliên hệ và tác động giữa các hình thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ,tác động đó, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫnnhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.b] Tính phổ biến. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệtnhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội,trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sựvật, hiện tượng.c] Tính đa dạng, phong phú. Có nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt khônggian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mốiliên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới.Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượngcụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng cónhững mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫunhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ chỉ đóng vai trò phụ thuộc[không bản chất]. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu v.v chúng giữnhững vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trongnhững mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn củathế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thểgiải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệcó hình thức, vai trò khác nhau.3] Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ nguyên lývề mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diệntrong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu xemxét sự vật, hiện tượng a] trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộphận, các yếu tố, các thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng. b] trong mối liênhệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xungquanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp. c] trong khônggian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật,hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó. d] Nguyêntắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy cácmặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, khôngthấy được mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật nguỵ biện và chủnghĩa chiết trung.Câu hỏi 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Trong phép biện chứng duy vật, phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấpđến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần,vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chấtra đời. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở những mâu thuẫn bên trong của sự vật,hiện tượng.2] Tính chất của sự phát triển. a] Tính khách quan. Nguồn gốc và động lực của sựphát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. b] Tính phổ biến. Sự pháttriển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. c] Tính kế thừa. Sự vật, hiệntượng mới ra đời từ sự phủ định có tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từsự vật, hiện tượng cũ, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọcvà cải tạo những mặt còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ, chuyển sang sự vật,hiện tượng mới, gạt bỏ những mặt tiêu đã lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượngcũ cản trở sự phát triển. d] Tính đa dạng, phong phú. Tuy sự phát triển diễn ratrong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại cóquá trình phát triển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự pháttriển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tácđộng lên sự phát triển đó.3] Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển. Từ nguyên lý về sựphát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong hoạtđộng nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này giúp chúng ta nhận thứcđược rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynhhướng phát triển của chúng thì phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vậnđộng, trong sự biến đổi của nó.Nguyên tắc phát triển yêu cầu a] Đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động, pháthiện được các xu hướng biến đổi, phát triển của nó để không chỉ nhận thức sự vật,hiện tượng ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển.Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, còn động lực của sự pháttriển là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiệntượng đó.b] Nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn pháttriển có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm ra những hìnhthức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc, thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự pháttriển đó.c] Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm, sớm pháthiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phảichống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến v.v bởi nhiều khi cái mới thất bạitạm thời, tạo nên con đường phát triển quanh co, phức tạp. Trong quá trình thaythế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cáicũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.Câu hỏi 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật?Đáp.Câu trả lời gồm ba ý lớn là định nghĩa các phạm trù; nêu mối quan hệ biệnchứng giữa các phạm trù và ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệđó.1] Định nghĩa. Cái riêng [cái đặc thù] là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật,một hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ nhữngmặt, những đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lạiở sự vật, hiện tượng khác. Cái chung [cái phổ biến] là phạm trù triết học dùng đểchỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng,một quá trình nhất định mà chúng còn được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiệntượng khác nữa.2, 3] Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, tồn tại trong mối liên hệ với cáichung cho nên để giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề riêng thì không thểlảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung, nghĩa là phải giải quyết những vấnđề lý luận liên quan đến vấn đề riêng đó để tránh sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳtiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện mình nênchỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, trong các sự vật, hiện tượng, quá trìnhriêng lẻ, cụ thể chứ không phải tìm trong ý muốn chủ quan của con người.Vì cái chung tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận này tácđộng qua lại với những mặt còn lại của cái riêng, tức là với những mặt không gianhập vào cái chung, nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng dướidạng đã bị cải biến.Vì cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối mọi cái riêng, nên phải biết pháthiện ra cái chung, vận dụng cái chung để tạo ra cái riêng. Từ điều này rút ra kếtluận là bất kỳ một cái chung nào khi được áp dụng vào từng trường hợp riêngcũng cần được cá biệt hoá. Trong việc vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, nếu không chú ý đến sự cábiệt đó mà áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽ rơi vàobệnh tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu bỏ quên, xem thường cái chung, chỉtuyết đối hoá cái riêng, cái đơn nhất thì sẽ rơi vào bệnh hữu khuynh, tuỳ tiện, kinhnghiệm chủ nghĩa.Vì trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cáichung và ngược lại cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất cho nên tronghoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn, nếu cái đơn nhất là cái có lợi thì tạo điềukiện thuận lợi để nó chuyển hoá thành cái chung và ngược lại, nếu cái chungkhông còn là cái phù hợp thì tác động để cái chung chuyển hoá thành cái riêng.Câu hỏi 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật?Đáp.Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Định nghĩa.Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật,hiện tượng. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng,là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật, hiệntượng và không chỉ là cái biểu hiện bên ngoài mà còn là cái biểu hiện cấu trúc bêntrong của sự vật, hiện tượng.2,3] Vì nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống lại cả hai khuynh hướng hoặc tuyệtđối hoá nội dung mà coi nhẹ hình thức, hoặc tuyệt đối hoá hình thức mà coi nhẹnội dung.Vì một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại, nên cần phải sửdụng mọi loại hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biếnnhững hình thức vốn có, lấy cái này bổ sung, thay thế cho cái kia để làm cho bấtkỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ để phục vụ cho nội dung mới. V.I.Lêninkịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận những hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ chỉmuốn làm theo cái cũ, đồng thời ông cũng phê phán thái độ phủ nhận vai trò củahình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ mộtcách tuỳ tiện, không căn cứ.Vì nội dung quy định hình thức nên phải căn cứ vào nội dung. Nếu muốn biến đổisự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của chúng.Đồng thời, vì hình thức có tác động ngược lại lên nội dung, thúc đẩy hoặc kìmhãm nội dung phát triển nên cần luôn theo dõi để kịp thời can thiệp vào tiến trìnhbiến đổi của hình thức để đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung.Câu hỏi 22. Cặp phạm trù tất nhiên-ngẫu nhiên của phép biện chứng duyvật?Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1] Định nghĩa.Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, do những nguyên nhân cơ bảnbên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phảixẩy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên là cái do mối liên hệ khôngbản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định, có thể xuất hiện,có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.2,3] Vì tất nhiên, trong những điều kiện nhất định, dứt khoát phải xẩy ra như thếnên trong hoạt động thực tiễn cần phải dựa vào tất nhiên chứ không dựa vào ngẫunhiên. Nhưng vì tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô sốngẫu nhiên nên chúng ta chỉ có thể nhận thức, chỉ ra được tất nhiên bằng cáchnghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua. Ngẫu nhiên tuy không chiphối sự phát triển của sự vật, hiện tượng nhưng có ảnh hưởng đến nhịp độ pháttriển, thậm chí đôi khi ngẫu nhiên có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật,hiện tượng đột ngột biến đổi, do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà luôn cónhững phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.Vì ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối, có cái ở nơi này, mặtnày, mối liên hệ này là tất nhiên nhưng ở nơi kia, mặt kia, mối liên hệ kia lại làngẫu nhiên và ngược lại, do vậy cần lưu ý đến đặc điểm đó để tránh sự nhìn nhậncứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.Khi nghiên cứu các cặp phạm trù cần liên hệ chúng với nhau và với các quy luậtcơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi thế giới muôn hình, muôn vẻ, cho nên, dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các cặp phạm trù hoặc cácquy luật cơ bản sẽ không phản ánh được các mối liên hệ bản chất của thế giới mộtcách đầy đủ.Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpnêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn1] Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật. Là một trong ba quyluật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cácmặt đối lập [quy luật mâu thuẫn] chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự vậnđộng, phát triển. Nắm vững được nội dung của quy luật này tạo cơ sở cho việcnhận thức các phạm trù và quy luật khác của phép biện chứng duy vật; đồng thờigiúp hình thành phương pháp tư duy khoa học, biết khám phá bản chất của sự vật,hiện tượng và giải quyết mâu thuẫn nảy sinh.2] Nội dung quy luật.a] Các khái niệm của quy luật. Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những yếu tố,những thuộc tính khác nhau có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau cùng tồntại khách quan trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tácđộng lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫnbiện chứng quy định sự biến đổi của các mặt đối lập nói riêng và của sự vật, hiệntượng nói chung. Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự không tách rời nhau, cùngtồn tại đồng thời và mặt đối lập này phải lấy mặt đối lập kia làm cơ sở cho sự tồntại của mình. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập còn gọi là sựđồng nhất giữachúng do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Do sự đồngnhất giữa các mặt đối lập, nên trong nhiều trường hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện vàhoạt động, trong những điều kiện nào đó, tạo sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặtđối lập. Đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, với sự đối lập, bởi mỗi sự vậtvừa là bản thân nó, vừa là một cái khác với chính bản thân nó; trong đồng nhất đãbao hàm sự khác nhau, đối lập. Các mặt đối lập luôn tác động qua lại với nhautheo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau; người ta gọi đó là đấu tranh giữa cácmặt đối lập và sự đấu tranh đó không tách rời với sự khác nhau, thống nhất, đồngnhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.b] Vai trò của mâu thuẫn biện chứng đối với sự vận động và phát triển. Theo Ph.Ăngghen, nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồngốc của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng là sự tác động lẫn nhaugiữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Có hai loại tác động lẫn nhau dẫnđến vận động. Đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và sự tácđộng lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Cả hai loại tácđộng này tạo nên sự vận động; nhưng chỉ loại tác động thứ hai- loại tác động lẫnnhau giữa các mặt đối lập do mâu thuẫn giữa chúng tạo nên mới làm cho sự vật,hiện tượng phát triển.c] Một số loại mâu thuẫn. +] Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với mộtsự vật, hiện tượng, người ta phân mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong- là sự tácđộng qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập, là mâu thuẫn nằm ngaytrong bản thân sự vật, hiện tượng, đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với quátrình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn bên ngoài là mâuthuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau có ảnhhưởng đến sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, nhưng phải thông quamâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.+] Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, người taphân mâu thuẫn thành mâu thuẫn cơ bản- là mâu thuẫn quy định bản chất của sựvật, hiện tượng, quy định sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong tất cả các giaiđoạn, từ lúc hình thành cho đến lúc kết thúc và mâu thuẫn này tồn tại trong suốtquá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn không cơ bản chỉ là mâu thuẫnđặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng, chịu sự chi phối củamâu thuẫn cơ bản; là mâu thuẫn chỉ quy định sự vận động, phát triển của một hoặcvài mặt nào đó của sự vật, hiện tượng.+] Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng trong một giai đoạn nhất định,người ta phân mâu thuẫn thành mâuthuẫn chủ yếu- là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất địnhcủa sự vật, hiện tượng; có tác dụng quy định những mâu thuẫn khác trong cùngmột giai đoạn của quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Giải quyết mâuthuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết những mâu thuẫn khác ở cùng giaiđoạn. Sự phát triển, chuyển hoá của sự vật, hiện tượng sang hình thức khác phụthuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn thứ yếu là những mâuthuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiệntượng. Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu, thứ yếu chỉ là tương đối, tuỳtheo từng hoàn cảnh cụ thể; có những mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu,song trong điều kiện khác lại là thứ yếu và ngược lại.+] Căn cứ vào tính chất của các lợi ích cơ bảnlà đối lập nhau của các giai cấp, ởmột giai đoạn nhất định, người ta phân mâu thuẫn xã hội thành mâu thuẫn đốikháng- là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, giữa những xuhướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được. Đó làmâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột; giữa giai cấp thống trị và giaicấp bị trị. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng,những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bảnkhông đối lập nhau. Các mâu thuẫn đó là cục bộ, tạm thời.c] Kết luận. Nội dung quy luậtnói lên rằng, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trongsự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vậnđộng, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân. Quátrình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lậpmà kết quả là mâu thuẫn giữa chúng được giải quyết; xuất hiện sự thống nhất mớicùng với sự hình thành mâu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thốngnhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêngcủa mình.+] Giai đoan một [giai đoạn khác nhau]- khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, mâuthuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhaugiữa các mặt đối lập.+] Giai đoạn hai [giai đoạn từ khác nhau chuyển thành mâu thuẫn]- trong quá trìnhvận động, phát triển của các mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau vàbài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn một; sự khác nhau chuyển thành mâu thuẫn.+] Giai đoạn ba [giai đoạn giải quyết mâu thuẫn]- khi hai mặt đối lập xung đột gaygắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đó sẽ hoặc chuyển hoá lẫn nhau; hoặctriệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bị triệt tiêu; sự vật, hiện tượng chuyển sangchất mới. Mâu thuẫn được giải quyết với kết quả là hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ,sự thống nhất giữa hai mặt mới được hình thành cùng với sự hình thành của mâuthuẫn mới. Mâu thuẫn này lại được giải quyết làm cho sự vật, hiện tượng mới luônxuất hiện thay thế sự vật, hiện tượng cũ. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập làm chosự vật, hiện tượng không tồn tại vĩnh viễn trong một chất. Đó là quan hệ giữa mâuthuẫn biện chứng với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó mâuthuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, đấu tranh giữa các mặt đối lập là độnglực bên trong của sự vận động và phát triển.+] Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, là có điều kiện,thoáng qua, nghĩa là sự thống nhất đó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đốicủa sự vật, hiện tượng.+] Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, nghĩa là sự đấu tranh đó phávỡ sự ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng dẫn đến sự chuyển hoá về chất củachúng. Tính tuyệt đối của sự đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, phát triểndiễn ra không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Suy ra, sựvận động, phát triển là tuyệt đối.3] Từ nội dung quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật, rút ra một sốnguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.a] Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp chúng ta nhận thứcđúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt độngthực tiễn bằng con đường đi sâu nghiên cứu, phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật,hiện tượng. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn cần phải tìm ra thể thống nhất củanhững mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lậpvà những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó trong sựvật, hiện tượng.b] Quy luật mâu tbuẫn giúp khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phátsinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhaucủa các mặt mâu thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí củatừng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại, điều kiện chuyển hoá lẫn nhaugiữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúng sự vật, hiểu đúng xu hướng vận độngđể giải quyết mâu thuẫn.c] Quy luật mâu thuẫn giúp nhận thức được rằng, để thúc đẩy sự vật, hiện tượngphát triển phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn.Mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi; không nóng vộihay bảo thủ, trì trệ khi giải quyết mâu thuẫn.Câu hỏi 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến nhữngthay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật,hiện tượng?Đáp.Câu trả lời có ba ý lớn1] Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật. Là một trong ba quyluật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật về sự chuyển hoá từ những biếnđổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại [quy luật lượng đổi-chấtđổi] chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chấtchỉ xẩy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạtđến giới hạn- đến độ. Quy luật lượng đổi-chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự pháttriển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừacó bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuầntự, vừa có thể có những bước tiến vượt bậc.2] Nội dung quy luật.a] Các khái niệm của quy luật. Chất là tên gọi tắt của chất lượng dùng để chỉ tínhquy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ củacác thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúngmà không phải là cái khác [thể hiện sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó vớisự vật, hiện tượng khác]. Chất có đặc điểm cơ bản +] biểu hiện tính ổn định tươngđối của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi sự vật, hiện tượng này chưa chuyển hoáthành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiệntượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn. Trong mỗi giaiđoạn, sự vật, hiện tượng lại có chất riêng ở giai đoạn đó. Như vậy, +] mỗi sự vật,hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất.Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,

Video liên quan

Chủ Đề