Đề thi học kì 1 văn 11 Hai đứa trẻ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì lớp 11 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết. Đề đọc hiểu Những cái chết trẻ,Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ [Thạch Lam]

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016-2017 Môn thi: NGỮ VĂN 11

PHẦN ĐỌC HIỂU [2,0 điểm]
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Xã hội cứ phải “sốc” vì cái chết của mấy cô cậu trẻ tuổi với slogan [khẩu hiệu] “Việt Nam nói là làm !”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì ? Đó là những status [dòng trạng thái trên Facebook] nói rằng nếu được nhiều người like [thích, đồng tình] thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự tử ! Sau khi treo status “câu like” chưa đến một ngày thì các Facebooker [người dùng Facebook] này đã nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra. Lời nói không thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn comments [ý kiến], hàng trăm share [chia sẻ] khích bác, xúi giục, đe nẹt, chửi bới mà phần lớn đến từ những người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã phải làm đúng như đã nói, dù chỉ là nói trên Facebook !

Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !

[Dẫn theo Nguyễn Thị Hậu, Những cái chết trẻ, Vietnamnet.vn]

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì ? [0,5 điểm]
Câu 2. Theo anh/chị, ở đoạn trích trên, người viết có nên bỏ dấu ngoặc đơn và các từ trong dấu ngoặc đơn không ? Vì sao ? [1,0 điểm]
Câu 3. Anh/chị hiểu gì về thái độ của người viết qua câu văn: “Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !” ? [0,5 điểm]
PHẦN LÀM VĂN [8,0 điểm]
Câu 1 [2,0 điểm]Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 20 dòng] bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 [6,0 điểm]

Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ [Thạch Lam].

———-Hết———-

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN 11

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU2,0
1Phong cách ngôn ngữ báo chí [hoặc phong cách ngôn ngữ chính luận]0,5
2– Không nên0,25
– Vì đó là những yếu tố ngữ pháp và từ vựng dùng để giải thích ý nghĩa cho từ nước ngoài0,75
3Thái độ: thất vọng, lo ngại, chê trách, phê phán…
[Thí sinh có thể có những từ diễn đạt khác, miễn là cảm nhận được thái độ đúng đắn của người viết]
0,5
IILÀM VĂN8,0
1Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 dòng] bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích ở phần đề Đọc hiểu.2,0
– Nhận thức được hiện tượng được nêu trong đoạn trích: Tình trạng nghiện mạng xã hội đã phát triển theo hướng dị dạng trong một bộ phận giới trẻ. [Cụ thể: nghiện những câu chuyện khác người, hành động khác người và sẵn sàng bấm nút like, share cho ai đó đề xướng một hành động kỳ lạ. Điều này khiến cho người khởi xướng, ban đầu chỉ là đùa cho vui, sau bị thúc đẩy làm những hành động sai trái].0,5
– Bày tỏ được quan điểm riêng đúng đắn, tích cực, thuyết phục về hiện tượng được nêu.1,5
2Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam.6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn0,5
b. Xác định đúng luận đề0,25
c. Triển khai luận đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu luận đề.0,5
* Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên
Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn kiểu bài phân tích/ cảm nhận/ phát biểu cảm nghĩ…, song về cơ bản cần đảm bảo các nội dung sau:
– Trình bày được hoàn cảnh hai chị em Liên chờ tàu0,25
– Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên:+ Khi tàu chưa đến: đầy háo hức, mong chờ [tiếng reo giục giã hối thúc của Liên đối với An; cảm nhận và phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu…]+ Khi tàu đến: cảm nhận đoàn tàu trong không khí trang trọng [dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua…]; tâm trí choáng ngợp, say mê [đoàn tàu qua phố huyện chỉ trong khoảnh khắc nhưng được nhà văn miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từ điểm nhìn của hai chị em Liên]; lưu luyến, tiếc nuối khi đoàn tàu rời xa phố huyện [còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng…]

+ Khi tàu đã đi qua: Đầy xúc động [cầm tay em không đáp trước những chia sẻ của An, vỗ vai em, ngồi xuống chõng]; thoáng buồn, thất vọng [Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi , thưa vắng người và hình như kém sáng hơn]; mơ tưởng, hoài niệm về Hà Nội; buồn thương, chán chường trước cuộc sống hiện tại [Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ -> ám ảnh của sự nghèo khổ, tối tăm, tàn lụi nơi phố huyện]

3,0
* Đánh giá:– Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật:+ Kết cấu tâm lí: Mạch truyện phát triển theo dòng cảm xúc nhân vật. Nhà văn tập trung đi sâu miêu tả những cảm xúc tinh tế trong tâm hồn nhân vật, góp phần tạo nên chất trữ tình/ chất thơ cho tác phẩm+ Diễn biến tâm lí nhân vật Liên với nhiều sắc thái, xúc cảm đan xen nhau được miêu tả bằng nhiều hình thức: tả cảnh ngụ tình, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ nửa trực tiếp…+ Ngôn ngữ miêu tả: trong sáng, giàu sức biểu cảm, giàu giá trị tạo hình, giàu nhạc tính.+…– Ý nghĩa:+ Nhân vật Liên: Nỗi buồn chán trước cuộc sống thực tại; tâm hồn giàu khát vọng: mơ ước đổi thay, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn…+ Tác giả: buồn thương chân thành với cuộc sống nghèo khó, mỏi mòn; trìu mến nâng niu những xúc cảm đẹp đẽ, nên thơ của Liên; đồng cảm, chia sẻ, nâng đỡ khát vọng, mơ ước đổi thay của nhân vật…

+ Người đọc: Tình cảm dành cho nhân vật Liên; bài học nhân sinh qua thông điệp nghệ thuật của nhà văn

1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc về vấn đề nghị luận0,25
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu0,25

Xem thêm :

  • Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn
  • Tuyển tập đề thi, những bài văn hay, những nhận định văn học về Hai đứa trẻ -Thạch Lam : Hai đứa trẻ
  • Bài viết gợi ý:

    Tóm tắt nội dung tài liệu

    1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn lớp 11 Cơ bản Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin ĐỀ THI SỐ 1 Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1 [3 điểm] Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng , khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. [Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân] Câu 2 [7 điểm] Anh/ chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”[ Thạch Lam] ------------------ HẾT ------------------
    2. ĐÁP ÁN ĐÈ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LỚP 11 CB - ĐỀ SỐ 1 Câu Ý Nội dung Điểm I Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “ Huấn Cao, lạnh lùng, chúc 3,0 mũi gông nặng , khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuồng thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. 1 - Câu văn miêu tả chi tiết “ rỗ gông” của Huấn Cao khi bước chân vào 1,0 nhà ngục. Sự hiện hữu của 3 dấu phẩy khiến câu văn dài như được ngưng lại , ngắt nhịp. Tất cả gợi ấn tượng về hành động rỗ gông mạnh mẽ,dứt khoát đến lạnh lùng của Huấn Cao. 2 -Hành động rỗ gông ngang tàng ấy thể hiện thái độ coi khinh, thách 1,0 thức quyền lực ở người tử tù Huấn Cao 3 - Chỉ một chi tiết “ rỗ gông” như thế ,ngòi bút tài hoa của Nguyễn 1,0 Tuân đã tô đậm khí phách phi thường của Huấn Cao.Dẫu bị cầm tù về thân xác , người tử tù ấy vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. Ở chốn ngục tù, Huấn Cao vẫn hành động theo ý muốn của mình, không ai ngăn trở được. II Anh/ chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố 7,0 huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”[ Thạch Lam] 1 MỞ BÀI: 0,5 - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 2 THÂN BÀI: a, Cảm nhận chung về bức tranh đời sống phố huyện nghèo: 0,5 Bức tranh đời sống phố huyện nghèo được đan dệt từ thiên nhiên và con người . Đó là hình ảnh về về một bức tranh thiên nhiên về một miền quê yên tĩnh. Nhưng cảm giác bình lặng ấy chỉ là bề ngoài, thẳm sâu bên trong là những cuộc đời nghèo khổ, quẩn quanh. b, Phân trích bức tranh đời sống phồ huyện nghèo: 5,0 -Bức tranh thiên nhiên: 2,5 + Bức tranh thiên nhiên mở ra với những biểu hiện cụ thể: . Hình ảnh và màu sắc : Hoàng hôn đỏ rực , dãy tre làng đen sẫm. bầu trời thăm thẳm những vì sao, mặt đất lập lòe đom đóm, bóng tối thăm thẳm , dày đặc. . Âm thanh: Tiếng trống thu không “ gọi buổi chiều”, tiếng ếch nhái văng vẳng, tiêngs muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ. . Mùi vị: Mùi quen thuộc của cát bụi, “ mùi riêng của đất, của quê hương này”… => Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều muộn đang đi dần vào đêm- một thiên nhiên thấm đẫm chất thơ,êm ả, đượm buồn. Tát cả thấm đượm cảm xúc nâng niu của một nhà văn luôn nặng tình với những gì là biểu hiện của hồn xưa dân tộc. + Vai trò của hính ảnh thiên nhiên : . Gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện . Làm nền cho hoạt động của con người .Gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật .Tạo nên chất trữ tình riêng biệt cho truyện ngắn
    3. -Hình ảnh con người +Các hình ảnh và hoạt động: những người bán hàng về muộn đứng nán lại nói chuyện,mấy đứa trẻ nghèo lom khom nhặt nhạnh các thanh nứa , thanh tre trên nền chợ, chõng nước tồi tàn của mẹ con chị Tí, 2,5 gánh phở vắng khách của bác Siêu, cảnh nhếch nhác của gia đình bác Xẩm, cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên… +Các tâm trạng : buồn bã , ít hi vọng vào lối kiếm sống có tính chất cầu may hiện tại, mong đợi mơ hồ, xa xôi… => Tất cả được vẽ ra bằng một ngòi bút tả chân sắc sảo, rất gần với các nhà văn hiện thực phê phán… +Tình cảm nhà văn dành cho những người nghèo khổ nơi phố huyện: thông cảm, xót thương, muốn có sự thay đổi đến với cuộc đời của họ. Đánh giá: - Thạch Lam đã dựng nên bức tranh đời sống phố huyện nghèo bằng một chất thơ lặng lẽ mà đằm sâu. Những câu văn có nhịp điệu như những trang thơ cứ thấm vào tâm hồn người đọc. - Tác phẩm cũng là một khắc khoải đầy nhân ái của tấm lòng c, Thạch Lam dành cho con người. Đó là tư tưởng nhân đạo mới 0,5 mẻ chưa từng có trong văn học trung đại, được nảy sinh từ sự thức tỉnh sâu sắc của ý thức cá nhân, khao khát sự tồn tại thực sự có ý nghĩa của đời sống cá nhân. 3. KẾT BÀI : Khẳng đình vấn đề 0,5 + Chú ý: Học sinh có thể chọn những phương án lạp ý khác nhau nhưng cần đảm bảo kiến thức cơ ban, biết khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của những tín hiệu nghệ thuật. Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm, khuyến khích những bài viết sang tạo.
    4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 NỘI Môn: Ngữ văn lớp 11 Nâng cao TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Dành cho các lớp D, chuyên xã hội, ĐỀ THI SỐ 1 Anh, Pháp, Nhật, Sinh Buổi thi: Chiều ngày 21/12/2012 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- Câu 1: [4 điểm] Suy nghĩ của anh [chị] về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Câu 2: [6 điểm] Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. ----------------- HẾT ----------------
    5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LỚP 11 NC - ĐỀ SỐ 1 Câu 1: 1. Mở bài: 0.25 điểm 2. Thân bài a. Giải thích + Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.[0.25 điểm] + Cúi đầu: đầu hang, lùi bước, chấp nhận thất bại[0.25 điểm] → Câu nói khuyên con người không đầu hang, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố [0.5 điểm] b. Bàn luận [2 điểm] - Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm - Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều song gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình - Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người - Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích - Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh c. Bài học nhận thức, hành động [0.5 điểm] 3. Kết bài: [0.25 điểm] Câu 2: `1. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm [0.5 điểm]
    6. - Nêu khái niệm nghệ thuật tương phản: Là một bút pháp mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường vận dụng thủ pháp này để tô đậm sự đối lập gay gắt giữa các hiện tượng, sự vật, từ đó làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm [0.5 điểm] - Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ + Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng [phân tích dẫn chứng] [1.5điểm] + Tương phản giữa quá khứ và hiện tại [phân tích dẫn chứng] [0.5 điểm] + Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối- ánh sáng, quá khứ-hiện tại, hiện tại-tương lai, âm thầm, lặng lẽ-ồn ào, náo nhiệt,.. [2.0 diểm] → Tất cả nhằm thể hiện cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tẻ nhạt, tăm tối của những con người nơi phố huyên đang héo mòn vì bóng tối cuộc đời và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp hơn, từ đó thấy được tấm long chan chứa yêu thương của tác giả với những cuộc đời bé nhỏ nơi phố huyện [1 điểm] Tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ cho tác phẩm [0.5 điểm] --------------- Hết ---------------

    Page 2

    YOMEDIA

    Cùng tham khảo 2 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

    12-04-2014 694 36

    Download

    Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

    Video liên quan

    Chủ Đề