Đèo bồng nghĩa là gì

Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ Lazi
Mã số doanh nghiệp: 0108765276
Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: - ĐT: 0387 360 610

Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao
© Copyright 2015 - 2022 Lazi. All rights reserved.

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung
Hotline: 0942 079 358
Email:

Ý nghĩa của từ đèo bòng là gì:

đèo bòng nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ đèo bòng. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa đèo bòng mình


1

19

  7

[Văn chương] mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm [thường nói về tình cảm yêu đương] "Vì cam c [..]


2

6

  6

đèo bòng

Có nghĩa là vương vít tình duyên.


3

7

  7

đèo bòng

Có nghĩa là vương vít tình duyên. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "đèo bòng". Những từ có chứa "đèo bòng" in its definition in Vietnamese. Vietnamese dictionary:  [..]


4

8

  8

đèo bòng

Có nghĩa là vương vít tình duyên

Tìm

đèo bòng

- Có nghĩa là vương vít tình duyên

nđg. Mang theo nặng nề. Đa mang chi nữa đèo bòng [Ô. Nh. Hầu].

Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

đèo bòng

đèo bòng

  • Be burdened with
    • Đèo bòng vợ con: To be burdened with family
    • Đèo bòng thuốc xái: To be burdened with opium addiction

Cũng nói về thân phận nàng Kiều, nhưng quan tân khoa tiến sĩ Kim Trọng thì dùng từ thuần Hán - Việt "bình bồng" để đối với "đỉnh chung". Còn lời Thúy Kiều dặn dò chàng Thúc Sinh là loại người "dại nết chơi bời" thì lại là các từ nôm na, dân dã "bèo bồng" để đi đôi với "nói sòng".

Khi tường thuật cuộc tiễn đưa Thúc Sinh về "huyện Tích, Châu Thường", các bản Truyện Kiều Quốc ngữ hiện nay đều chép lời Thúy Kiều dặn Thúc Sinh về nói với vợ cả Hoạn Thư là:

Đôi ta chút nghĩa đèo bòng
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh

với cách giảng nghĩa: "Đèo bòng: là có quan hệ tình duyên mật thiết, dan díu quấn quýt, thương yêu nhau lắm; và Nói sòng: tức nói thẳng, nói trắng ra không quanh co giấu giếm" [từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh].

Như vậy hai câu thơ trên sẽ thể hiện ý: Thúy Kiều xui Thúc Sinh về đến nhà sẽ "nói thẳng, nói trắng ra cái mối tình duyên mật thiết, quấn quýt của hai người" cho Hoạn Thư biết. Điều này không hợp lý vì Thúy Kiều chỉ là vợ lẽ, trong khi Hoạn Thư lại là con gái yêu của quan Tể tướng đã nổi tiếng, còn anh chồng họ Thúc chỉ là loại lúc nào cũng "những là e ấp dùng dằng" thì sao lại dám "nói sòng" cái quan hệ "đèo bòng" với Thúy Kiều cho Hoạn Thư nghe được.

Điều bất cập này xảy ra vì các nhà biên khảo Truyện Kiều đã phiên âm theo các bản Truyện Kiều Nôm sai lạc ra đời trong thế kỷ XX. Chúng tôi đã tìm đọc các bản Truyện Kiều chữ Nôm được khắc in trong đời Tự Đức cuối thế kỷ XIX thì thấy câu thơ trên phiên âm đúng phải là:

Đôi ta chút nghĩa bèo bồng
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh

Như vậy Thúy Kiều đã thực sự thông minh và sắc sảo khi đánh giá mối quan hệ của chàng Thúc Sinh với mình chỉ "lềnh bềnh như bèo trôi, tạm bợ như cỏ bồng, dễ bị gió cuốn bay tung không nơi chốn cố định".

Cách ví đời người con gái như "hoa trôi, bèo dạt" ta cũng đã thường thấy trong Truyện Kiều:

"Hoa trôi bèo dạt đã đành…
… Để cho đến nỗi trôi hoa, dạt bèo".

Thi thánh Đỗ Phủ đời Đường cũng có câu:

"Nhân sinh nan định kỳ, vãng vãng như bình bồng".

Tạm dịch:

"Đời người khó định kỳ ra
Bèo trôi, bồng cuốn biết là về đâu".

Và chính thi hào Nguyễn Du cũng đã dùng nguyên văn từ Hán - Việt "bình bồng" trong câu thơ sau để phù hợp với ngôn từ của quan tân khoa Kim Trọng:

Bình bồng còn chút xa xôi
Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an

với cách hiểu: "Bình bồng: Bèo nổi, cỏ bồng bay, đều là chuyển dời vô định" [Do câu: Bình phù, bồng phiêu, dụ hành tung chuyển tỉ vô định].

Ngẫm nghĩ kỹ ta càng thương xót hơn cho thân phận nàng Kiều. Bằng vào tài trí của mình, nàng đã thu phục được cảm tình của Thúc ông và quan phủ để chính thức được quan đứng ra tổ chức lễ cưới:

Kịp truyền sắm sửa lễ công
Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng ruổi sao

Thế nhưng Kiều đã không ỷ vào thế "Nam nhi ái hậu phụ" [đàn ông yêu vợ lẽ] mà vẫn thực sự biết mình, biết người, xác định rõ quan hệ của Thúc Sinh với mình chỉ là tạm bợ, hờ hững, nước chảy gió bay như "bèo bồng" mà thôi. Qua đó ta càng thấy cách dùng từ của thi hào rất tinh diệu, chuẩn xác.

Cũng nói về thân phận nàng Kiều, nhưng quan tân khoa tiến sĩ Kim Trọng thì dùng từ thuần Hán - Việt "bình bồng" để đối với "đỉnh chung". Còn lời Thúy Kiều dặn dò chàng Thúc Sinh là loại người "dại nết chơi bời" thì lại là các từ nôm na, dân dã "bèo bồng" để đi đôi với "nói sòng".

Như vậy lời dặn dò của Thúy Kiều với Thúc Sinh phải được chép là:

Đôi ta chút nghĩa bèo bồng
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh

Chủ Đề