Điện trường có thể ở đâu

Giới thiệu chuyên đề Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện trường, vật lý lớp 11 chương điện tích điện trường.
Chuyên đề Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện trường bao gồm bài giảng Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện trường, bài tập trắc nghiệm tĐiện trường, cường độ điện trường, đường sức điện trường. Chuyên đề chia làm nhiều trang các em nhớ chuyển trang theo mục lục để xem hết chuyên đề.

Mục lục chuyên đề Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện trường

  • Bài giảng điện trường là gì? đường sức điện trường
  • Bài tập điện trường, cường độ điện trường
  • Xác định vị trí mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0
  • Bài tập trắc nghiệm điện trường, cường độ điện trường


Video bài giảng điện trường là gì, cường độ điện trường, đường sức điện trường


Nhận biết sự tồn tại của điện trường:
Do không thể quan sát trực tiếp điện trường bằng mắt thường ta có rất nhiều cách để nhận ra sự tồn tại của điện trường thông qua các hiện tượng vật lý liên quan đến điện trường mà ta có thể quan sát được

Đưa một bóng đèn nhỏ lại gần quả cầu plasma tích điện đang đứng yên , ta thấy bóng đèn phát sáng. Tăng dần khoảng cách giữa bóng đèn và quả cầu plasma ta thấy độ sáng giảm dần cho đến khi tắt hẳn.​


Buộc vào một quả cầu các sợi dây nhỏ nhẹ, đầu có gắn các mút xốp. Ở thời điểm ban đầu khi quả cầu chưa tích điện các mút xốp rũ xuống do tác dụng của trọng lực. Khi tích điện cho quả cầu các mút xốp bay lơ lửng trong không trung theo nhiều hướng khác nhau.​

Kết luận: điện trường là môi trường đặc biệt bao quanh các hạt điện tích

Cách biểu diễn Điện trường

Tích điện trái dấu cho hai thanh kim loại sau đó nhúng vào trong môi trường dầu [cách điện], rắc một chút thuốc tím [KMnO4] lên và quan sát.​

Với nhiều thí nghiệm khác nhau, các nhà vật lý sẽ thu được hình dạng các đường sức điện của các điện tích khác nhau, để phân biệt giữa điện tích âm và điện tích dương ta qui ước chiều của các đường sức đi ra từ điện tích dương và đi vào điện tích âm.

Đường sức điện của các điện tích riêng lẻ


Đường sức điện của hệ hai điện tích trái dấu đặt cạnh nhau, và đường sức điện của hệ hai điện tích cùng dấu đặt cạnh nhau.​

Đường sức điện trường [đường sức điện]
là những đường vẽ trong không gian, điện trường sẽ tác dụng lực điện lên các điện tích thử đặt dọc theo đường sức điện.
Đặc điểm của đường sức điện:

  • Các đường sức điện không cắt nhau
  • Các đường sức điện là các đường có hướng, không khép kín, có thể bắt đầu từ điện tích dương kết thúc ở điện tích âm hoặc vô cực; hoặc có thể bắt đầu ở vô cực đi vào điện tích âm.
  • Nơi tâp trung nhiều đường sức điện tại đó tác dụng của điện trường sẽ mạnh và ngược lại
Cường độ Điện trường:
Là đại lượng đặc trưng cho cường độ mạnh hay yếu của điện trường tại điểm mà ta xét.
Biểu thức Cường độ điện trường tổng quát

\[E=\dfrac{F}{q}\]​

Biểu thức cường độ điện trường do một điện tích Q gây ra tại điểm cách nó khoảng r

\[E=\dfrac{k|Q|}{\varepsilon r^{2}}\]​

Trong đó:
  • E: cường độ điện trường [V/m]
  • r: khoảng cách từ điểm cần tính cường độ điện trường đến điện tích Q [ỏa
  • k=9.109 [N.m2/C2]
Cường độ điện trường E do Q gây ra không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q.
Véc tơ cường độ Điện trường:

\[\vec{E}=\dfrac{\vec{F}}{q}\]​


Biểu diễn véc tơ đường sức điện trường​

Điện trường đều:

là điện trường có đường sức điện song song cùng chiều cách đều nhau, cường độ điện trường tại mọi điểm có độ lớn như nhau


Đường sức của điện trường đều​

Trong các bài tập vật lý phổ thông về điện trường ta sử dụng điện trường đều để tính toán, trường hợp điện trường biến thiên đòi hỏi các phép toán tích phân, vi phân rất phức tạp.

Nguyên lí chồng chất điện trường:
Điện trường do nhiều điện tích gây ra tại một điểm bằng điện trường tổng hợp tại điểm đó

\[\vec{E} =\vec{E_{1}}+\vec{E_{2}}+...+\vec{E_{n}}\]​

Xem thêm:
Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lý lớp 11 chương điện tích, điện trường


nguồn: vật lý trực tuyến

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

8] Điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì? 9] Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì? 10] Viết công thức tính lực mà điện trường tác dụng lên một điện tích điểm q đặt trong nó? 11] Nêu những đặc điểm [điểm đặt, phương, chiều, độ lớn] của vectơ cường độ điện trường của 1 điện tích điểm? 12] Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường?

13] Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện?

1] Điện trường tồn tại xung quanh điện tích, có tính chất:nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó
2] Thương giữa $vectoF$ và $q$ đặc trưng cho điện trường ở điểm đang xét về mặt tác dụng lực gọi là cường độ điện trường
3] $vectoF=q.vectoE$
4] nguyên lí chồng chất giả sử ta có n điện tích điểm $Q_1;Q_2;Q_3,...,Q_n$. gọi cường độ điện trường của hệ ở một điểm nào đó là vecto E. cường độ điện trường chỉ của điện tích $Q_1$ là$vectoE_1$,cường độ điện trường chỉ của điện tích $Q_2$ là$vectoE_2$,.....,
cường độ điện trường chỉ của điện tích $Q_n$ là$vectoE_n$ tại điểm đang xét. khi đó ta có:
$vectoE=vectoE_1+vectoE_2+.....+vectoE_n$

9] Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì?

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của lục điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F lên điện tích thử q dương đặt tại điểm đó và độ lớn của q. $$E = \dfrac{F}{q}$$ Với: E là cđđt tại điểm đang xét [V/m] F: độ lớn lực điện [N] tác dụng lên q > 0 q: điện tích thử > 0 [C] Đơn vị cđđt là V/m.

11] Nêu những đặc điểm [điểm đặt, phương, chiều, độ lớn] của vectơ cường độ điện trường của 1 điện tích điểm?

Vectơ cđđt do 1 điện tích điểm gây ra có: -Điểm đặt: tại điểm đang xét -Phương: là đường thẳng nối điểm đang xét với điện tích -Chiều: hướng ra khỏi điện tích nếu q > 0 hướng vào điện tích nếu q < 0 -Độ lớn: $E=\dfrac{K|Q|}{r^2}$ Với: $k=9.10^9N.m^2/C^2$ : hệ số tỉ lệ Q: giá trị của điện tích [C] r: khoảng cách giữa điểm đang xét và điện tích [m]

12] Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường?

Nguyên lí chồng chất điện trường: Vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại một điểm bằng tổng các vectơ cường độ điện trường do các điện tích điểm gây ra tại điểm này. $$\vec{E}=\vec{E_1}+\vec{E_2}+...+\vec{E_n}$$

13] Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện?

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cđđt tại điểm đó. Đặc điểm của đường sức điện: -Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có duy nhất một đường sức điện. -Đường sức điện có hướng và hướng của nó tại một điểm cũng là hướng của vectơ cđđt tại điểm đó. -Đường sức điện của một điện trường tĩnh là những đường không khép kín đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Nếu chỉ có 1 điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc từ vô cực đến điện tích âm. -Để mô tả độ lớn của cđđt ta dùng mật độ đường sức, mật độ đường sức càng lớn thì điện trường càng mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề