Tp. hồ chí minh chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm phát biểu chỉ đạo hội nghị

* Công nhận 56 sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu TPHCM năm 2018

[Thanhuytphcm.vn] - Chiều 27/12, Sở Công Thương TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết tình hình phát triển công nghiệp, hoạt động thương mại năm 2018 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2019; công nhận sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ [CNHT] tiêu biểu TPHCM năm 2018. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Công thương TP, trong năm 2018, các chỉ tiêu ngành công thương tiếp tục tăng trưởng khá, cao hơn cùng kỳ, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. Quy mô sản xuất công nghiệp của TP ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp [DN] công nghiệp có sự gia tăng về sản lượng, nhiều dự án đầu tư mới đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả góp phần làm gia tăng chỉ số sản xuất công nghiệp TP. Đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp TP chiếm khoảng 45% sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng góp khoảng 16% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc.

Đồng thời, ngành công nghiệp phát triển đúng định hướng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, CNHT có bước phát triển và ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Chỉ số sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng trưởng ổn định qua các năm, giá trị tăng thêm 4 ngành chiếm 10% tổng GRDP và 54,3% toàn ngành công nghiệp TP.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hàng hóa được phát triển rộng khắp đến mọi tầng lớp nhân dân, trong đó ưu tiên khu vực ngoại thành, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mạng lưới chợ đã từng bước được sắp xếp, phân bố phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người dân từng khu vực.

Về nhiệm vụ năm 2019, Sở Công Thương TP cho hay sẽ thúc đẩy cơ cấu lại ngành công nghiệp; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới; nâng cao sự đóng góp của khoa học và công nghệ vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam.

Mặt khác, TP sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế. Bên cạnh đó, TP chú trọng phát triển bền vững nguồn hàng xuất khẩu; vận dụng phù hợp các quy định và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ lợi ích chính đáng của DN và người dân trong nước; phát triển thị trường nội địa; tận dụng tối đa các lợi thế và giảm thiểu các tác động bất lợi trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết. Ngoài ra, tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh DN khởi nghiệp sáng tạo.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh LiêmĐánh giá cao những kết quả đạt được của ngành công thương trong năm 2018 góp phần vào tăng trưởng kinh tế của TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cũng chỉ đạo Sở Công Thương TP trong năm 2019 tập trung cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch cho lãnh đạo TP gặp mặt DN, doanh nhân để lắng nghe ý kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN, hội ngành nghề phát triển. Đồng thời, sớm hoàn thành Đề án phát triển hệ thống logictics của TP; Đề án phát triển xuất nhập khẩu TP.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cũng yêu cầu Sở Công Thương TP tiếp tục tham mưu giải pháp phát triển hạ tầng thương mại của TP kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đầu tư giữa TPHCM với các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các DN.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm trao giấy chứng nhận về công nhận sản phẩm công nghiệp và CNHT tiêu biểu TPHCM năm 2018 cho 56 sản phẩm của 36 DN

Tại hội nghị, Sở Công Thương TPHCM đã công bố quyết định của UBND TPHCM và trao giấy chứng nhận về công nhận sản phẩm công nghiệp và CNHT tiêu biểu TPHCM năm 2018 cho 56 sản phẩm của 36 DN. Đây là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có thiết kế sáng tạo, có tính ưu việt, có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, có khả năng thay thế, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Đình Lý

Tin liên quan

Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: 

A. khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. 

B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. 

C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. 

D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Các câu hỏi tương tự

Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Dựa vào bảng 18.1 [SGK trang 69] vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở:

A. Hà Nội, Hải Phòng 

B. Hà Nam, Nam Định 

C. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 

D. Thái Bình, Ninh Bình

Dựa vào bảng 26.2 [SGK trang 97], hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.

Dựa vào hình 32.2 [SGK trang 119], hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Câu 21. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt.

C. Than đá.

D. Than gỗ.

Câu 22. Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 [Đơn vị: tỉ đồng]

 

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Câu 24. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 25. Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

A. đất phù sa màu mỡ.

B. nguồn nước mặt phong phú.

C. có mùa đông lạnh.

D. địa hình bằng phẳng.

Câu 26. Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là

A. than đá, bô xit, dầu mỏ.

B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu.

C. than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.

D. sét cao lanh, đá vôi, thiếc.

Câu 27. Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

B. Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.

C. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.

D. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.

Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiếu lao động có kĩ thuật.

C. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

D. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.

Câu 29. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 30. Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

A. diện tích lúa lớn nhất.

B. trình độ thâm canh cao.

C. sản lượng lúa lớn nhất.

D. hệ thống thủy lợi tốt.

Video liên quan

Chủ Đề