Đổ mồ hôi đầu nhiều là bệnh gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Mồ hôi đổ nhiều bất thường không liên quan đến nhiệt độ hoặc hoạt động thể chất. Đừng chủ quan khi không hoạt động mà vẫn đổ nhiều mồ hôi vì đó là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

1. Nguyên nhân

Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thần kinh của chúng ta tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Đổ mồ hôi cũng hay thường xảy ra, đặc biệt trong lòng bàn tay khi chúng ta lo lắng.

Thể thường gặp nhất của tăng tiết mồ hôi được gọi là tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát. Đối với thể này, những dây thần kinh chịu trách nhiệm thông báo cho các tuyến mồ hôi trở nên tăng động, thậm chí khi chúng không được kích hoạt do hoạt động thể chất hoặc tăng nhiệt độ. Với căng thẳng và lo lắng, vấn đề này thậm chí còn nghiêm trọng. Thể tăng tiết mồ hôi này thường xảy ra trong lòng bàn tay và đôi khi ở mặt.

Không có nguyên nhân y tế của thể tăng tiết mồ hôi này, nó có thể có yếu tố di truyền, bởi vì đôi khi nó xuất hiện giữa các thành viên trong gia đình.

Rối loạn hệ thần kinh dẫn tới đổ mồ hôi nhiều

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xuất hiện khi đổ mồ hôi quá nhiều do một vấn đề sức khỏe, thường ít gặp hơn. Nó có xu hướng gây đổ mồ hôi khắp cơ thể. Các tình trạng có thể gây ra đổ mồ hôi quá mức bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Trào huyết mãn kinh
  • Các vấn đề tuyến giáp
  • Hạ đường huyết
  • Một số loại ung thư
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Nhiễm trùng

Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây đổ mồ hôi quá mức, như cai nghiện Opioid.

2. Triệu chứng

Hầu hết mọi người đổ mồ hôi khi tập luyện hoặc gắng sức, trong môi trường nóng nực, hoặc lo lắng hay căng thẳng. Tuy nhiên, lượng mồ hôi đổ ra do tăng tiết mồ hôi hơn xa mức bình thường.

Tăng tiết mồ hôi thường ảnh hưởng đến tay, chân, nách hoặc mặt gây ra ít nhất một đợt một tuần, trong lúc thức và thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

3. Biến chứng

Các biến chứng của tăng tiết mồ hôi bao gồm

  • Nhiễm trùng. Những người đổ mồ hôi nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng da.
  • Ảnh hưởng đến đời sống xã hội và cảm xúc. Bàn tay dơ hoặc mướt mồ hôi và áo quần ướt đẫm gây nhiều lúng túng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc theo đuổi công việc và mục tiêu học tập.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Một số trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều đi kèm với chóng mặt, đau ngực hoặc buồn nôn.

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

  • Đổ mồ hôi làm gián đoạn thói quen hàng ngày

Khám bác sĩ vấn đề đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi gây khó khăn về mặt tình cảm hoặc chướng ngại giao tiếp xã hội

  • Đột nhiên đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Bị đổ mồ hôi đêm mà không có lý do rõ ràng

Điều trị tăng tiết mồ hôi thường có tác dụng, bắt đầu với các chất ngăn tiết mồ hôi cường độ theo toa. Nếu điều trị các chất ngăn tiết mồ hôi không đáp ứng, người bệnh có thể cần thử các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ tuyến mồ hôi hoặc ngắt kết nối các dây thần kinh chịu trách nhiệm gây quá sản mồ hôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

XEM THÊM:

  • Cách giảm tiết mồ hôi nách có thể tự thực hiện tại nhà
  • Mồ hôi ra nhiều không kiểm soát, điều trị thế nào?
  • Nên làm gì khi đã cắt hạch giao cảm nhưng mồ hôi lưng, ngực và chân vẫn nhiều?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Ngồi phòng máy lạnh, không vận động nhưng người vẫn ướt đẫm mồ hôi… là tình trạng cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư, cường giáp…

BS.CKI Trần Quốc Hoài, khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đổ mồ hôi là một phản xạ tự nhiên bình thường của cơ thể. Khi thân nhiệt tăng cao như thời tiết nắng nóng, hoạt động thể thao trong thời gian dài, sốt do viêm nhiễm… thì mồ hôi được tiết ra để làm nhiệm vụ cân bằng nhiệt độ, làm mát cơ thể và loại bỏ các độc tố.

Tuy nhiên, hiện tượng này được xem là bất thường và là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khi lượng mồ hôi tiết ra “như tắm” ngay cả khi ít hoạt động, đang nằm ngủ, ngồi yên hay trong môi trường mát mẻ.

Theo bác sĩ Hoài, tăng tiết mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng ở nhiều cơ quan như da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch… trong đó thần kinh điều hòa tuyến mồ hôi có thể bị ảnh hưởng và ở trạng thái luôn “bật” khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều và liên tục.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thay đổi nội tiết tố như sụt giảm testosterone ở nam và thiếu hụt estrogen ở nữ thường gây toát mồ hôi hơn. Sự thay đổi này khiến cơ thể truyền thông tin không chính xác cho trung khu não bộ rằng cơ thể đang quá nóng, dẫn đến tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, giảm nhiệt độ.

Bác sĩ Hoài lưu ý, người bệnh cũng có nguy cơ tiềm ẩn mắc các loại bệnh ung thư nguy hiểm khi có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm nếu có kèm biểu hiện khác như sốt cao, nổi hạch, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, người ớn lạnh, mệt mỏi… Tùy theo loại ung thư và giai đoạn sẽ có những cơ chế khác nhau gây tăng tiết mồ hôi. Nếu như cơ thể người bệnh u gan sản xuất quá mức lượng adrenaline; người bệnh ung thư hạch bạch huyết, tế bào ung thư sản sinh ra các chất khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên; thì ở bệnh bạch cầu cấp là do thân nhiệt tăng để chống chọi nhiễm trùng, kết quả dẫn đến người bệnh bị sốt và đổ mồ hôi.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi như: giai đoạn mãn kinh ở nữ, rối loạn lo âu, béo phì, cường giáp, nhiễm trùng, bệnh Parkinson, tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, hay người bệnh lạm dụng chất kích thích…

Nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi nguyên phát

Theo ThS.BS Nguyễn Hồng Vinh, khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ngoài những nguyên nhân kể trên, khi cơ thể đổ mồ hôi đầm đìa, nhất là ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, trán, mặt hay nách… mà không phải do thời tiết nóng hay vận động cường độ cao, thì nguyên nhân có thể là do cường hệ thần kinh giao cảm, gây ra chứng tăng tiết mồ hôi. Có đến 3-5% dân số trên thế giới đang mắc bệnh này, khiến tay chân luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí mồ hôi nhỏ giọt, gây nhiều phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Bàn tay đẫm mồ hôi do cường hệ thần kinh giao cảm.

“Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ít xâm lấn dành cho người bị tăng tiết mồ hôi được các bác sĩ chỉ định, như: chất chống mồ hôi có chứa nhôm clorua làm tắc tuyến mồ hôi; công nghệ điện chuyển ion giảm hoạt động tuyến mồ hôi; tiêm botulinum ngăn chặn tín hiệu kích hoạt các tuyến mồ hôi, hay sử dụng thuốc kháng cholinergic, chống trầm cảm… Tuy nhiên, các biện pháp chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, mức độ tiết mồ hôi không nhiều, vì các biện pháp đều có nguy cơ và hiệu quả giới hạn nên đôi khi người bệnh cần được điều trị lại nhiều lần”, bác sĩ Vinh cho biết.

Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt hạch thần kinh giao cảm với nhiều ưu điểm nổi bật đang là phương pháp được áp dụng đầu tiên và phổ biến hiện nay trên thế giới để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Trong đó, hơn 98% người bệnh sẽ có một bàn tay khô ráo ngay sau khi mổ. Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng chỉ 20 – 30 phút, thông qua một vài vết mổ nhỏ [0,5-1cm] ở vùng nách, bác sĩ đưa dụng cụ nội soi vào và dùng nhiệt để đốt hạch giao cảm. Đây là kỹ thuật hiện đại, thẩm mỹ, ít tái phát, an toàn, nhanh hồi phục nếu được thực hiện ở những cơ sở y tế chuyên sâu, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Người bệnh chỉ cần theo dõi nội trú từ 1 đêm và được xuất viện.

“Hiện tượng đổ mồ hôi tưởng bình thường trong cuộc sống hằng ngày nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Mỗi người nên theo dõi sức khỏe bản thân để nhận diện được những sự bất thường, kịp thời đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp”, bác sĩ Vinh khuyến nghị.

Chủ Đề