Đối tượng tham gia của Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học gồm

1. Đối tượng:

- Sinh viên hiện đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng và Học viện trên toàn quốc đều có quyền đăng ký tham gia theo hình thức cá nhân hoặc tập thể [mỗi tập thể không quá 05 sinh viên].

2. Số lượng:

- Mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia 01 hoặc nhiều đề tài/công trình.

- Mỗi đơn vị gửi tối đa 10 đề tài cho một lĩnh vực.       

3. Nội dung:

- Giải thưởng dành cho những đề tài/công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Yêu cầu: Đề tài/công trình gửi tham gia dự thi phải đảm bảo tính khoa học, có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng ứng dụng thực tiễn.

4. Lĩnh vực, chuyên ngành đăng ký [liên quan chuyên ngành đào tạo tại USTH]

Stt

Tên lĩnh vực

Chuyên ngành tiêu biểu

1.

Công nghệ Hóa – Dược

Hóa học. Công nghệ Hóa học. Vật liệu mới – Công nghệ Nano. Dược liệu.

Chuyên ngành khác.

2.

Công nghệ Sinh – Y sinh

Sinh học. Công nghệ Sinh học. Y học. Y tế công cộng.

Chuyên ngành khác.

3.

Công nghệ thông tin

Toán tin học. Công nghệ Phần mềm. Điện tử Viễn thông. Mạng Máy tính - Truyền thông. Trí tuệ nhân tạo.

Chuyên ngành khác.

4.

Công nghệ Thực phẩm

Công nghệ chế biến thực phẩm, đồ uống. Công nghệ sau thu hoạch. Công nghệ lên men. Khoa học thực phẩm – Dinh dưỡng.

Chuyên ngành khác.

5.

Kỹ thuật Công nghệ

Vật lý Điện - Điện tử Cơ khí, Tự động hóa Kỹ thuật nhiệt Công nghệ Kỹ thuật ô tô Giao thông Vận tải

Chuyên ngành khác.

6.

Tài nguyên và Môi trường

Khoa học Trái đất. Tài nguyên. Môi trường. Công nghệ Môi trường. Kỹ thuật Môi trường. Biến đổi khí hậu.

Chuyên ngành khác.

5. Các tiêu chuẩn để đánh giá công trình nghiên cứu:

Hội đồng khoa học đánh giá các đề tài, công trình dự thi vòng bán kết theo thang điểm 100 với các tiêu chí đánh giá như sau:

  • Mục đích, ý nghĩa và khả năng ứng dụng của đề tài/ công trình nghiên cứu [tổng cộng 30 điểm]. Tiêu chí chính để tính điểm gồm:

- Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu rõ ràng, cụ thể [thang điểm 10].

- Giới thiệu được tính khoa học, tính sáng tạo, tính mới trong chuyên ngành, trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề [thang điểm 20].

  • Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu [tổng cộng 50 điểm]. Tiêu chí chính để tính điểm gồm:

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, phương pháp và kết quả nghiên cứu được xác định [thang điểm 30].

- Có những giải pháp, kiến nghị, đề xuất có giá trị [thang điểm 20].

  • Hình thức trình bày đề tài [tổng cộng 20 điểm]. Tiêu chí chính để tính điểm gồm:

- Hình thức trình bày đề tài khoa học, rõ ràng, có biểu mẫu, hình minh họa chi tiết [thang điểm 10].

- Có trích dẫn cụ thể các nguồn tài liệu tham khảo [thang điểm 10].

6. Bố cục công trình nghiên cứu

  • Đặt vấn đề: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài.
  • Tổng quan tài liệu: Tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả [nhóm tác giả].     
  • Mục tiêu - Phương pháp: Mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu.
  • Kết quả - Thảo luận: Nội dung - kết quả nghiên cứu đạt được.
  • Kết luận - Đề nghị: Nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, qui mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các công trình trước đây của tác giả [nếu có].

7. Hình thức trình bày:

  • Nội dung công trình được đánh máy trên giấy A4 [210 x 297 mm], khuyến khích in 02 mặt, phông chữ Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang.
  • Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1.; 1.1.1...
  • Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường, các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng. Bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh họa... phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.
  • Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó hoặc theo cách phiên âm hệ chữ Latinh [căn cứ vào tài liệu tham khảo].
  • Không viết tên tác giả, tên trường, tên giảng viên hướng dẫn; không viết lời cám ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch dưới các câu trong toàn bộ công trình và không được ký tên. Mục đích nhằm thể hiện tính khách quan, đảm bảo công bằng khi chấm điểm và đánh giá.
  • Trang bìa của công trình phải được đóng bằng giấy bìa, màu xanh nước biển, gáy dán keo màu xanh dương đậm [không dùng gáy lò xo].
  • Phần công trình:

- Tóm tắt công trình [bắt đầu từ trang thứ nhất] tối đa 1 mặt giấy A4.

- Nội dung công trình [trình bày từ trang kế tiếp].

* Lưu ý: Ban tổ chức chỉ nhận các công trình, đề tài viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh, không nhận các đề tài viết bằng các ngôn ngữ khác; không để tên tác giả, tên trường trong toàn bộ nội dung nghiên cứu, kể cả phụ lục và phiếu khảo sát.

8. Hồ sơ tham dự:

Phòng Đổi mới và chuyển giao công nghệ DRITT
Mail:

Thời gian: Nộp trước 23h59’ ngày 20/9/2020

Hồ sơ tham dự gồm:

  • Phiếu đăng ký công trình tham dự Giải thưởng của tác giả hay nhóm tác giả công trình [01 bản theo mẫu M01, có dán hình 3x4].
  • Bản sao Chứng minh nhân dân [CMND] không cần công chứng của tác giả, nhóm tác giả [nếu là nhóm tác giả, photo CMND của tất cả thành viên trong nhóm].
  • Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả dự thi nộp về Ban tổ chức Giải thưởng 02 quyển đề tài công trình nghiên cứu tại vòng bán kết.
  • Phiếu đánh giá, nhận xét hoặc biên bản họp xét chọn đề tài gửi dự thi Giải thưởng của Hội đồng khoa học cấp trường.
  • Mỗi đề tài tự thiết kế một poster giới thiệu kết quả nghiên cứu theo kích thước 0,8m x 1,3m [khổ dọc] để phục vụ công tác truyền thông và tham gia các hoạt động bình chọn đề tài [chỉ cần nộp file khi đơn vị đăng ký trực tuyến].

Thời hạn nộp hồ sơ: Ban tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia của các trường vào ngày 30/9/2020 tại địa điểm: Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh [01 Phạm Ngọc Thạch, P.Bến Nghé, Quận 1].

Để biết thêm thông tin về Giải thưởng, xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ

Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1. TP. Hồ Chí Minh;

Điện thoại: 028.38.233363 - 028.38.230780.

Website: www.khoahoctre.com.vn; Email:

9. Giải thưởng

  • Tất cả tác giả và người hướng dẫn của các công trình nghiên cứu khoa học tham gia Giải thưởng sẽ được cấp Giấy chứng nhận tham dự Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka lần thứ 22 năm 2020.  
  • Đối với cá nhân là người hướng dẫn có các công trình nghiên cứu đạt giải Đặc biệt và giải Nhất sẽ được tặng bằng khen của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; người hướng dẫn có các công trình nghiên cứu đạt đạt giải Nhì và giải Ba sẽ được tặng bằng khen của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đề tài đạt giải Đặc biệt và giải Nhất sẽ được Ban tổ chức và Hội đồng khoa học xem xét các bài báo khoa học và được đăng trên Chuyên san Khoa học trẻ của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP. Hồ Chí Minh [ISSN: 2354 – 1105]  hoặc Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sau khi được Hội đồng khoa học phản biện.
  • Giá trị giải thưởng cho các đề tài đoạt giải:                      
  • Ban tổ chức và đại diện hội đồng khoa học họp xem xét từ các đề tài đạt giải Nhất của tất các các lĩnh vực, chọn ra 01 đề tài có chất lượng và có điểm số cao nhất [yêu cầu đạt từ 95 điểm trở lên] để trao giải Đặc biệt, trị giá: 20.000.000 đồng/giải và Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ, Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn.

- Ở mỗi lĩnh vực dự thi sẽ có cơ cấu và mức giải thưởng là: 

+ 01 Giải Nhất: 10.000.000 đồng/giải và Bằng khen Bộ Khoa học và Công nghệ, Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn.

+ 01 Giải Nhì: 5.000.000 đồng/giải và Bằng khen Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

+ 01 Giải Ba: 3.000.000 đồng/giải và Bằng khen Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

+ Các giải Khuyến khích: 2.000.000 đồng/giải và Bằng khen Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề