Khái niệm Công nghệ dạy học có thể được hiểu là

Nguyễn An Quyên tổng hợp từ BrainCert Academy

Bài đăng trên Dạy & học số 1, tháng 7, 2018

Công nghệ giáo dục là sử dụng hiệu quả các công cụ công nghệ vào quá trình học tập. Theo định nghĩa, công nghệ giáo dục đề cập đến một loạt các công cụ như các phương tiện truyền thông, máy móc, thiết bị mạng, bên cạnh đó là các phương thức để ứng dụng hiệu quả công nghệ vào thực tế giảng dạy.

Công nghệ giáo dục bao gồm các phương tiện truyền thông với khả năng truyền tải chữ viết, âm thanh, hình ảnh, hoạt ảnh, video trực tuyến; các ứng dụng công nghệ như băng ghi âm, ghi hình, TV vệ tinh, CD-ROM, đào tạo trên nền tảng máy tính, nền tảng web và các mạng nội bộ, mạng diện rộng [Intranet/Extranet]. Các hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông, dù độc lập hay dựa trên các hệ thống mạng Internet hoặc mạng nội bộ, đều phải dựa trên nhiều quy trình đào tạo trực tuyến [e-learning].

Đồng bộ và bất đồng bộ

Việc học tập có thể được tổ chức trong hoặc ngoài lớp học. Người học có thể học theo tốc độ riêng, không cùng thời điểm [bất đồng bộ] hoặc có thể được giảng dạy trực tiếp bởi giáo viên [đồng bộ]. Sự kết hợp giữa phương pháp học từ xa và dạy học trực tiếp [face-to-face] được gọi là học tập hỗn hợp [blended learning]. Lớp học ảo có thể được sử dụng bởi cả người học và người dạy tại nhà, trường học [đối với chương trình K-12 hoặc cao học], doanh nghiệp và các trường hợp khác cần sự phối hợp trực tuyến hiệu quả.

Các công cụ đào tạo có thể tạo ra sự đồng bộ hoặc bất đồng bộ. Học đồng bộ là khi tất cả người tham gia cùng tương tác trong thời gian thực. Trong khi đó, người học bất đồng bộ được học theo tốc độ riêng của mình, mỗi người tham gia có thể tương tác và trao đổi thông tin mà không phụ thuộc vào sự tham gia của những người khác tại cùng một thời điểm.

Học đồng bộ có nghĩa là việc trao đổi ý kiến và thông tin với một hoặc nhiều người diễn ra tại cùng một thời điểm. Ví dụ như các cuộc trao đổi trực tiếp, giảng dạy trực tuyến với giáo viên trực tiếp tương tác, phản hồi, hội thoại Skype, phòng chat hay lớp học ảo với tất cả người tham gia đều trực tuyến và phối hợp cùng lúc. Vì các học viên được phối hợp với nhau, việc học đồng bộ giúp học viên cởi mở hơn khi phải nghe và học từ chính bạn học. Học đồng bộ cũng giúp tăng nhận thức trực tuyến và cải thiện kĩ năng viết của người học.

Việc học bất đồng bộ sử dụng các công nghệ như email, blog, bách khoa toàn thư [wiki], bảng tranh luận, sách giáo khoa & văn bản trực tuyến, các khóa học ghi âm hoặc video, mạng xã hội nền web. Trong các khóa học trực tuyến bất đồng bộ, học viên có thể học theo tốc độ riêng. Học viên có thể nghe một bài giảng hai lần, dành thời gian để nghĩ về một câu hỏi mà không lo làm chậm lớp học. Qua các lớp học trực tuyến, học viên có thể đạt bằng cấp nhanh hơn, có thể học lại mà không ngại việc học chung với các học viên ít tuổi hơn. Học viên có thể tiếp cận rất nhiều các khóa học đa phương tiện khi học trực tuyến, đồng thời học các khóa ở đại học, đi thực tập, chơi thể thao hay làm việc mà vẫn có thể tốt nghiệp lớp học.

Học tập tuyến tính

Hình thức dạy học/đào tạo trên máy tính [Computer-Based training, hay CBT] đề cập đến các hoạt động học tập chủ động theo tốc độ tiếp thu cá nhân, được thực hiện trên máy tính hoặc các thiết bị cầm tay như máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Khởi nguyên của chương trình đào tạo CBT được thực hiện thông qua việc lưu trữ và phân phối nội dung thông qua CD-ROM và thường trình bày nội dung tuyến tính, tương tự như đọc một cuốn sách hay hướng dẫn trực tuyến. Vì lý do này, CBT thường được sử dụng để dạy các quy trình tĩnh, chẳng hạn như cách sử dụng phần mềm hoặc hướng dẫn hoàn thành các phương trình toán học. Giảng dạy qua máy tính được hiểu giống như như đào tạo qua web [WBT] – phương thức đào tạo thông qua Internet bằng trình duyệt web.

Đánh giá học tập trong đào tạo CBT thường là các loại đánh giá có thể dễ dàng chấm điểm bằng máy tính như câu hỏi trắc nghiệm, kéo và thả, mô phỏng hoặc các phương tiện tương tác khác. Các câu hỏi dễ dàng được ghi lại và lưu trữ thông qua phần mềm trực tuyến, cung cấp ngay lập tức kết quả cũng như trạng thái hoàn thành khóa học của người học. Người dùng thường có thể in các chứng chỉ hoàn thành sau khi kết thúc khóa học.

CBT có thể kích thích việc học nhiều hơn so với các phương pháp học tập truyền thống từ sách giáo khoa, hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn qua các lớp học. CBT có thể là một lựa chọn thay thế tốt cho các tài liệu học tập bản cứng bởi CBT có thể kết hợp các công cụ đa phương tiện, gồm cả video hay hình ảnh động để nâng cao chất lượng học tập.

Học tập cộng tác

Học tập cộng  tác thông qua máy tính [Computer-supported collaborative learning, hay CSCL] sử dụng các phương pháp giảng dạy được thiết kế nhằm khuyến khích hoặc yêu cầu học sinh làm việc cùng nhau trong các nhiệm vụ học tập. CSCL tương tự như khái niệm về thuật ngữ, “e-learning 2.0” [học trực tuyến] và “networked collaborative learning” [NCL, hay học tập cộng tác theo mạng lưới].

Với công nghệ Web 2.0, việc chia sẻ thông tin giữa nhiều người trong một mạng lưới đã trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Một trong những lý do chính cho việc gia tăng sử dụng công nghệ này là bởi nó được cho là “cái nôi phát triển những nỗ lực giáo dục sáng tạo và hấp dẫn”.

Sử dụng các công cụ xã hội Web 2.0 trong lớp học cho phép học sinh và giáo viên làm việc cộng tác, thảo luận ý tưởng và đẩy mạnh thông tin. Các công cụ cộng tác có thể chuẩn bị cho sinh viên các kỹ năng công nghệ cần thiết trong thị trường lao động hiện nay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHNKHOA SƯ PHẠMBỘ MÔN LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌCĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCPHƯƠNG PHÁP – CÔNG NGHỆ DẠY HỌCSỐ TÍN CHỈ: 2Hà Nội, 2011TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHNKHOA SƯ PHẠMBỘ MÔN LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌCKhóa đào tạo: Cử nhân sư phạm [Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử]Môn học: Phương pháp – Công nghệ dạy họcMã môn học: Năm thứ: 4 Học kỳ: 7A – 7BMôn học: Bắt buộc  Tự chọn 1. Thông tin về giảng viên1. TS. Tôn Quang CườngĐiện thoại: 0903-276534E-mail: òng Nhà C02. TS. Phạm Kim ChungĐiện thoại: 0974-126060E-mail: òng Nhà C03. ThS. Đào Thị Hoa MaiĐiện thoại: 0912-923889E-mail: òng Nhà C04. TS. Hoàng Thanh TúĐiện thoại: 0912-153496E-mail: òng Nhà C05. TS. Nguyễn Chí ThànhĐiện thoại: 0912-536234E-mail: òng Nhà C02Văn phòng Bộ môn LL-CNDH Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Khoa Sư phạmPhòng 207, nhà C0, Số182, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà NộiĐiện thoại: 04-35539608, số máy lẻ: 207 [208]Giờ làm việc: 8h00-17h00 hàng ngày [trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ]2. Các môn học tiên quyết- Các môn học chuyên ngành- Giáo dục học đại cương - Tâm lý học sư phạm 1, 2- Lý luận dạy học3. Các môn học kế tiếpChương trình, Phương pháp dạy học các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử4. Mục tiêu chung của môn học4.1. Mục tiêu nhận thức: Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ phải đạt những mục tiêu sau:- Nhận diện được khái niệm, bản chất đặc thù, tiêu chí phân loại và nguyên tắc lựa chọn PPDH;- Mô tả được các nguyên tắc, căn cứ và tiêu chí xây dựng hệ mục tiêu cho bài học, môn học, các bước cơ bản trong triển khai bài dạy;- Trình bày và phân tích được các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật triển khai một số PPDH cụ thể;- Liệt kê và đánh giá được các quan điểm về công nghệ dạy học và tích hợp phương tiện công nghệ trong dạy học;- Nêu và phân tích được nguyên lý vận hành, tính năng sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại. 4.2. Mục tiêu kỹ năng: Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ phải đạt những mục tiêu kỹ năng sau:a. Kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề [lựa chọn, vận dụng phù hợp, sáng tạo các PPDH trong việc triển khai quá trình dạy học]b. Kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm 3c. Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trìnhd. Kỹ năng xây dựng hệ mục tiêu trong dạy học [môn, chương, bài], thiết kế chương trình, giáo án dạy học; thiết kế bài dạy có tích hợp các yếu tố công nghệ, phương tiện hiện đạie. Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá f. Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin bằng các phương tiện công nghệg. Kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ [lời nói và phi lời nói], thuyết trình trước công chúng.h. Kỹ năng vận hành thành thạo một số phương tiện dạy học hiện đại4.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp: - Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai đoạn mới- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới PPDH- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp5. Mục tiêu nhận thức chi tiết Mục tiêuNội dungBậc I Bậc II Bậc IIIMỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌCIA1. Nêu được bản chất của PPDH, PPDH hiệu quảIA2. Phân biệt được các PPDH theo cấu trúc, bản chất của PPDHIA3. Mô tả lại được qui trình triển khai các PPDH cơ bảnIB1. Triển khai thực hành được các PPDH theo mục tiêu trong quá trình dạy học IB2. Sử dụng các căn cứ, tiêu chí phân loại để lựa chọn các PPDH phù hợpIB3. Vận dụng quan điểm công nghệ trong việc lập kế hoạch dạy học, thiết IC1. Bình luận, đánh giá ưu, nhược điểm các PPDH hiện hành IC2. Đưa ra quan điểm riêng khi được tiếp cận hay quan sát các PPDH mớiIC3. Đánh giá tính hiệu quả cuả các PPDH, PTCNDH hiện hành4IA4. Phân loại được các PPDH [theo tiêu chí khác nhau: tiêu chí phân loại theo truyền thống và theo cấp độ thang bậc nhận thức] [Bậc IIIIA5. Mô tả được bản chất của CNDH IA6. Nhận diện các công nghệ mới đang được áp dụng vào dạy học trong nước và trên thế giớikế soạn bài giảng.IB4. Vẽ được sơ đồ 5 mô hình DH cơ bản [các thành tố, mối quan hệ]IB5. Lựa chọn PPDH phù hợp cho từng mô hình THIẾT KẾ, LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌCIIA1. Nhận diện được tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu người họcIIA2. Mô tả được qui trình xây dựng kế hoạch dạy học môn học, bài họcIIA3. Liệt kê được những nhiệm vụ cần phải thực thi của người dạy khi lập kế hoạch dạy họcIIA4. Mô tả được cơ chế hoạt động của bộ máy học của người họcIIB1. Thiết kế được công cụ điều tra nhu cầu người học. Xử lí và sử dụng được các số liệu điều tra để lập kế hoạch dạy họcIIB2. Viết được mục tiêu, kế hoạch môn học, bài học cụ thểIIB3. Xác đinh được nội dung cốt lõi, cơ bản và bổ trợ trong dạy học nội dung cụ thể.IIB4. Thiết kế, soạn được giáo án từng bài [chi tiết cho từng phần nội dung] IIB5. Lựa chọn được các PPDH phù hợp IIC1. Sơ bộ đánh giá tính khả thi của kế hoạch bài giảng đã thiết kếCÁC KỸ THUẬT TRIỂN KHAI DẠY IIIA1. Trình bày được 2 nhiệm vụ cơ bản của người dạy IIIB1. Phân tích được những ưu/nhược của từng IIIC1. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kỹ thuật, từ đó lựa 5HỌC HIỆU QUẢ trong quá trình dạy học IIIA2. Trình bày và giải thích được bản chất, cấu trúc của từng kỹ thuật triển khai IIIA3. Mô tả được qui trình triển khai các kỹ thuật dạy học cơ bảnkỹ thuật triển khai, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai cụ thểIIIB2. Lập được kế hoạch, ý đồ triển khai KTDH cho từng nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu, đối tượng theo thứ tự ưu tiên IIIB3. Thao tác được với từng kỹ thuật DH trong các tình huống cụ thể chọn và kết hợp các kỹ thuật phù hợp cho từng phần của nội dung bài giảngIIIC2. Phân tích, dự báo những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai cụ thểDẠY HỌC CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆIVA1. Mô tả cơ chế vận hành một số PTCN sử dụng trong dạy học hiện nay [Monologic, Dialogic, Multimedia...]IVA2. Liệt kê được các tiêu chí để lựa chọn PTCN phù hợp.IVA3. Mô tả được tính năng của các phần mềm soạn thảo văn bản, trình chiếu đang được áp dụng vào dạy học IVB1. Giải thích được vai trò, vị trí của PTCN trong dạy họcIVB2. Phân tích được tính hiệu quả và các tiêu chí để lựa chọn PTCN phù hợp IVB3. Sử dụng được các phần mềm tiện ích, khai thác thông tin trên Internet để hỗ trợ việc dạy học hiệu quảIVC1. Đánh giá tính hiệu quả cuả việc sử dụng các PTCN trong quá trình dạy học [ưu, nhược điểm, tính khả thi, tương thích...]IVC2. Đánh giá được tính hợp lý và hiệu quả trong việc lựa chọn và sử dụng PTCN dạy học6. Tổng hợp mục tiêu- Mục tiêu nhận thức : 42BẢNG TỔNG HỢP MỤC TIÊU6Mục tiêuNội dungBậc I Bậc II Bậc III TổngNội dung 1 6 5 3 14Nội dung 2 4 5 1 10Nội dung 3 3 3 2 8Nội dung 4 3 5 2 10Tổng 16 18 8 427. Tóm tắt nội dungMôn học Phương pháp - Công nghệ dạy học là môn học "xương sống" mang tính dẫn đường, cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học trước khi người học tiếp cận với những vấn đề đặc thù của PPDH bộ môn cụ thể, được thiết kế gồm 2 nội dung lớn [có thể tiếp tục phát triển thành 2 Module độc lập]: các vấn đề về phương pháp dạy học và công nghệ dạy học. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức liên quan đến: Lý luận phương pháp dạy học [hệ thống khái niệm, bản chất, phân loại các phương pháp dạy học]; Các phương pháp dạy học hiệu quả [các quan điểm và mô hình dạy học]; Kỹ thuật triển khai dạy học hiệu quả [giới thiệu một số phương pháp dạy học hiện hành]; Lập kế hoạch môn học, thiết kế bài giảng, soạn giáo án; Quan điểm, định hướng về công nghệ, phương tiện trong quá trình dạy học, một số ứng dụng công nghệ cụ thể trong dạy học. Môn học được thiết kế dành cho đối tượng là các sinh viên giai đoạn cuối trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các đối tượng quan tâm khác [cử nhân khoa học, giáo viên các trường THPT...]. 8. Nội dung chi tiếtCHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌCI. Khái niệm về phương pháp và công nghệ dạy học1. Khái niệm về PPDH, CNDH1.1. Các quan điểm về PPDH1.2. Các quan điểm về CNDH2. Bản chất và cấu trúc của PPDH, CNDH3. Mối quan hệ giữa PPDH, CNDH và các thành tố khác của quá trình dạy họcII. Phân loại các PPDH, CNDH phổ biến71. Phân loại PPDH1.1. Một số tiêu chí phân loại truyền thống 1.2. Tiêu chí phân loại theo cấp độ thang bậc quá trình nhận thức của người học [theo B.Bloom]:2. Phân loại công nghệ và phương tiện dạy học2.1. Một số tiêu chí phân loại truyền thống2.2. Phân loại theo chức năngIII. Các yếu tố qui định việc chọn lựa và áp dụng PPDH, CNDH1. Mục tiêu dạy học2. Nội dung dạy học [phân loại và phân cấp nội dung bài học]3. Đối tượng dạy học4. Hình thức tổ chức dạy học5. Các yếu tố môi trường, cơ sở vật chất...CHƯƠNG II. THIẾT KẾ, LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌCI. Qui trình thiết kế hoạt động dạy học1. Xác định nhu cầu người học2. Xây dựng kế hoạch dạy học3. Triển khai hoạt động dạy học4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học5. Đánh giá cải tiến và phát triển nghề nghiệpII. Nhiệm vụ của người dạy trong quá trình dạy học1. Hỗ trợ hoạt động học tập tích cực1.1. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, tạo động cơ, định hướng cho người học 1.2. Kích thích, khuyến khích sự tham gia của người học1.3. Trình bày thông tin, hướng dẫn và trình diễn2. Quản lí, tổ chức tiến trình dạy học3. Theo dõi, giám sát các hoạt động học tập4. Xây dựng và quản lí môi trường học tập tích cựcIII. Lập kế hoạch dạy học [theo chương trình tổng thể] 1. Lập kế hoạch để người học thành công trong học tập1.1. Xây dựng kế hoạch giúp người học tự định hướng1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phân hoá đối tượng1.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ người học2. Lập kế hoạch dạy học tổng thể2.1. Lập kế hoạch dạy học các bài lý thuyết82.2. Lập kế hoạch dạy học các bài ôn tập, thực hành [thí nghiệm]2.3. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học khác3. Qui trình lập kế hoạch dạy học3.1. Tìm hiểu, xác định nhu cầu người học3.1.1. Những đặc trưng của người học hiện nay3.1.2. Bộ máy học và phong cách học tập của người học3.2. Xác định mục tiêu dạy học3.2.1. Mối quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng dạy học3.2.2. Kỹ thuật xây dựng hệ mục tiêu dạy học theo chuẩn3.3. Tổ chức nội dung, lựa chọn phương pháp và nguồn học liệu dạy học3.3.1. Cấu trúc hoá nội dung dạy học3.3.2. Lựa chọn các PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học3.3.3. Xây dựng tài nguyên học liệu hỗ trợ dạy học 3.4. Xác định phương pháp đánh giá kết quả học tập và đánh giá cải tiến3.4.1. Lựa chọn và thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập3.4.2. Tích hợp đánh giá trong quá trình dạy học3.4.3. Đánh giá cải tiến và phát triển nghề nghiệpIV. Lập kế hoạch dạy học từng bài cụ thể1. Xây dựng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cho từng bài dạy học cụ thể2. Xây dựng ý đồ triển khai, tổ chức các hoạt động dạy học cho từng bài3. Xây dựng nguồn học liệu hỗ trợ dạy học từng bài [có tích hợp công nghệ]4. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng bài5. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ dạy học6. Chuẩn bị môi trường học tập thuận lợi7. Viết giáo án lên lớp8. Lập kế hoạch đánh giá rút kinh nghiệm, cải tiến dạy họcCHƯƠNG III. KỸ THUẬT TRIỂN KHAI DẠY HỌC HIỆU QUẢI. Một số mô hình dạy học phổ biến hiện nay1. Dạy học trực tiếp1.1 Khái niệm1.2. Đặc điểm, bản chất1.3. Các bước tiến hành2. Dạy học qua giải quyết vấn đề 2.1 Khái niệm, mục đích2.2. Bản chất/đặc điểm2.3. Vai trò của giáo viên9

Video liên quan

Chủ Đề