Đồng dương là gì

Không gian sống hơi hướng hoài niệm đang là xu hướng thiết kế thi công nội thất quấy đảo trên thị trường hiện nay. Dẫn đầu là phong cách Đông Dương là sự giao thoa giữa nét đẹp truyền thống Việt và kiến trúc sang trọng Pháp cổ. Tất cả dung hòa tạo nên nét nghệ thuật độc đáo, thể hiện tinh hoa, bản sắc dân tộc trong chính ngôi nhà.

Phong cách Đông Dương trong thiết kế thi công nội thất

Nếu bạn là một tín đồ có tâm hồn lãng mạn, theo đuổi nét đẹp hoài cổ nhưng đậm phong cách cá nhân hãy tham khảo những gợi ý thiết kế nhà với phong cách Đông Dương dưới đây.

Định nghĩa phong cách Đông Dương là gì?

Đông Dương có tên tiếng Pháp là Indochine. Đông Dương là một bán đảo tọa lạc ở vùng Đông Nam Á. Bán đảo này có 6 quốc gia bao gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia và Việt Nam. Vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, Đông Dương bị cai trị bởi thực dân Pháp. Hơn nửa thế kỷ bị đô hộ, phong cách thiết kế Việt Nam bị ảnh hưởng kiến trúc nội thất nước Pháp nên đã kiến tạo nên phong cách Đông Dương.

Phong cách Đông Dương [Indochine Style] là một phong cách nội thất mang trong mình sứ mệnh kết nối vẻ đẹp Đông – Tây hòa quyện. Trên từng đường nét kiến trúc Đông Dương, nội thất Đông Dương, phong cách thể hiện ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Đồng thời, không gian sống lưu giữ vẻ đẹp hiện đại kiến trúc nước Pháp ở thế kỷ trước còn sót lại.

Ngoài ra, phong cách Đông Dương tạo nên những giải pháp kiến trúc hiện đại phù hợp với đặc thù khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam. Thiết kế nội thất cao cấp theo phong cách này tái tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc trưng của phong cách Đông Dương dưới đây:

Thiết kế thi công nội thất phong cách Đông Dương

Đặc điểm về màu sắc

Với phong cách nội thất Đông Dương, nét đẹp bảng màu sắc của phong cách này không chỉ tạo thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mà sâu trong những không gian ấy, gam màu nhiệt đới vùng đất Đông Dương hiện hữu như đang kể lại câu chuyện lối sinh hoạt của người Việt.

bàn ăn theo phong cách phương đông

Màu sắc chủ đạo thiết kế nội thất phong Đông Dương mang đến cảm giác bình yên, tạo không gian thông thoáng phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Những sắc thái nhiệt đới khi chắt lọc thêm thắt vào không gian tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn.

Trong đó, những gam màu nóng sang trọng như màu đỏ sẫm, cam, vàng nhạt là điểm nhấn của nội thất Đông Dương. Các gam màu lạnh như xanh dương, xanh ngọc hay xanh lá hòa mình vào tự nhiên cũng được nhiều gia chủ yêu thích.

Ngoài ra, để không gian trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết kế thi công nội thất nên chọn một số gam màu kem, màu trắng chủ đạo. Tông màu sáng cũng được phối hợp khá phổ biến và ứng dụng dễ dàng. Sau khi chọn lựa màu sắc chính, đặc điểm nổi bật của phong cách Indochine còn kết hợp với màu sắc của gỗ tự nhiên, mây, tre,…

Vật liệu, chất liệu sử dụng

Phong cách Đông Dương là phong cách được khai hóa dựa trên sự dung hòa giữa kiến trúc Tân cổ điển châu Âu và đặc điểm vùng miền các nước Đông Dương. Do đó, chất liệu vật liệu được sử dụng chủ yếu là các nguồn có sẵn tại địa phương. Nội thất Đông Dương ưa chuộng sử dụng chất liệu bản địa như gỗ, tre, nứa, mây đan.

Bộ sưu tập các món đồ nội thất chính như bộ sofa, bàn ghế ăn, giường ngủ ngoài sử dụng chất liệu gỗ chủ đạo, nó còn được kết hợp thêm các vật liệu khác như vải bọc, viền kim loại, mặt đá… Ngoài ra, đặc điểm độc đáo của phong cách Đông Dương đan xen nội thất khung gỗ và vách bằng mây đan tạo hình nghệ thuật đặc sắc cho không gian sống.

Thêm vào đó, loại gạch bông lấy cảm hứng từ kiến trúc Đông Dương là nét đẹp không thể thiếu trong không gian. Những viên đá với các họa tiết và màu sắc hoài cổ dùng lát sàn, ốp tường bếp. Các màu gạch bông đa dạng màu sắc và kiểu dáng giúp bạn có thể chọn lựa được mẫu phù hợp. Chúng có thể tạo nên một ngôi nhà phong cách Đông Dương cổ kính cũng có thể mang đến cảm giá thiết kế phong cách Đông Dương hiện đại.

hoa văn và họa tiết truyền thống á đông

Kế thừa những đặc điểm của phong cách cổ điển Pháp, nội thất Đông Dương gây ấn tượng bởi cách sáng tạo kết hợp những thiết kế đường cong hình mái vòm và các hoa văn, họa tiết đậm chất Á Đông. Các họa tiết kỷ hà, hình chữ nhật, họa tiết hình chữ, con thú, hoa lá cách điệu được ứng dụng rộng khắp.

Những kiểu họa tiết mắc lưới, hồi văn, chữ thập sử dụng làm vách trang trí, khung tựa đồ nội thất, cánh tủ. Thường thấy nhất là họa tiết cây lá, bông hoa cách điệu được CNC gỗ. Các những đồ nội thất được chạm trổ, điêu khắc thủ công tỉ mỉ tạo nên phong cách Đông Dương sang trọng bậc nhất.

Một số họa tiết tĩnh vật đơn giản, họa tiết chữ công, chữ vạn bằng hán tự cách điệu, gấp khúc vào nhau. Hay các họa tiết hoa lá, lấy hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai hoặc hoa sen làm chủ đề chính. Chúng được hoàn thiện cả ở phần nội thất lẫn phần trang trí nội thất.

Trang trí nội thất Đông Dương

Indochine đặc trưng với trần nhà cao, có cửa sổ trượt đơn giản thu hút ánh sáng tự nhiên. Với những chi tiết này thì bạn không cần trang trí quá nhiều. Hãy tập trung vào một vài góc yên tĩnh mang sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống.

Hãy tạo góc thư giãn bằng chiếc sofa đơn nhỏ nhắn được bọc vải êm ái cùng chiếc bàn trà thanh lịch. Bên cạnh đó trưng bày những chiếc bình cổ kệ trang trí, hay vài quyển sách Indochine Style đầy nghệ thuật. Ở những góc khác, một lục bình hoa sen, vài chậu cây trang trí sẽ nhấn nhá không gian thêm phần sinh động.

phong cách á đông cổ điển

Ngoài ra, đồ trang trí nội thất phong cách thiết kế Đông Dương còn có sập gụ, phản, bình phong hay là các bức tranh, phù điêu hoặc tượng được ưa chuộng. Những bức tranh lấy chủ đề tứ quý, linh thú, các biểu tượng phật giáo thể hiện giá trị văn hóa Việt Nam.

Từng đường nét, từng chi tiết từ sự kết hợp này tạo nên không gian sống đậm chất phong cách Đông Dương. Với các đặc trưng của phong cách Đông Dương, nhiều người trăn trở rằng thiết kế thi công nội thất cao cấp theo phong cách Đông Dương có bị lỗi thời hay không? Dưới đây, chúng ta cùng xem xét phong cách này khi áp dụng vào thi công nội thất thực tế nó như thế nào.

Phong cách Đông Dương có lỗi mốt hay không?

Dường như trong cuộc sống có những quy luật tất yếu mà bắt buộc ai cũng phải chấp nhận. Trong đó có yếu tố giá trị bản sắc văn hóa sẽ sống mãi theo thời gian. Gói gọn trong tinh thần ấy, phong cách Đông Dương dù trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Thiết kế thi công nội thất phong cách này ngày càng ấn tượng, biến tấu phù hợp với nhịp sống hiện đại.

Từ nền văn hóa rất đỗi truyền thống, Đông Dương, bắt nguồn từ cái tên gọi chung của những đất nước xinh đẹp phía Đông Nam, Châu Á [hay còn gọi là các nước Đông Dương], theo thời gian, sự du nhập và giao thoa bởi nhiều nền văn hóa khác nhau đã hình thành nên một phong cách Đông Dương.

Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ. Phong cách Đông Dương ở Lào và Campuchia bị ảnh hưởng nét đặc trưng văn hóa của Ấn Độ. Từ cuối thế kỷ 19, sự du nhập của kiến trúc cổ điển nước Pháp vào các nước Đông Dương đã đem đến một phong cách kiến trúc và nội thất Đông Dương rất riêng, rất sang trọng nhưng không kém đi sự mộc mạc trong kiến trúc – nội thất.

phong cách đông dương

Cho đến ngày ngày, dựa trên sự hiểu biết, nghiên cứu sâu sắc những giá trị của phong cách Đông Dương, các Kiến trúc sư và Nhà thiết kế chúng tôi tiếp tục gìn giữ, sáng tạo ý tưởng hiện đại trên nền chất liệu tự nhiên thuần Việt. Chúng được thể hiện qua hình ảnh thiết kế và thực tế gần giống 100%. Từ màu sắc, họa tiết dân tộc đặc sắc được chế tác công phu đến cách bố trí sắp xếp khoa học. Do đó, phong cách Đông Dương biến vạn hóa chạy theo thời đại nhưng vẫn có một vị trí nhất định cho giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc.

Trong 60 năm tiếp theo, mọi sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam đều chỉ đem lại lợi ích cho người Pháp và một số rất nhỏ người Việt thân Pháp. Mặc dù nhà máy, đường sắt, cảng biển… mọc lên, mang đến công nghiệp hiện đại, nhưng tất cả đều để giúp khai thác và vận chuyển hàng hóa về “mẫu quốc” được thuận lợi hơn. Tính đến năm 1930, nhờ các kỹ sư thủy lợi Pháp, diện tích đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4 lần. Tuy nhiên, bình quân lượng gạo người nông dân được hưởng lại giảm đi do người Pháp và địa chủ người Việt tịch thu phần lớn.

Năm 1889, tại miền Trung nước Pháp, công ty sản xuất lốp xe Michelin ra đời. Công ty vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới nhờ đón đầu sự bùng nổ của ngành công nghiệp xe hơi đầu thập niên 1920. Để có được thành công ấy, Michelin mở nhiều đồn điền khổng lồ ở Nam Bộ, cung cấp hàng chục nghìn tấn cao su mỗi năm cho nhà máy của mình ở Pháp. Hàng trăm nghìn nông dân bị đẩy vào các đồn điền này bằng họng súng hoặc sự lừa dối, bị vắt kiệt sức trong điều kiện làm việc như địa ngục trần gian. Ngoài ra, người Pháp tăng cường lập ra các đồn điền chè, cà phê… tại những vùng có điều kiện lý tưởng, trên ruộng đất tước đoạt của nông dân.

Công nhân lao động trong điều kiện thiếu thốn ở mỏ than tại Quảng Ninh thời kỳ Pháp đô hộ. Ảnh tư liệu.

Người Pháp tuyên bố rằng, nhờ họ mà “xứ An Nam”lạc hậu mới có trường học, bệnh viện, người dân mới được tiếp cận văn hóa, tư duy cấp tiến của phương Tây. Tuy nhiên, số liệu của Pháp lại cho thấy, tới năm 1939, 80% trên tổng số hơn 20 triệu người dân Việt Nam mù chữ; chỉ 15% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; toàn Đông Dương có duy nhất một trường đại học với chưa đầy 700 sinh viên, được đào tạo để phục vụ cho Pháp. Về y tế, ở Việt Nam khi đó chỉ có 2 bác sĩ/100.000 dân, trong khi con số này là 76 ở Nhật Bản và 25 ở Philippines.

Nhưng chính trong công cuộc khai thác thuộc địa ấy, lực lượng nòng cốt cho cách mạng giải phóng dân tộc đã ra đời. Giai cấp công nhân, xuất phát từ những người nông dân bị Pháp đẩy vào nhà máy, hầm mỏ… được tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến. Giới chủ Pháp đào tạo họ về tính tập thể, tổ chức, kỷ luật để phục vụ khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, đó chính là những năng lực tiềm tàng để lãnh đạo nhân dân sau này. Nền giáo dục thuộc địa Pháp là “cái nôi” của rất nhiều người sau này tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chèo lái cách mạng, như: Trần Phú, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Trước kia, những phong trào khởi nghĩa vũ trang đều hướng về khôi phục chế độ phong kiến, không hiệu triệu được những người sinh ra và lớn lên trong thời thuộc địa. Các phong trào dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ 20 tuy nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng lại phân tán, thiếu lý tưởng đấu tranh phù hợp với nhân dân. Nhưng từ năm 1930 trở đi, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh theo cách khác. Cán bộ cách mạng thâm nhập trực tiếp vào tầng lớp lao động trong bộ máy khai thác thuộc địa. Họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với công nhân, từ đó lôi cuốn nông dân, trí thức, đánh thức tinh thần đấu tranh của nhân dân ngay trong lòng xí nghiệp, đồn điền Pháp.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào lớn đã ngay lập tức nổ ra, trong đó nổi bật nhất phải kể đến phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh và Phú Riềng Đỏ. Khắp 3 miền, những người nông dân, công nhân mỏ than, dệt may, cao su… không chỉ vùng lên chống lại những người cai trị họ mà còn lập ra các ban lãnh đạo, thậm chí cả chính quyền hoàn chỉnh của nhân dân.

Bất ngờ trước sự tổ chức, quy mô và tiếng vang của những cuộc đấu tranh này, phải đến năm 1931 chính quyền thực dân mới đàn áp được các phong trào và tái thiết lập quyền kiểm soát. Theo Joseph Buttinger, một trong những tác giả nước ngoài nổi tiếng nhất viết về Việt Nam, 1931 là năm đen tối nhất đối với Pháp trong lịch sử đô hộ Việt Nam.

Để giữ thuộc địa bằng mọi giá, chính quyền thuộc địa đã thi hành hàng loạt biện pháp, từ mị dân đến vũ lực để duy trì trật tự xã hội theo ý chí của mình. Trải qua thêm 15 năm đấu tranh giành độc lập và 9 năm chống thực dân Pháp quay lại xâm lược, nhân dân Việt Nam đã gỡ bỏ ách đô hộ kéo dài nhiều thập kỷ. Đó cũng là “cơn địa chấn” đầu tiên đánh đổ hệ thống thuộc địa của “đế chế Pháp”. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định, chủ nghĩa thực dân mà nước Pháp theo đuổi trong quá khứ là “sai lầm nghiêm trọng, là lỗi của nền cộng hòa”.

ĐĂNG SƠN

Video liên quan

Chủ Đề