Em ấn tượng với hành tinh nào nhất vì sao

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nóng nhất không phải ở gần Mặt Trời nhất, sao Diêm Vương chỉ có kích thước bằng một nửa chiều rộng nước Mỹ.

Em ấn tượng với hành tinh nào nhất vì sao

Hệ Mặt trời.( Ảnh: NASA/JPL)

1. Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất, nhưng hành tinh "nóng nhất" là sao Kim

Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc hơn Trái Đất 100 lần, với thành phần chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy thiếc và chì.

2. Sao Diêm Vương chỉ có đường kính khoảng 2.200 km

Kích thước này nhỏ hơn một nửa chiều rộng nước Mỹ và nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ hành tinh lớn nào khác. Nó hiện không còn được xem là một hành tinh.

3. Vành đai tiểu hành tinh duy nhất mà các nhà khoa học biết đến tồn tại giữa sao Hỏa và sao Mộc

Có hàng chục nghìn tiểu hành tinh bay theo quỹ đạo giữa chúng, nhưng cách xa nhau và rất ít khả năng va chạm. Điều này khác hẳn những gì chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim giả tưởng, khi tàu vũ trụ luôn có nguy cơ bị va chạm với các tiểu hành tinh.

4. Hầu hết mọi thứ trên Trái Đất đều là nguyên tố hiếm

Thành phần cơ bản của Trái Đất chủ yếu là sắt, oxy, silic, magie, lưu huỳnh, niken, canxi, natri và nhôm. Tuy nhiên, khi so sánh với vũ trụ, chúng chỉ là các "nguyên tố vi lượng" bởi sự phong phú hơn nhiều của hydrogen và helium có trong vũ trụ.

5. Thiên thạch có ngồn gốc từ sao Hỏa

Phân tích hóa học nhiều thiên thạch được tìm thấy ở Nam Cực và sa mạc Sahara cho thấy chúng có nguồn gốc từ sao Hỏa. Thiên thạch lớn hơn, hoặc vụ va chạm nào đó, có thể thổi bay chúng tới Trái Đất.

6. Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh

Hành tinh nằm xa Mặt Trời hơn 5 lần so với Trái Đất, có cấu tạo chủ yếu từ hydro và heli. Hydro trên sao Mộc tồn tại dưới dạng lỏng, tạo thành một "đại dương hành tinh" sâu 40.000 km.

7. Bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời trải rộng ít nhất 100 AU, gần 16 tỷ km

Khí quyển bên ngoài của Mặt Trời kéo dài vượt xa bề mặt nhìn thấy của nó và quỹ đạo Trái Đất nằm trong bầu khí quyển mỏng manh này.

8. Ngay cả những thiên thạch thực sự nhỏ cũng có thể có mặt trăng

Người ta từng nghĩ rằng chỉ những vật thể lớn như hành tinh mới có thể có vệ tinh hoặc mặt trăng tự nhiên. Trên thực tế, sự tồn tại của các mặt trăng, hoặc khả năng của một hành tinh để điều khiển một mặt trăng trên quỹ đạo một cách hấp dẫn, đôi khi được sử dụng như một phần của định nghĩa về hành tinh thực sự là gì. Có vẻ không hợp lý khi các thiên thể nhỏ hơn có đủ lực hấp dẫn để giữ một mặt trăng. Rốt cuộc, sao Thủy và sao Kim không có gì cả, và sao Hỏa chỉ có những mặt trăng nhỏ. Nhưng vào năm 1993, tàu thăm dò Galileo đã đi qua tiểu hành tinh rộng 20 dặm Ida và phát hiện ra mặt trăng rộng một dặm của nó, Dactyl. Kể từ đó, các mặt trăng đã được phát hiện quay quanh nhiều hành tinh nhỏ khác trong hệ mặt trời của chúng ta.

9. Rìa của hệ mặt trời xa hơn 1.000 lần so với sao Diêm Vương

Bạn vẫn có thể nghĩ về hệ mặt trời như một sự mở rộng quỹ đạo bởi hành tinh lùn rất được yêu thích là sao Diêm Vương. Ngày nay chúng ta thậm chí không coi sao Diêm Vương là một hành tinh chính thức. Tuy nhiên, chúng ta đã phát hiện ra nhiều vật thể quay quanh mặt trời xa hơn nhiều so với sao Diêm Vương.

Văn Cường (theo khoahoc.tv)

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/2/2021 phát hành video tuyệt đẹp về màn hạ cánh ấn tượng của tàu thăm dò Perseverance lên bề mặt sao Hỏa. Đối với Trung Quốc, năm 2021 cũng là một năm vô cùng ý nghĩa với chuyến thám hiểm đầu tiên trên sao Hỏa.

Sao Kim cách mặt trời 108,2 triệu km, Trái Đất cách Mặt Trời 149,6 triệu km và sao Hỏa cách Mặt Trời 227,94 triệu km. Mất khoảng 100 ngày để bay từ Trái Đất đến sao Kim, và mất khoảng 180 ngày để bay từ Trái Đất đến sao Hỏa. Trên thực tế, về khoảng cách, sao Kim gần Trái Đất hơn sao Hỏa, nhưng sao Hỏa mới thực sự là hành tinh được con người khám phá sâu nhất.

Khám phá sao Kim

Trên thực tế, sao Kim là hành tinh đầu tiên trong lịch sử nhân loại phóng thành công tàu thăm dò, nhân loại cũng đã thực hiện nhiều sứ mệnh dò ​​tìm sao Kim.

Vào những năm 1860, Liên Xô và Hoa Kỳ lần lượt phóng các tàu thăm dò Venera 1 và Mariner 1, nhưng cả hai sứ mệnh đều thất bại.

Sau đó, tàu thăm dò Mariner 2 do Hoa Kỳ phóng thành công đã đi qua Sao Kim và trở thành tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiếp cận Sao Kim. Mariner 2 đã phát hiện thành công nhiệt độ bề mặt của sao Kim.

Vào những năm 1870, Liên Xô đã thực hiện thành công một cuộc hạ cánh lên Sao Kim và cung cấp cho Trái đất những dữ liệu liên quan đến Sao Kim. Tuy nhiên, Venera 7 chỉ ở trên bề mặt Sao Kim một thời gian ngắn trước khi hoàn toàn bị trục trặc. Dữ liệu trả về cho thấy nhiệt độ bề mặt của sao Kim là 475°C và áp suất cao gấp 92 lần so với Trái Đất.

Dưới nhiệt độ và áp suất cao như vậy, hành tinh này rõ ràng là không thích hợp cho sự sinh tồn của con người. Bên cạnh đó, việc hạ cánh tàu thăm dò trên sao Kim khó khăn hơn nhiều so với sao Hỏa.

Sao Hỏa - "Anh em" của Trái Đất

Sao Hỏa luôn được coi là "anh em" của Trái Đất, vì so với các hành tinh khác, tính chất vật lý của hai hành tinh này giống nhau. Bên cạnh đó, khoảng cách tương đối giữa hai hành tinh khá gần trong phạm vi hợp lý của ánh sáng Mặt Trời.

Giống như Trái Đất, sao Hỏa cũng có vệ tinh tự nhiên của riêng mình, trên sao Hỏa có "năm vành đai" và "bốn mùa" rõ rệt, đây là đặc điểm sao Hỏa tương đồng Trái Đất nhất.

Thời gian sao Hỏa quay quanh Mặt Trời là 687 ngày, chu kỳ tự quay của sao Hỏa chỉ dài hơn Trái Đất 41 phút.

Ngoài ra, sao Hỏa cũng rất có thể từng có nước ở dạng lỏng vì hình ảnh chụp được từ tàu thám hiểm trên sao Hỏa của Nasa có khả năng là tàn tích của một dòng sông. Mặc dù không có phát hiện trực tiếp về nước trên sao Hỏa, nhưng có khả năng sao Hỏa từng có lượng nước lỏng dồi dào trong giai đoạn đầu hình thành.

Ngoài ra, bầu khí quyển của sao Hỏa tương đối mỏng cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ trên sao Hỏa tiếp tục thoát ra ngoài. Ở gần xích đạo của sao Hỏa, nhiệt độ có thể lên tới 20 độ C vào ban ngày, nhưng vào ban đêm sẽ giảm xuống khoảng -80oC. Tuy nhiên, nhiệt độ này dễ chấp nhận hơn nhiều so với sao Kim.

So với các hành tinh khác trong hệ mặt trời, môi trường địa lý và đặc điểm vật lý của sao Hỏa và Trái Đất là gần nhất.

Sau đây chúng ta quay lại câu hỏi ban đầu, tại sao sao Kim gần hơn nhưng con người lại thích khám phá sao Hỏa hơn?

Khám phá bản chất của không gian

Tại sao con người muốn khám phá không gian? Một mặt là để hiểu thế giới, và mặt khác là để xem xét khả năng di cư con người lên hành tinh mới sau nhiều thế hệ. Rõ ràng, so với sao Hỏa, điều kiện môi trường ở sao Kim rất khắc nghiệt, nhiệt độ và áp suất quá cao không phù hợp cho con người sinh tồn.

Trên thực tế, nhân loại đã khám phá rất nhiều về sao Kim, và biết rõ tình hình cơ bản của sao Kim. So với các nhiệm vụ khoa học cấp bách hơn, nghiên cứu sâu hơn về sao Kim sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Trong khi đó, sao Hỏa có khả năng tồn tại nhiều hơn và thích hợp cho sự sống. Sự hiểu biết của con người về sao Hỏa không chỉ về nhiệt độ, bầu khí quyển và khí hậu. Con người còn nghiên cứu lõi bên trong của sao Hỏa và thăm dò sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ. Trên thực tế, công việc này đang đặt nền móng cho việc cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho sự phát triển trong tương lai của nhân loại. Đối với nhiều nhà khoa học, nền văn minh của loài người trên sao Hỏa nằm trong tầm với.

Trên thực tế, khoảng cách không phải vấn đề lớn nhất trong việc khám phá các hành tinh xa lạ. Điều quan trọng hơn là độ khó của sứ mệnh và ý nghĩa của sứ mệnh. Điều kiện trên sao Kim rất khắc nghiệt, trong khi sao Hỏa tương đồng Trái Đất ở mọi khía cạnh và phù hợp hơn với các tiêu chuẩn để con người di cư đến. Vì vậy, không phải vô lý khi con người thích khám phá sao Hỏa.

Theo Sohu

Phát hiện mới về sao Kim

Ngày nay, sao Kim là một "vùng đất chết" nhưng các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi liệu hành tinh này có phải lúc nào cũng không phù hợp cho sự sống như vậy hay không?

Sao Kim - "người hàng xóm" gần chúng ta nhất, được gọi là anh em sinh đôi của Trái Đất bởi sự tương đồng về kích cỡ và mật độ của cả hai hành tinh. Tuy nhiên, xét trên những mặt khác, hai hành tinh này hoàn toàn khác nhau.

Em ấn tượng với hành tinh nào nhất vì sao

Ảnh minh họa: NASA

Trong khi Trái Đất có các điều kiện tự nhiên hỗ trợ cho sự sống thì sao Kim là một hành tinh không thể sinh sống được với bầu khí quyển có lượng khí CO2 độc hại dày gấp 90 lần so với bầu khí quyển của chúng ta cùng với những đám mây acid sulfuric và nhiệt độ bề mặt có thể lên tới 462 độ C, đủ nóng để làm tan chảy chì.

Để hiểu về việc hai hành tinh đá này vì sao lại khác nhau như vậy, một nhóm các nhà vật lý thiên văn đã quyết định mô phỏng lại từ đầu thời điểm các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành cách đây 4,5 tỷ năm.

Họ đã sử dụng mô hình khí hậu, tương tự như những gì các nhà nghiên cứu sử dụng khi mô phỏng sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất, để nhìn lại thời điểm sao Kim và Trái Đất khi vẫn còn là các hành tinh trẻ. Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature ngày 13/10.

Cách đây hơn 4 tỷ năm, Trái Đất và sao Kim được bao phủ bởi nham thạch sôi sùng sục.

Các đại dương chỉ có thể hình thành khi nhiệt độ đủ lạnh để nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trong hàng nghìn năm. Đó là cách mà đại dương trên Trái Đất hình thành trong hơn 10 triệu năm. Trong khi đó, sao Kim vẫn vô cùng nóng.

Vào thời điểm đó, Mặt Trời mờ hơn bây giờ 25%. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để giúp sao Kim nguội bớt bởi nó là hành tinh nằm gần Mặt Trời thứ hai. Các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi liệu các đám mây có giúp gì để nhiệt độ trên sao Kim giảm bớt hay không.

Mô hình khí hậu của các nhà nghiên cứu cho thấy, các đám mây đã đóng vai trò nhất định nhưng theo một cách không ngờ tới. Chúng tập hợp ở mặt tối của sao Kim và vì thế không thể bảo vệ hành tinh này khỏi Mặt trời ở phía ban ngày. Trong khi sao Kim không bị khóa thủy triều với Mặt Trời - hiện tượng mà một mặt của hành tinh luôn đối mặt với Mặt Trời, thì nó có tốc độ quay vô cùng chậm.

Thay vì che chắn cho sao Kim khỏi hơi nóng, những đám mây ở mặt tối của sao Kim góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, khiến hơi nóng bị mắc kẹt trong bầu khí quyển đậm đặc của hành tinh này và làm cho nhiệt độ luôn ở mức cao. Với khí nóng bị mắc kẹt liên tục như vậy, sao Kim quá nóng nên không thể có mưa. Thay vào đó, nước chỉ có thể tồn tại ở thể khí và hơi nước trong khí quyển.

"Nhiệt độ cao đồng nghĩa với việc nước chỉ có thể hình thành thể hơi giống như trong một cái nồi với áp suất khổng lồ", Martin Turbet, tác giả dẫn đầu nghiên cứu tại Khoa Khoa học thuộc Phòng Thiên văn học của Đại học Geneva nhận định.

Tại sao Trái Đất không giống như sao Kim?

Những gì xảy ra với sao Kim có thể xảy ra với Trái Đất nếu hành tinh của chúng ta tiền gần Mặt trời hơn hoặc nếu Mặt trời ở thời điểm đó sáng như bây giờ.

Bởi vì cách đây hàng tỷ năm Mặt trời mờ hơn nên nhiệt độ trên Trái Đất có thể giảm bớt để hình thành nên đại dương. Mặt trời mờ hơn là "yếu tố then chốt cho việc hình thành những đại dương đầu tiên trên Trái Đất", ông Turbet cho hay.

Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn những điều mà chúng ta gọi là "Nghịch lý Mặt trời trẻ mờ", Emeline Bolmont, đồng tác giả, đồng thời là giáo sư tại Đại học Geneva nhận định.

"Điều này luôn bị coi là một trở ngại lớn cho sự xuất hiện sự sống trên Trái Đất. Nhưng hóa ra, với một Trái Đất còn trẻ và rất nóng, một Mặt trời với ánh sáng yếu như vậy thực sự là một cơ hội nằm ngoài kỳ vọng".

Trước đó, các nhà khoa học tin rằng, nếu bức xạ mặt trời yếu hơn cách đây hàng tỷ năm, Trái Đất sẽ trở thành một quả cầu tuyết. Đến nay, điều ngược lại mới là đúng.

Những phát hiện trên đã cho thấy các hành tinh đá trong Hệ Mặt trời của chúng ta đã tiến hóa theo những cách thức khác nhau. Trái Đất đã tồn tại gần 4 tỷ năm. Có những bằng chứng cho thấy sao Mộc được bao phủ bởi sông hồ cách đây 3,5 - 3,8 tỷ năm. Và hiện nay, dường như ít có khả năng sao Kim có thể hỗ trợ nước tồn tại ở thể lỏng trên bề mặt của nó./.

Em ấn tượng với hành tinh nào nhất vì sao

VOV.VN - Các chòm sao và các hành tinh với vẻ đẹp riêng thôi thúc chúng ta không ngừng khám phá về vũ trụ rộng lớn, bí ẩn nhưng cũng đầy ngoạn mục.