Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Vì vậy, sau khi chọn các yêu cầu cần thiết, có thể đánh giá mức hiệu suất của một máy tính mới cho các trò chơi hiện đại và quan trọng nhất là quan sát hiệu suất của trò chơi thay đổi như thế nào tùy thuộc vào cấu hình của máy tính.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giá trị FPS đưa ra chỉ là giá trị trung bình, có thể thay đổi tùy theo cảnh trò chơi cụ thể và phiên bản trình điều khiển được cài đặt.

Đổi trả dễ dàng trong 14 ngày

Đảm bảo hoàn tiền trong 14 ngày

bảo hành quốc tế

Thời hạn bảo hành tiêu chuẩn 2 năm

Hiện nay có nhiều người khi mua các sản phẩm máy tình vẫn chưa hiểu rõ về FPS là gì và có ý nghĩa ra sao. Đừng lo vì trong bài viết này Sforum sẽ giải đáp cho bạn.

Cùng tìm hiểu những lợi ích của FPS ngay bây giờ nhé.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

FPS là gì?

FPS (Frames per second) là một cụm từ để biểu thị chỉ số khung hình hiển thị trên mỗi giây giúp người dùng xác định được màn hình có thể xử lý được bao nhiêu khối lượng hình cùng một lúc.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Ý nghĩa của từng mức FPS

  • 24 FPS: Đây là một thông số khá thấp chỉ phục vụ được nhu cầu xem phim hay hình ảnh một cách mượt, không giật lag.
  • 30 FPS: Với mức này bạn có an tâm để chơi các thể loại game với tay cầm tay (console) hay PC cấp thấp mượt mà và ít giật lag.
  • 60 FPS: Với mức FPS này giúp bạn có thể đảm bảo hình ảnh cho bạn trải nghiệm được các tựa game online hiện nay như Liên Minh Huyền Thoại hay PUBG mà không lo tình trạng trask game xuất hiện.
  • 120 FPS: Nếu bạn đang tìm kiếm một FPS cao để phục vụ nhu cầu chơi game được mượt mà nhất thì với mức 120 FPS là vô cùng hợp lý. Tuy nhiên bạn sẽ phải bỏ ra một mức chi phí khá cao cho máy tính có cấu hình này.
  • 240 FPS: Ở thời điểm hiện tại thì đây là thông số cao nhất mà các máy tính có thể đáp ứng giúp bạn có trải nghiệm chân thật nhất. Tuy nhiên để thích ứng với chỉ số này bạn sẽ phải trang bị một máy tính với phần cứng cao nên đây là lựa chọn ít người dùng.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Mức FPS bao nhiêu cho phù hợp

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu chơi game thì con số tốt nhất là FPS 120. Còn nếu phục vụ cho nhu cầu đồ họa thấp hay văn phòng thì nên chọn các mức FPS thấp để tiết kiệm thêm chi phí nhé.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Lợi ích của FPS

FPS giúp bạn xem được nhiều khung hình cùng một lúc giúp bạn dễ dàng phản ứng với bất kỳ thay đổi này xuất hiện trên màn hình trong quá trình sử dụng. Từ đó hỗ trợ bạn quan sát và phân tích rõ nét hơn trong quá trình chơi game.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Tạm kết

FPS là gì và những cấu hình FPS nào nổi bật đã được Sforum giới thiệu trong bài viết này. Từ đó giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp cho mình và người thân nhé.

Một trong những công cụ benchmark phổ biến để đo hiệu năng của card đồ họa là mở game nặng lên chơi và xem tỉ lệ khung hình/giây (frames per second - fps). Tỉ lệ khung hình/giây như tên gọi của nó thể hiện số hình ảnh mà card đồ họa có thể tạo ra trong một giây, càng nhiều ảnh mỗi giây càng mượt và ngược lại fps càng thấp thì trải nghiệm chúng ta có khi chơi game là lag, chuyển động bị trễ với những cảnh có nhiều chuyển động, nhân vật và tệ hại hơn là giật đứng hình khiến game không thể chơi được. Để đạt được fps cao thì chúng ta thường nghĩ tới giải pháp … sắm máy mạnh (CPU, GPU xịn) nhưng không phải ai cũng có điều kiện đầu tư, thế nên game mới có nhiều tùy chỉnh về đồ họa để chúng ta có thể chơi mượt với máy cấu hình thấp. Dưới đây là cách chúng ta hiểu về fps cũng như một vài lưu ý để để có thể đạt tỉ lệ khung hình cao khi chơi game:

Điều gì tác động đến khung hình và tỉ lệ khung hình/giây của game?

  • Phần cứng hệ thống như card đồ họa như card đồ họa, bo mạch chủ, CPU và bộ nhớ RAM;
  • Thiết lập đồ họa và phân giải trong game;
  • Cách game được tối ưu hóa về mã lập trình và nó có được tối ưu hóa cho hiệu năng của card đồ họa hay không.

Nói về game được tối ưu hóa thì nó hơi đặc thù, tùy thuộc vào nhà phát triển game nên chúng ta không thể chủ động khắc phục được. Với 2 yếu tố còn lại, chúng ta có thể làm gì?

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

CPU và GPU: Đây là 2 yếu tố lớn nhất tác động đến tỉ lệ khung hình/giây của game. Về cơ bản, CPU sẽ gởi thông tin hay chỉ thị từ một phần mềm, ở đây là game đến card đồ họa. Sau đó card đồ họa sẽ xử lý các chỉ thỉ nhận được, dựng hình (render) và gởi hình ảnh dựng được đến màn hình để hiển thị.

Có một mối quan hệ trực tiếp giữa CPU và GPU, hiệu suất của card đồ họa phụ thuộc vào CPU và ngược lại. Nếu CPU quá yếu thì việc bạn nâng cấp card đồ họa đời mới sẽ trở nên vô nghĩa bởi card đồ hoạ sẽ không thể khai thác tối đa sức mạnh xử lý của nó. Thật sự thì chẳng có luật nào quy định bộ đôi CPU/GPU nào tốt nhất nên đi kèm với nhau nhưng nếu CPU thuộc dòng trung - thấp cấp kiểu như Pentium hay Celeron chẳng hạn, lại còn đời cũ quắc từ 2 năm trước nữa thì thật sự nó không phù hợp để đi với GPU đời mới.

Vậy tỉ lệ khung hình/giây như nào là chấp nhận được khi chơi game?

Hầu hết các tựa game ngày nay được phát triển với mục tiêu có thể đạt được tỉ lệ khung hình 60 fps nhưng khoảng fps từ giữa 30 đến 60 fps có thể chấp nhận được. Nhiều tựa game không giới hạn khung hình, cho phép chúng ta chơi ở khung hình trên 60 fps, nhất là những tựa game hành động với chuyển cảnh nhanh như FPS hay đua xe. Nếu tỉ lệ khung hình dưới 30 fps thì mọi thứ sẽ trở nên tệ hại đi, chúng ta không còn lạ gì với tình trạng giật, lag, delay, thiếu mượt mà của chuyển động khi chơi ở khung hình thấp.

Assassin's Creed chơi ở 30 fps vẫn thú vị hơn là 60 fps. ​

Vậy chơi game ở 30 fps hay 60 fps hay 120 fps, tỉ lệ nào đã hơn? Thực ra cảm nhận về tỉ lệ khung hình còn tuỳ thuộc vào loại game và sở thích của bạn. 30 fps thường được gọi là tỉ lệ khung hình cinematic - từng gây tranh cãi giữa nhiều game thủ chơi Assassin's Creed bởi chính Ubisoft cho rằng chuyển động của game ở tỉ lệ khung hình này mang lại trải nghiệm điện ảnh hơn, khiến game giống như một bộ phim lôi cuốn hơn so với 60 fps. Mình cũng thuộc phe đồng tình bởi chơi các loại game đi cảnh thì 30 fps có cái hay của nó, không chỉ Assassin's Creed mà những game mình hay chơi ở tỉ lệ khung hình dưới 60 fps còn có The Witcher 3 hay Batman Arkham. Ngoài ra, nếu anh em không có dàn máy quá mạnh thì 30 fps cũng là tỉ lệ khung hình dễ đạt được hơn trong khi không phải hy sinh quá nhiều về mặt hiệu ứng và độ phân giải.

Project Cars 30 fps vs 60 fps. ​

Thế nhưng với những tựa game hành động có tiết tấu nhanh như game bắn súng FPS, TPS hay đặc biệt là game đua xe thì tỉ lệ khung hình càng cao càng tốt. Nếu anh em try hard các loại game như CS:GO, OW, Doom, BF1 hay game đua xe như NFS thì tỉ lệ khung hình bắt buộc phải trên 60 fps để có được chuyển động nhanh, mượt hơn từ đó hiệu năng chơi game của anh em cũng sẽ cao hơn. Mà để duy trì được tỉ lệ khung hình cao thì nó có nhiều yếu tố! Như đã nói ở trên, tỉ lệ khung hình cao hay thấp phụ thuộc lớn vào CPU và GPU nhưng đồng thời, màn hình cũng là thứ đảm bảo tỉ lệ khung hình này có thể hiện được hay không. Lúc này anh em sẽ nghĩ đến khái niệm tốc độ làm tươi hay tần số quét (refresh rate) của màn hình. Thông thường màn hình sẽ có tần số quét 60 Hz (60 fps), hiểu đơn giản là anh em có thể chơi ở tỉ lệ khung hình tối đa 60 fps trên màn hình này, nếu tỉ lệ khung hình cao hơn thì anh em sẽ không thấy được sự khác biệt bởi màn hình bị giới hạn ở 60 Hz. Thế nên chúng ta mới phải tìm đến những chiếc màn hình chuyên game có tần số quét cao như 120 Hz, 144 Hz hay 240 Hz.

Mua cái màn hình có tần số quét cao thì để tận dụng tối đa lợi thế này, anh em cũng phải đảm bảo rằng chiếc PC của mình có thể chơi tựa game đó ở tỉ lệ khung hình tương ứng, nếu chỉ chơi được lẹt đẹt ở 60 fps đổ lại thì mua cái màn hình 144 Hz cũng bằng thừa. Thế nên nếu phần cứng không thể đáp ứng thì chúng ta phải linh hoạt tuỳ chỉnh thiết lập game, giảm đồ hoạ xuống, giảm phân giải xuống hoặc chuyển sang API khác. Một ví dụ rất điển hình là DOOM 2016, anh em thử chuyển sang Vulkan API là thấy sự thay đổi rõ rệt về tỉ lệ khung hình so với DirectX.

Làm cách nào để đo khung hình khi chơi game?

Có nhiều cách để đo khung hình khi chơi game. Nhiều game có tích hợp tính năng này trong phần thiết lập hiển thị, nhiều dịch vụ như Steam, Origin cũng có tuỳ chọn mở FPS counter hay bản thân phần mềm đi cùng với card đồ hoạ như GeForce Experience của Nvidia cũng hỗ trợ. Nếu anh em lười mò mẫm trong mấy thứ mà mình vừa nêu thì cách nhanh nhất là cài Fraps.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
Fraps hiển thị số fps màu vàng ở góc trên bên trái màn hình theo mặc định. ​

Fraps là ứng dụng đo fps và benchmark fps có từ rất lâu rồi, anh em chỉ cần tải về cài đặt tại đây. Mở lên thì ứng dụng này sẽ hiển thị số fps ở góc trên bên trái màn hình (mặc định) và nó hỗ trợ hầu hết các tựa game dùng DirectX hay OpenGL API và ngoài chức năng hiển thị fps thực tế của game thì Fraps còn có các tính năng như benchmark đo khung hình cao, thấp và trung bình sau của game sau thời gian anh em chọn. Fraps cũng cho phép chụp và quay phim màn hình khi đang chơi game. Phiên bản miễn phí của Fraps cho phép đo fps và benchmark fps, riêng muốn quay phim trên 30 giây thì phải mua.

Vậy làm thế nào để tối ưu phần cứng hay thiết lập game để cải thiện tỉ lệ khung hình?

2 thứ mà anh em có thể thay đổi để cải thiện hiệu năng của game, cải thiện tỉ lệ khung hình đó là nâng cấp phần cứng hoặc điều chỉnh thiết lập đồ hoạ trong game.

Giải pháp nâng cấp phần cứng đi liền với túi tiền, thêm tiền thêm fps, điều này cũng không sai đâu. Nhưng với những hệ thống sẵn có hoặc khó có thể nâng cấp điển hình như laptop với CPU/GPU không thể thay được thì giải pháp đơn giản nhất là điều chỉnh các thiết lập đồ hoạ để có được khung hình cao hơn.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Phần lớn những game PC ngày nay đều có phần thiết lập đồ hoạ với hàng tá thứ có thể tuỳ chỉnh được. Thông thường khi cài đặt, hầu hết các game sẽ tự động nhận biết phần cứng như CPU, GPU, RAM trên máy của bạn và khi vào game thì các thông số đồ hoạ đã được thiết lập sẵn nhằm đạt được hiệu năng tối ưu. Thế nhưng vẫn có nhiều thứ chúng ta có thể chỉnh để cải thiện tỉ lệ khung hình nếu như trải nghiệm chơi game theo thiết lập auto như vậy không tốt. Thứ chúng ta cần là sự cân bằng giữa tỉ lệ khung hình và đồ hoạ của game, làm sao chơi ở fps cao nhưng game vẫn đẹp chớ không mờ mờ răng cưa nổi khối hộp nhìn chán đời.

Thứ đầu tiên, rất quen thuộc là thiết lập khử răng cưa Antialiasing hay viết tắt là AA:

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
Một cảnh trong Assassin's Creed Unity: không bật AA (trái) và 2x MSAA (phải). ​

Đây là một kỹ thuật xử lý đồ hoạ máy tính để làm mượt các cạnh, rìa lởm chởm gây ra bởi điểm ảnh. Chúng ta có thể hình dung đơn giản là cái hình chúng ta thấy là tròn nhưng thứ tạo ra hình tròn đó là các điểm ảnh hình vuông và để khiến cái hình tròn có rìa mịn không bị lởm khởm thì AA được áp dụng. Mỗi điểm ảnh trên màn hình sẽ lấy mẫu của các điểm ảnh bao quanh nó và tìm cách "hoà" chính nó với các điểm ảnh xung quanh để tạo sự mượt mà. Rất nhiều tựa game cho phép bạn chỉnh thiết lập AA bật hoặc tắt cũng như tăng số lượng mẫu này theo tỉ lệ 2x, 4x, 8x … Kỹ thuật xử lý AA cũng có nhiều kiểu khác nhau như MSAA, TXAA, FXAA mà mình sẽ nói riêng trong một bài khác còn về cơ bản chúng ta có thể chỉnh thiết lập AA theo quy tắc sau:

  • Càng nhiều X độ mượt càng cao nhưng sẽ ăn tài nguyên hệ thống hơn, tỉ lệ khung hình sẽ giảm theo tỉ lệ thuận và ngược lại.
  • Game chơi ở độ phân giải cao (vd: 1920 x 1080 px) có nhiều điểm ảnh hơn nên chỉ cần 2x AA là đủ thấy mượt trong, trong khi đó nếu chơi ở độ phân giải thấp thì cần tăng lên 8x AA chẳng hạn để đạt độ mượt tương đương. Anh em cứ thử giảm phân giải tăng AA và tăng phân giải giảm AA sẽ thấy tỉ lệ khung hình sẽ tương đương nhau.
  • Tắt AA là giải pháp cuối cùng nếu anh em chỉ cần tỉ lệ khung hình cao và card đồ hoạ của anh em quá yếu không đủ kéo cái game đó với thiết lập AA. Tắt AA sẽ khiến hình ảnh đồ hoạ bị răng cưa rất xấu!

Thứ 2 là Anisotropic Filtering - lọc bất đẳng hướng, hay gọi là AF:

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
Anh em nhìn mặt đất xa xa, bên trái mờ hơn do không bật AF, bên phải AF 16x. ​

AF có thể hình dung nó giống như việc bạn nhìn một cục gạch ở gần thì thấy trên bề mặt cục gạch có quá trời lỗ nhỏ, chi tiết đủ thứ, có cả vết nám đen do đốt lò, vết nứt vết nẻ v.v… nhưng với 1 cục gạch tương tự đặt ở xa hơn thì bạn sẽ không thấy rõ chi tiết, chỉ mờ mờ. Chức năng của AF trong đồ hoạ 3D là giúp bạn thấy cái phối cảnh vật thể gần xa từ rõ đến mờ một cách mượt mà và tự nhiên.

Thiết lập của AF cũng như AA tức là bạn có thể chọn các mức theo số nhân từ 1x đến 16x. Có một điều cần lưu ý là với thế hệ GPU hiện đại ngày nay thì thiết lập AF không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng nữa, riêng anh em dùng GPU đời cũ sẽ cần cân nhắc chỉnh AF để đạt tỉ lệ khung hình tối ưu.

Thứ 3 là Draw Distance và Field of View:

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Draw Distance nó thể hiện độ xa về cảnh vật mà bạn thấy trong game. Anh em giảm thiết lập này thì sẽ thấy được ít chi tiết, ít bối cảnh ở xa hơn. Trong khi đó với những tựa game FPS hay TPS thì khái niệm Field of View hay được dùng và nó thể hiện cái trường quan sát của nhân vật. Ví dụ trong PUBG thì thiết lập này có tên View Distance và nếu anh em chỉnh Ultra, cảnh vật từ xa sẽ hiện ra chi tiết hơn, rất hữu ích khi anh em muốn xác định vị trí nhảy dù của mình hay đối thủ, nếu giảm xuống Low thì cảnh xa như trang hội hoạ Picaso 😁. Với những tựa game đua xe thì anh em cần phải chỉnh Draw Distance lên cao bởi chúng ta sẽ dễ định hình được đoạn đường phía trước hơi khi có thể nhìn thấy được từ xa.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
Thiết lập FoV thể hiện trường quan sát của nhân vật. ​

Thiết lập này khiến GPU phải hoạt động nhiều hơn để render và hiển thị cảnh quan ở xa thành ra nó sẽ tác động đến tỉ lệ fps. Anh em có thể thử các mức Draw Distance/Field of View để tìm ra tỉ lệ khung hình tối ưu và phối cảnh mong muốn.

Thứ 4 là ánh sáng và đổ bóng - Ambient Occlusion và Shadow:

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
Rise of the Tomb Raider tắt shadow (trái) và bật shadow Very High (phải). ​

Đổ bóng luôn là một thiết lập "sát thủ" đối với tỉ lệ khung hình nhưng không có nó thì không được bởi nó thể hiện cái nhìn tổn thể và cảm nhận khi chúng ta chơi game. Game sẽ mất đẹp nếu không có bóng đổ vật thể, mục tiêu vẫn là để khiến cho game thực hơn nhưng độ thực của bóng là vấn đề lớn. Nếu giảm chất lượng đổ bóng thì cái bóng thể hiện dưới chân nhân vật chẳng hạn rất tệ, nó bị răng cưa rồi mờ nhạt các thứ không thật, nếu tăng lên thì chúng ta có cái bóng gần như hoàn hảo.

Tác động của hiệu ứng bóng đổ đối với hiệu năng game cũng thay đổi tuỳ theo cảnh game, dựa trên só lượng vật thể và thiết kế ánh sáng. Những tựa game đi cảnh với thế giới mở, hàng tá thứ xung quanh, ánh sáng môi trường như thật kiểu như GTA thì anh em chỉ cần thay đổi thiết lập chất lượng bóng đổ là thấy ngay sự thay đổi về fps.

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
VXAO vs HBAO+. ​

Còn về ánh sáng, nhiều tựa game ngày nay đều có một phần thiết lập hay gọi là Ambient Occlusion và đây là một kỹ thuật tái tạo ánh sáng trong môi trường nhằm tạo ra cảm giác ánh sáng tự nhiên nhất có thể. Với các thiết lập thường thấy như SSAO, HBAO thì hiệu ứng đổ bóng môi trường theo chiều ngang HBAO thường ăn nhiều tài nguyên hơn so với hiệu ứng đổ bóng toàn không gian màn hình SSAO. Nếu fps tụt thì anh em nên chọn SSAO hoặc có thể tắt luôn.

Thứ 5 là độ phân giải:

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024

Thiết lập độ phân giải phụ thuộc vào game lẫn màn hình. Thường thì game sẽ tự động nhận biết độ phân giải của màn hình từ đó thiết lập sẵn nhưng cũng có nhiều tựa game không hỗ trợ độ phân giải cao như 4K. Lợi ích của độ phân giải cao như anh em đã biết đó là số lượng điểm ảnh nhiều hơn, chúng ta có đồ hoạ game chi tiết cao hơn, chơi game đã mắt hơn và thật hơn. Tuy nhiên, độ phân giải cao cũng là thứ khiến GPU phải gồng gánh nhiều bởi nó cần hoạt động nhiều hơn để có thể render mọi thứ với số lượng điểm ảnh lớn, từ đó giảm hiệu năng hay tỉ lệ khung hình khi chơi. Việc giảm độ phân giải xuống là cách cơ bản nhất để giữ tỉ lệ khung hình cao với các thiết lập hiệu ứng đồ hoạ khác giữ nguyên nhưng cá nhân mình không thích giải pháp giảm độ phân giải mà thường để độ phân giải mặc định theo màn hình và chỉnh các thứ khác xuống.

Thứ 6 là chất lượng đồ hoạ, thường là thiết lập Quality hay Texture Detail:

Game có fps trung bình và low 1 năm 2024
Gears of War 4: Character Texture Low (trái) và Ultra (phải), anh em hãy nhìn trang phục là thấy rõ sự khác biệt. ​

Texture hiểu theo cách đơn giản là những vân bề mặt hay chi tiết của vật thể, nhân vật trong game. Thiết lập chất lượng texture càng cao thì game càng đẹp, chi tiết cao nhưng tỉ lệ khung hình sẽ giảm. Đây cũng là một yếu tố tốn nhiều tài nguyên xử lý và thường được xếp đầu tiên trong thiết lập đồ hoạ game nên anh em có thể tăng giảm cái này trước rồi mới nghĩ đến những hiệu ứng còn lại như đã nêu trên.