Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha nghĩa là gì năm 2024

Tròn 5 năm, bài viết này ra đời. Bạn có lẽ đã nghe nhắc đến thường xuyên cụm từ này, nhưng bạn có biết nó muốn nói gì không…? 😊

“Gate Gate, Paragate Parasamgate Bodhi Svaha”

“Ráng lên. Ráng lên. Ráng lên nữa. Ráng lên thêm chút nữa. Đắc Bồ đề (Trí tuệ Bát nhã).

“Vượt qua. Vượt qua. Vượt qua nữa. Vượt qua thêm chút nữa. Về Nhà!”

Tụi mình đăng lại đây, cho nhà mình cùng đọc, và cùng ngẫm, nhen!

🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀

Mới hai ngày trước, cả nước cuồng nhiệt trong sự phấn khởi và yêu thương tột cùng vì đội bóng trẻ tuổi mà làm nên được những điều kỳ diệu. Vậy mà chỉ một ngày sau đó, đã là sự kém vui, từ nhiều thứ xung quanh: sự buồn bực trước một số sự cố không đáng có, rồi tâm trạng xót cho một số sự “thương nhau thế trót bằng mười hại nhau”, rồi cả một số hệ lụy từ sự “vui thôi, đừng vui quá”… Mình âm thầm nhìn theo những diễn tiến ấy, tự nhiên nhận ra một sự thật: có niềm vui nào kéo được dài? Có sự phấn khích nào tồn tại lâu? Có lúc vui ắt rồi sẽ có lúc buồn bực. Có hạnh phúc rồi ắt sẽ có lúc đau khổ. Và điều này, đáng buồn thay, đều diễn ra cho mọi sự vật hiện tượng trên cõi đời này, chứ chẳng riêng gì với môn thể thao vua đang cuốn mọi người vui – buồn theo nó.

Bạn thử ngẫm lại xem, có bao giờ bạn vui vẻ – hoàn toàn vui vẻ – trong suốt một tuần liền, mà không bị bất cứ sự bất ý nào quấy nhiễu? Có bao giờ bạn khỏe mạnh hoàn toàn trong suốt một năm mà không hề có lúc bị uể oải, ‘muốn bệnh’? Có bao giờ mọi chuyện đến với bạn luôn luôn thật suôn sẻ tốt đẹp, mà không gặp phải bất kỳ một khó khăn hay thử thách nào?

Nếu quả thật bạn được như vậy, xin chúc mừng bạn! Bạn có thể đang là một trong số một ngàn người ít ỏi của hành tinh này quá sức may mắn. Thế nhưng hãy nhớ, thế giới này có tới…. mấy tỉ người lận. Và vì thế, việc bạn vui đó rồi lại buồn đó, hạnh phúc đó rồi lại khổ đau đó, khỏe đó rồi bệnh đó, hay suôn sẻ đó rồi lại lận đận đó…, tất cả đều chứng tỏ bạn là một người hoàn toàn bình thường, trong số mấy tỉ người còn lại đang sống trên thế gian này 🙂

Và bởi vì bạn là một người bình thường, nên việc bạn lâu lâu phải gặp buồn, đau khổ, lận đận, bệnh tật, nạn tai, thậm chí mất mát,…. là những điều không thể tránh khỏi.

Nghe đến đây, hẳn bạn sẽ… rất buồn, rất xuống tinh thần. Hẳn thế. Tuy nhiên, cái quan trọng là một khi ta đã hiểu ra bản chất “không thể tránh khỏi” đó của cuộc sống, thì một tâm trạng điềm tĩnh, biết nhìn vượt ra khỏi những điều buồn khổ đó, để tâm mình an hơn, để tiếp nhận được mọi cái một cách nhẹ nhàng hơn…, đó là điều cần thiết, phải không bạn. Điều đó, trong nhà Phật dường như gọi là “Bát nhã Ba la mật”.

Theo một bài pháp giảng bổ ích mà mình nghe được gần đây, “Bát nhã” chính là trí tuệ mà con người ta vươn đến đạt được để mỗi ngày thêm hiểu thấu bản chất cuộc sống hơn. Và “Ba la mật” chính là ‘sự hoàn thiện’, sự đạt được đích đến, ‘vươn tới bến bờ bên kia’, bởi vì từ gốc của “Ba la mật” là Paramite (Param: bờ bên này – Ite: bờ bên kia).

Bạn đừng nghĩ khái niệm “Bát nhã Ba la mật’ này là một cái gì quá nghiêng về tôn giáo. Thật ra, trong cuộc sống này, bản thân một người không theo một tôn giáo nào, nhưng khi người ấy biết cố gắng mỗi ngày soi lại mình, biết sửa những điều chưa đúng…, biết cố gắng mỗi ngày sống tốt hơn một chút, đó đã là những sự ‘tu tập’ tốt đẹp. Vậy thì, một khi bạn dùng phần ý thức tốt đẹp để nhìn nhận mọi sự vật sự việc đang diễn ra quanh mình và coi đó là những bài học để bạn tham khảo rút kinh nghiệm, cái này hay cái nào tốt thì ta cố gắng học theo; cái nào xấu cái nào buồn, tự nhiên mình biết soi vô đó để biết mà tránh cho mình đừng mắc phải…, điều ấy cũng có nghĩa là bạn đang vươn đến ‘Bát nhã ba la mật’ rồi.

Cũng theo bài pháp giảng này, mình mới biết trên thế gian này có 3 loại Bát nhã cốt lõi nhất: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, Thật chứng Bát nhã. Đừng, đừng bị những ‘thuật ngữ chuyên môn’ hù cho sợ, hay ngán đọc tiếp nha, hihi. (Mình cũng vậy nè, hiểu và cảm được những triết lý tốt đẹp của nhà Phật từ bao lâu rồi, vậy mà động tới những hệ thống từ ngữ của bên Phật giáo là mình… ngốc luôn . Cũng may, hôm nọ nghe được hiểu rồi, thấy nó gần gũi và hay quá, phải chia sẻ lại cho các bạn biết cùng mình nè).

“Văn tự Bát nhã” chính là loại trí tuệ chúng ta đạt được từ kinh văn, hoặc bài bản, đọc được, học được, nghe thấy, nhìn thấy.

“Quán chiếu Bát nhã” là từ những điều chúng ta học được, đọc được, nghe thấy, nhìn thấy… đó, chúng ta sẽ chiêm nghiệm, suy gẫm…, và lảy ra bài học cho bản thân.

“Thật chứng Bát nhã”: chính là khi chúng ta áp được những bài học ấy vào cuộc sống của chính mình, để ta thu hái được những thành quả, vươn tới ‘trí tuệ’ để cảm ngộ cuộc sống này sâu sắc hơn.

Nói một cách nôm na, bạn có thể ví việc mình vươn đến “Bát nhã ba la mật” này như ta đứng trước một con sông và muốn sang được bờ bên kia. Dĩ nhiên nếu chỗ sông đó không có cầu, bạn phải tìm được một con thuyền nào đó nhảy lên thì mới sang được bờ bên kia đúng không? Vậy thì con thuyền đó chính là “Văn tự Bát nhã”, là phương tiện ban đầu để bạn có thể nghĩ đến việc sang tới bờ bên kia.

Thế nhưng, một khi bạn đã yên vị trên thuyền rồi, xin chớ vội vui mừng. Vì con thuyền không thể tự thân nó bơi sang bên kia được, mà bạn phải tìm cách chèo nó chớ! Vậy thì, việc chèo thuyền này có thể ứng với “Quán chiếu Bát nhã”: vận dụng những gì bạn biết, kỹ năng của bạn để chèo, chống… sao cho thuyền đưa bạn được sang bờ bên kia.

Và cuối cùng, a ha, bờ bên kia đã đến! Bạn đã chạm được đến nó! Và đó cũng chính là “Thật chứng Bát nhã”: bạn đạt được sự hiểu biết, trí tuệ về bản chất của các sự vật sự việc kia.

Vậy bạn có thấy cái gì ‘quen quen’ không? Dòng sông ấy hoàn toàn có thể là dòng đời bạn, mà ‘bờ bên này’ chính là bờ của đau khổ, của mê mờ; và ‘bờ bên kia’ chính là bờ của sự an vui, nhẹ nhõm.

Vậy thì, hẳn bạn cũng sẽ nhìn ra một chuyện: dòng sông đâu có dễ chèo thuyền Cũng như dòng đời đâu có dễ xuôi 🙁 Luôn sẽ có lúc tay chèo bạn bị những cơn sóng, hoặc rong rêu, hoặc n thứ gi đấy làm cho ê ẩm, thuyền bị xoay mòng mòng. Điều đó, áp vào ‘dòng đời’, có phải chính là những thử thách, khó khăn, những điều làm ta bất ý, gây cho ta phiền não không?

Vậy theo bạn, những lúc đó, theo bản năng, bạn sẽ làm gì? Cố gắng hết sức để xoay sở sao để vượt qua được những đoạn làm thuyền long đong đó, để cố gắng mà bơi tiếp, để ráng chạm cho được bờ bên kia? Hay là bạn sẽ… vứt luôn cái mái chèo rồi ngồi đó khóc huhu, hoặc kêu váng lên: “Cứu! Cứu!” Có… ngồi tới mốt luôn cũng liệu có ai đến cứu bạn đâu, khi một khúc sông vắng vẻ chỉ có mình ta

Đại đa số trường hợp, bằng bản năng sinh tồn, ta sẽ cố gắng hết sức (để không bị lật thuyền mà chết, hoặc… đói chết, đúng không). Vậy thì, những con sóng, những rong rêu… có thể làm thuyền ta chao đảo đó được gọi là nhánh ‘Bát nhã’ thứ tư: “Cảnh giới Bát nhã”. Và cái bản năng ta phải cố gắng hết sức để chèo chống con thuyền đó chính là nhánh ‘Bát nhã’ thứ năm: “Quyến thuộc Bát nhã”.

Áp vào ‘dòng đời’, có phải “Cảnh giới Bát nhã” chính là những điều bất ý làm ta đau khổ, phiền não trong cuộc sống đó không? Và “Quyến thuộc Bát nhã” chính là những điều mà ta cố gắng làm để cuộc sống ta thoát khỏi muộn phiền?

Bạn sẽ nghĩ, xời, “Cuộc đời là bể khổ” mà, ai có thể thoát khỏi nó được chứ!

Ừ, dĩ nhiên, có ai nói cuộc đời này không khổ đâu. Thế nhưng ta có thể kiểm soát ý thức ta để làm cho mình… bớt khổ, tại sao không? Hơn nữa, đó hẳn nên là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên! Cũng như bạn gặp trời lạnh sẽ theo tự nhiên đi kiếm cái áo mặc thêm vô, hay bạn uống phải một ly nước quá nóng sẽ theo bản năng mà… chu môi thổi thổi cho nó nguội bớt một chút…., tại sao ta gặp khổ mà cứ để ta đắm chìm mãi trong đau khổ, mãi không thoát ra được?

Hẳn có rất nhiều cách để ta ‘Quán chiếu Bát nhã’ để tìm một cách thức ‘Quyến thuộc Bát nhã’ nào phù hợp, để hóa giải những ‘Cảnh giới Bát nhã’ ta luôn gặp trên đường đời. Biết được rằng thế gian này vô thường, không có gì là mãi mãi, kể cả những gì đẹp đẽ nhất, yêu thương nhất, điều đó sẽ giúp ta bớt khổ đau mỗi khi đối diện với nhan sắc phai theo tuổi tác, sự mất mát người thân, sự chia ly, đổ vỡ… Đồng thời, trong những bối cảnh khác, cũng chính cái điều “Không có gì là mãi mãi” kia là động lực cho ta nhẫn nại vượt qua những thăng trầm, bởi ta biết ngay cả những điều xấu xa nhất, tệ hại nhất kiểu gì cũng phải qua. Những lúc gặp bất ý, thay vì ta ‘nổi điên’, tung hê lên tất cả (để nhiều khi sau đó ân hận muốn chết), ta sẽ ráng hiểu rằng đây chỉ là một loại ‘Cảnh giới Bát nhã’ thôi, và kiểu gì ta cũng sẽ tìm ra được cách hóa giải nó bằng một loại ‘Quyến thuộc Bát nhã’ phù hợp… Miễn sao ta, ngay thời điểm đó, phải thoát được cơn giận cái đã!

Sẽ có n + 1 phương cách ‘Quyến thuộc Bát nhã’ mà mỗi người, bằng bản năng cộng thêm ý thức, sẽ tự tìm ra cho mình trên con đường làm cho mình bớt khổ, bớt phiền não. Miễn là bạn phải tin bạn sẽ làm được, bạn sẽ làm được!

Vậy thì đọc tới đây, hẳn sẽ có bạn nghĩ, trong 3 nhánh ‘Bát nhã’ cốt lõi nhất’ hay 5 nhánh ‘Bát nhã mở rộng’, chỉ có ‘Quyến thuộc Bát nhã’ là quan trọng nhất nhằm đảm bảo cho chúng ta một cuộc sống yên vui và bớt muộn phiền. Không hẳn vậy đâu bạn. Mỗi nhánh Bát nhã đều mang một vai trò không thể thiếu được trong một mắt xích liên hoàn mà trong đó cuộc sống không ngừng tiếp diễn. Những gì xảy ra cho chính bản thân ta, đó sẽ là những ‘Cảnh giới Bát nhã’ để từ đó ta tìm ra những ‘Quyến thuộc Bát nhã’ cho cuộc sống an vui. Còn những gì không xảy ra cho chính bản thân ta nhưng cho những người quanh ta, hoặc ta nghe, ta biết, ta thấy…, đó hoàn toàn có thể trở thành những ‘Văn tự Bát nhã’ để từ đó ta nghiền ngẫm, rút ra những bài học ‘Quán chiếu Bát nhã’ để đạt được những ‘Thật tướng Bát nhã’ nhằm giảm bớt muộn phiền, một ngày nào đó ta lỡ sẽ trải qua. Tỉ như nhìn người khác đau bệnh, ta sẽ sợ mà tự cân chỉnh chế độ sinh hoạt, lối sống; nhìn người qua đời ta cảm nhận được sự phù du của cuộc đời này mà buông bớt những vướng chấp, những sân hận, đố kị, bon chen, tham lam…

Để rồi bạn sẽ nhận ra, một khi bạn đã nhận thức được điều này rồi, mỗi một sự vật, sự việc xảy ra quanh mình đều có thể áp vào những nhóm ‘Bát nhã’ này để qua đó, bạn thông đạt tinh tấn hơn sự hiểu biết về bản chất cuộc sống. Mà cái gì ta hiểu rõ, kiểm soát được nó rồi, lẽ tự nhiên ta sẽ không còn sợ nó nữa, đúng không?

Svāhā nghĩa là gì?

Chữ Svaha tiếng Phạn là một từ cảm thán, đại khái mang ý nghĩa reo vui, hân hoan vui mừng, xuất hiện trong các câu chú Phật giáo.

Paragate nghĩa là gì?

Pāragate có nghĩa “bờ bên kia”, mà đó là nơi người ta được chở tới bằng đò. Và saṃ trong pārasaṃgate có nghĩa “cùng nhau”, “mọi người cùng nhau được chở qua bằng đò”. Bodhi nói cho chúng ta biết loại “bờ bên kia” là gì, đó chính là bờ giác ngộ.

Trí tuệ bắt Nha nghĩa là gì?

Tuệ giác Bát nhã là thứ tuệ giác siêu việt giúp chúng ta vượt thoát mọi cặp ý niệm đối lập như sinh diệt, có không, nhiễm tịnh, thêm bớt, chủ thể đối tượng, v.v… và tiếp xúc được với thực tại bất sinh bất diệt, phi hữu phi vô, v.v… : thực tại này chính là thực tính của vạn pháp.

Thần Chư Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh là văn bản nổi tiếng nhất của Phật Giáo Đại Thừa và Thiền tông, là tinh hoa của trí tuệ nhân loại với khoảng 260 chữ. Đây cũng là bộ kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.