Gãy xương quay bắt nẹp vít bao lâu thì lành

Bạn đọc có hỏi: Gãy xương quay tay bao lâu thì tháo được nẹp đinh? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

BẠN ĐỌC CÓ HỎI

Tay em bị gãy xương quay, mổ nẹp đóng đinh được 2 tháng. Giờ tay em vẫn không cầm được gì. Bác sĩ tư vấn hộ em thời gian nào thì em có thể làm được việc nhẹ ạ? Sau bao lâu có thể tháo nẹp với đinh ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Chào bạn,

Ưu điểm của phương pháp mổ kết hợp xương là bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu sớm, giúp hạn chế các biến chứng teo cơ, cứng khớp. Quá trình tập luyện này bắt đầu ngay từ 1-2 tuần đầu sau mổ, khi vết thương ổn định và bớt đau. Do đó, thời gian này bạn càng phải tập luyện thật tích cực thì mới có thể hồi phục về bình thường.

Để lựa chọn chế độ tập luyện phù hợp, bạn cần tái khám để xem xương gãy đã liền hẳn chưa, nếu chậm lành sẽ có phương pháp can thiệp.

Việc tháo nẹp vít ở những người bệnh bị gãy cần phải đánh giá từng bước, không có mốc thời điểm cố định nhưng thường sẽ chờ khoảng 12 tháng nếu không gây ra triệu chứng gì.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Chơi thể thao, lực tác động nhanh và đột ngột từ đồ vật cũng dễ làm gãy cánh tay. Chấn thương này cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy thời gian lành cánh tay mất khoảng bao lâu?

Dấu hiệu cho biết bạn đã bị gãy cánh tay

Gãy cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy, nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. Chấn thương này gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, chiếm một nửa số ca gãy xương [ở người lớn] và đứng sau gãy xương đòn [ở trẻ em].

Bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình có bị gãy cánh tay không khi gặp những triệu chứng sau:

- Cánh tay bị sưng, bầm tím

- Khi cử động nghe tiếng nứt hoặc gãy răng rắc

- Đau nhức trong xương cánh tay và tăng dần lên lúc chuyển động

- Phần cánh tay bị biến dạng hoặc cổ tay cong lại

- Không thể lật sấp hoặc ngửa lòng bàn tay, cánh tay không xoay được.

Điều trị gãy xương tay kịp thời để ngăn chặn biến chứng

Nguyên nhân gây nên chấn thương gãy cánh tay

- Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy. 

- Cú đánh trực tiếp từ vật như gậy

- Chấn thương do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ áp lực trực tiếp nào vào một phần của cánh tay.

Gãy cánh tay mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

Khi gãy cánh tay, bạn cần kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Thời gian hồi phục chấn thương phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ. Đối với người bình thường cần 4 - 6 tuần để xương lành lại hoàn toàn. 

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tái khám thường xuyên để theo dõi và nắm được tốc độ hồi phục. Những bài tập kết hợp chế độ ăn uống hợp lý giúp xương nhanh lành hơn.

Gãy xương tay mất từ 4 – 6 tuần để lành lại

Nguy cơ gãy xương cánh tay từ các môn thể thao

Chơi thể thao là một cách rèn luyện cơ thể và tăng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ loại môn thể thao nào liên quan tới tiếp xúc cơ thể hoặc dễ bị ngã như đá bóng, bầu dục, trượt tuyết,...

Ngoài ra, các bất thường về xương như loãng xương, khối u xương cũng có thể tác động và làm gãy cánh tay.

Điều trị gãy cánh tay bằng kỹ thuật hiện đại

Để xác định vị trí và mức độ gãy, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên biểu hiện bên ngoài kết hợp chụp X - quang [hoặc chụp MRI]. Tiếp đến là tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Cụ thể:

- Điều trị bảo tồn: Áp dụng trường hợp gãy hở ở trẻ em, gãy kín ít hoặc không di lệch. Bác sĩ tiến hành gây tê, nắn chỉnh và cố định bằng bó bột ở ngực, vai và cánh tay. Kết hợp uống thuốc để giảm sưng và đau.

- Điều trị phẫu thuật khi gãy hở và có tổn thương mạch máu thần kinh. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng nẹp vít, đóng đinh. Sau phẫu thuật cần tập luyện vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng và không gặp biến chứng.  

Lưu ý: Ngay khi bị gãy cánh tay, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách cố định tay [có thể dùng khăn như băng đeo]. Hoặc chườm đá lạnh ở khu vực bị thương.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp

Những điểm người bệnh cần lưu ý

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không uống rượu bia

- Chườm đá tại vùng bị gãy từ 20 - 30 phút/lần, một ngày thực hiện 4 đến 5 lần.

- Giữ nẹp hoặc bột sạch, khô

- Giảm sưng bằng cách giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt. Khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế thì nên sử dụng gối để đỡ cánh tay

- Liên lạc với bác sĩ khi cơn đau tăng, ngón tay hoặc bàn tay chuyển lạnh [xanh tái] hay mất cảm giác.

Gãy cánh tay nhanh hồi phục khi người bệnh tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn từ bác sĩ. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại giúp bạn không còn lo lắng nhiều về chấn thương của mình. Đặt lịch khám nhanh qua hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập trang web //phongkhamlavanluong.vn/.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: //phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h – 19h30].

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi? Bài viết này DrQuynh giúp bạn hiểu rõ hơn mất thời gian bao lâu để bạn quay trở lại sinh hoạt sau bó bột gãy xương, hay sau phẫu thuật gãy xương quay cổ tay.

Gãy xương quay cổ tay là gì?

Gãy xương quay cổ tay hay tên gọi khác gãy đầu dưới xương quay là một trong các gãy xương thường gặp của vùng cổ tay.

Các xương vùng cổ tay gồm có xương của đầu dưới xương quay, đầu dưới xương trụ và khối xương cổ tay.

Đầu dưới xương quay là phần tính từ hành xương cho đến hết mỏm trâm quay. Đây là loại gãy thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt phụ nữ mãn kinh. Cơ chế do té ngã chống tay với một lực chấn thương không lớn.

Có thể gặp loại gãy này ở người trẻ với các tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn thể thao với một lực chấn thương lớn hơn.

Đa phần gãy xương quay cổ tay chỉ định nắn bó bột ở người lớn tuổi. Do là loại gãy ngoài bao khớp dễ lành, bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh lý nền nặng, không có chỉ định phẫu thuật.

Tuy nhiên vẫn phải chỉ định phẫu thuật ở người trẻ, những người có những kiểu gãy đặc biệt như gãy Barton, gãy hở.

Xem thêm các dạng khác của gãy đầu dưới xương quay cổ tay

Các loại gãy khác nguy hiểm hơn đó là gãy nát nhiều mảnh, phạm khớp, hay gãy kèm biến chứng mạch máu thần kinh. Là các loại gãy dễ để lại di chứng, và có nhiều nguy cơ mất chi. Vì vậy mà thời gian để điều trị và hồi phục cũng lâu hơn.

⭐ Dấu hiệu cho thấy xương quay cổ tay bị gãy?

Bị gãy xương cổ tay, bạn có thể có các triệu chứng như sau:

⭐ Các triệu chứng bạn có thể thấy được:

  • Sưng đau, bầm tím vùng cổ tay ngay sau chấn thương
  • Biến dạng cổ tay điển hình giống như hình cái dĩa
  • Mất vận động bình thường của cổ tay: mất khả năng gập duỗi cổ tay, sấp ngửa cẳng tay.
Gãy barton đầu dưới xương quay

⭐ Các dấu hiệu bác sĩ khám thấy:

  • Dấu lạo xạo xương: là một dấu hiệu chắc chắn có gãy xương
  • Sờ có điểm đau chói vùng xương quay. Các xương cổ tay khác không có.
  • Tê bì, giảm cảm giác bàn ngón tay: dấu hiệu có thể gặp nếu bị chèn ép hay tổn thương thần kinh
  • Mất mạch quay, đầu ngón tay tím tái: dấu hiệu nghi ngờ tổn thương mạch máu.
  • Mất khả năng cử động các ngón tay: triệu chứng nghi ngờ đứt gân cơ kèm theo.

Khi có một trong các dấu hiệu trên ngay sau chấn thương, thì khả năng cao bạn đã bị gãy xương.

Để xác định chắc chắn mức độ nghiêm trọng tay của bạn. Bạn nên tới khám bác sĩ để xác định mức độ tổn thương.⭐ Gãy xương có hay không?⭐ Gãy xương nào?⭐ Bao nhiêu xương?⭐ Kèm tổn thương nào khác hay không?

Chẩn đoán sớm và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ tổn thương tay. Nếu để càng lâu không điều trị mà không may tay bạn gặp phải biến chứng thì đúng thật hậu quả khó tránh.

Chẩn đoán gãy xương quay như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác có gãy xương hay không thì việc khám các dấu hiệu trên là cần thiết. Cộng thêm với kết quả của các cận lâm sàng thì việc chẩn đoán gãy xương hoàn toàn không khó khăn gì.

Xquang cổ tay, cẳng tay thường quy ở cả hai tư thế thằng và nghiêng là cần thiết. Chụp Xquang lưu ý nên chụp đủ qua 2 khớp, ở cả vùng cổ tay và cả vùng khuỷu. Ngay cả khi vùng khuỷu không đau. Vì gãy đầu dưới xương quay di lệch nhiều có thể làm trật khớp quay trụ trên hay khớp cánh tay quay.

CT chụp khi tổn thương nghi ngờ phạm khớp. CT mạch máu khi nghi ngờ có tổn thương rách hay chèn ép gây hẹp mạch máu

MRI khảo sát tốt các tổn thương mô mềm, dùng để khảo sát các tổn thương như dây chằng, gân cơ vùng cổ tay.

Siêu âm có thể khảo sát mô mềm tốt, thực hiện nhanh. Nhưng đa phần sẽ không cần dùng đến, trừ trường hợp tổn thương mạch máu. Siêu âm Doppler hay siêu âm màu có giá trị rất tốt trong khảo sát mạch máu.

Khi có lâm sàng và cận lâm sàng như trên. Chẩn đoán gãy xương quay cổ tay được xác định.

1️⃣ Gãy xương có hay không: biểu hiện bằng sự thay đổi các cấu trúc giải phẫu cổ tay trên phim Xquang

2️⃣ Gãy bao nhiêu xương? Gãy xương quay có kèm gãy xương trụ hay các xương cổ tay khác hay không? ví dụ như gãy xương thuyền, gãy xương thang, trật khớp thang bàn…

3️⃣Kiểu di lệch của đầu xương gãy? Di lệch trước sau, trong ngoài, gập góc, chồng ngắn, di lệch xoay.

4️⃣ Gãy có phạm khớp hay không? Gãy có làm trật hay bán trật cổ tay hay không?

Kiểu gãy Barton gây trật khớp cổ tay làm cổ tay mất vững, cần chỉ định mổ kết hợp xương giữ vững cổ tay.

5️⃣ Gãy có biến chứng tổn thương thần kinh mạch máu nào hay không?

✅ Vùng cổ tay có 2 động mạch chính là động mạch quay và động mạch trụ. Tắc hay thủng cả 2 động mạch này nguy cơ thiếu máu nuôi chi do mất mạch máu nuôi.

✅ Thần kinh vùng cổ tay có thần kinh trụ, thần kinh giữa. Chèn ép thần kinh trụ có triệu chứng tê 2 ngón 4-5 [ áp út và út]. Chèn ép thần kinh giữa gây tê ngón 1-2-3 [ ngón cái – trỏ – giữa] giống như bênh hội chứng ống cổ tay. Thần kinh quay ở vùng này đã không còn chức năng vận động mà chỉ còn cảm giác vùng mu bàn tay.

⭐ Điều trị gãy xương quay cổ tay

Điều trị gãy xương quay cổ tay có thể phải mổ hoặc không mổ. Các điều trị không mổ được gọi là điều trị bảo tồn. Bao gồm điều trị nắn bó bột hay nẹp vải cẳng bàn tay, dùng thuốc và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Nẹp vải cổ tay

Điều trị mổ có thể dùng đinh xuyên từ da vào ổ gãy để cố định ổ gãy. Mổ mở cố định xương gãy bằng nẹp ốc. Hay dùng khung cố định ngoài hoặc cố định ngoài kết hợp với xuyên đinh.

Điều trị xương quay cổ tay với bó bột mất bao lâu?

Chỉ định bó bột cho những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, gãy không di lệch hay ít di lệch.

Thời gian lành xương trung bình của đầu dưới xương quay là 8-10 tuần. Thời gian này có thể nhanh hơn ở người trẻ và trẻ em. Ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh, loãng xương thời gian này có thể lâu hơn.

Vì vậy mà gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi là một khoảng thời gian tương đối. Người trẻ và trẻ em chất lượng xương còn tốt. Hóc môn tăng trưởng còn tốt. Nhất là trẻ em còn trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, quá trình lành xương diễn ra nhanh chóng.

Người lớn tuổi, loãng xương, phụ nữ mãn kinh, các hóc môn cần thiết để tăng tạo xương sửa chữa không còn nữa, nên quá trình lành xương mất khoảng thời gian lâu hơn.

Cộng thêm các bệnh lý nền khác như tiểu đường, béo phì, sử dụng corticoid thì việc lành xương sẽ lâu khỏi hơn.

Ngoài thời gian lành xương ra xương quay cổ tay còn cần thời gian để hồi phục chức năng. Những người bị gãy xương cổ tay còn cần tập vật lý trị liệu để đoạn xương gãy trở nên vững chắc. Và chức năng của nó phải trở nên khoẻ mạnh giống như lúc ban đầu.

Vậy là cộng thời gian lành xương và thời gian phục hồi chức năng sau đó thì để xương gãy khỏi hoàn toàn có thể mất từ 3 đến 6 tháng. Tuỳ vào mỗi bệnh nhân: trẻ hay già, có bệnh lý nền hay không.

Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, nhất là các chất có lợi cho xương lành như Vitamin D, canxi.

Điều trị bằng phẫu thuật gãy xương quay cổ tay mất bao lâu thì khỏi?

Phẫu thuật chỉ định trong các tình huống: gãy hở, gãy kiểu Barton, điều trị bảo tồn thất bại, gãy thấu khớp, di lệch nhiều

Phẫu thuật gãy xương quay cổ tay bằng nẹp ốc – Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi

Điều trị bảo tồn thất bại là một trong các nguyên nhân phải mổ cố định xương gãy. Do di lệch thứ phát sau khi nắn bó bột hoặc không lành xương. Sau bó bột theo dõi khoảng 1 tuần tái khám để Bác sĩ xác định có lỏng bột hay không. Xquang chụp lại có di lệch thêm hay không.

Thời gian để tính xương gãy khỏi hoàn toàn tính từ lúc phẫu thuật thì bao gồm: thời gian chờ phẫu thuật + thời gian phẫu thuật và nằm viện + thời gian lành xương + phục hồi chức năng.

Thời gian chờ phẫu thuật tính từ khi bắt đầu có chỉ định mổ. Nếu như bạn mổ ở các Bệnh viện tư nhân thì thời gian này có thể không đáng kể. Nhưng đối với các Bệnh viện công lập thì thời gian này sẽ lâu hơn nhiều.

Vì lượng bệnh ở các Bệnh viện công lập rất lớn, cho nên việc sắp xếp lên lịch mổ một bệnh nhân gãy kín đầu dưới xương quay phải chờ rất nhiều thời gian. Phải ưu tiên cho các bệnh nhân bệnh nặng hơn, nguy cơ cao hơn mổ trước.

Thời gian phẫu thuật và nằm viện đối với một gãy xương kín, không biến chứng thường từ 3-5 ngày. Với loại gãy xương hở hay gãy có kèm biến chứng thần kinh mạch máu thì thời gian theo dõi và hồi phục lâu hơn. Có thể mất tới 2 tuần hoặc lâu hơn.

Thời gian lâu hay mau phụ thuộc vào chính cơ thể bạn và đáp ứng của cơ thể với tình trạng bệnh. Tổng trạng chung bạn tốt thì các biến chứng vẫn có thể phục hồi nhanh hơn.

Thời gian lành xương ở người mổ đặt dụng cụ nẹp ốc thì nhanh hơn. Bệnh nhân quay trở lại sinh hoạt và làm việc sớm hơn. Khỏi cần phải mang nẹp hay bó bột vì dụng cụ cố định nằm ngay trong da.

Sau khi mổ bạn hết đau sớm hơn, do vậy mà bạn có thể tập lại tay cổ tay sớm hơn. Vì thế mà chức năng tay có lại như ban đầu sớm hơn so với bó bột.

Như vậy tính trung bình thời gian để khỏi hoàn toàn đối với bó bột khoảng 3-6 tháng. Thì đối với phẫu thuật thời gian đó vào khoảng 4-5 tháng.

Phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay

Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi

Thời gian khi bất động bằng bột

Mục đích là cử động vận động các ngón tay sớm để giảm sưng nề, giảm viêm. Ngăn các rối loạn vi mạch máu do tay bị bất động máu không lưu thông tốt. Ngăn ngừa teo đét cơ do lâu không sử dụng, ngăn ngừa cứng khớp.

Cách phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay như sau:

✅ Giữ tay cao hơn người, để máu lưu thông về tim tốt không bị ứ trệ.

✅ Sau bao lâu thì bắt đầu tâp? Ngay khi mới bó bột xong bột cứng là đã có thể tập.

  • Các bài tập bao gồm tập cử động các ngón tay
  • Tập gồng cơ trong bột
  • Tập vận động khuỷu gấp duỗi, nếu bó bột chỉ đến hết phần cẳng tay

Thời gian sau khi đã tháo bột

Thời gian bất động là thời gian không có lợi cho da, cơ và gân vì ít vận động sẽ dấn tới giảm tưới máu mô. Da có thể bị khô do mất nước vì bột hút nước, phù nề do rối loạn phân bố nước vùng da trong bột. Các khớp cũng bị ảnh hưởng nếu như không vận động. Dễ bị cứng khớp.

Giai đoạn này khi xương đã khỏi thì nên phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay như sau:

  • Tập chủ động các khớp: gập, duỗi, xoay cổ tay, sấp ngửa cẳng tay
  • Dần dần chuyển qua tập có đối kháng lực: cầm nắm đồ vật trọng lượng tăng dần từ từ.
  • Các bài tập như: xoắn vặn cổ bàn tay, mở nắp bình
  • Tập các hoạt động tinh tế như: mở cúc quần áo, xâu kim…
  • Có thể dùng phối hợp các phương pháp khác như nhiệt, thuỷ, điện trị liệu

Thời gian sau khi phẫu thuật

Phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay nếu như mổ kết hợp xương

  • Ngay sau phẫu thuật là đã có thể tập vận động các ngón tay và tập gồng cơ.
  • Từ một đến 3 tuần đầu sau phẫu thuật là đã: kê cao tay, tập cổ bàn tay đau với tay lành.
  • Từ bốn đến bảy tuần sau: tập chủ động tay đã mổ với các bài tậpgấp duỗi, sấp ngửa, tăng lực các cơ cầm nắm bàn tay dần dần. Và cuối cùng là tập với kháng lực và trọng lực tăng dần đến khi mạnh như ban đầu.

Qua bài viết Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi? trên chắc các bạn cũng hiểu một phần về vấn đề này. Chúc các bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé!

Vẫn còn thắc mắc – Chat với Bác sĩ miễn phí 24/7:

Chat miễn phí với BS

Video liên quan

Chủ Đề