Gen 1 là gì

Gần đây, IDOLOGY - một trong những trang phê bình Kpop trực tuyến lâu đời nhất Hàn Quốc, đã xuất bản một bài báo thảo luận chi tiết về cách phân chia các thế hệ thần tượng Kpop. IDOLOGY đã chia lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp thần tượng Hàn Quốc thành 4 thế hệ riêng biệt, đồng thời cũng nhấn mạnh các đặc điểm của mỗi thế hệ. Trang phê bình này giải thích rõ: "Sẽ có những bất đồng trong việc phân chia thế hệ ở một số nhóm nhạc. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm xác định các thế hệ của Kpop không phải là để gây tranh cãi, mà là để tạo ra một lộ trình giúp cho thể loại âm nhạc này, nền văn hóa này ngày càng phát triển hơn nữa...".

Theo IDOLOGY, lịch sử Kpop có thể được phân chia thành các thế hệ thần tượng như sau:

1. Thế hệ 1

Thế hệ 1 đánh dấu sự ra đời của những nhóm nhạc thần tượng đầu tiên tại Kpop. Với việc SM Entertainment cho ra mắt "nhóm nhạc thần tượng nam" đầu tiên của Hàn Quốc - H.O.T, với concept học hỏi từ các boyband Mỹ và thần tượng Nhật Bản, văn hóa Kpop đã chính thức được hình thành. Sau thành công của H.O.T, nhiều công ty khác như DSP Media cũng bắt đầu sản xuất các nhóm nhạc thần tượng để cạnh tranh trong thị trường mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn lúc bấy giờ.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 1: H.O.T, Sechs Kies, NRG, S.E.S, Fin.K.L,....

2. Thế hệ 1.5

Trước sự ra đời của thế hệ thần tượng thứ 2, Kpop trải qua một giai đoạn ngắn của thế hệ 1,5 - bao gồm sự xuất hiện của các nhóm nhạc "thực nghiệm". Thế hệ 1.5 là thời điểm Kpop, với tư cách là một thể loại và một nét văn hóa, bắt đầu manh nha trở nên phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Á khác. Thuật ngữ "Hallyu" hay "Làn sóng Hàn Quốc", cũng được tạo ra trong khoảng thời gian này khi báo chí quốc tế bắt đầu tích cực đưa tin về Kpop và các thần tượng Hàn Quốc.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 1.5: Shinhwa, Click-B, g.o.d, Fly To The Sky, Chakra, Jewelry, BoA, Bi Rain, Wheesung, Se7en,....

3. Thế hệ 2

Thế hệ 2 của Kpop xuất hiện trong một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, bản thân Kpop đã trở nên cực kỳ thương mại hóa, và tự nó cũng trở thành một trong những ngành có lợi nhuận cao nhất trên cả nước. Nhiều yếu tố tạo nên một "mô hình kinh doanh thần tượng" quen thuộc như chúng ta biết ngày nay đều phát triển ở thế hệ 2. Đây cũng là thời điểm Kpop bắt đầu thực sự có sức ảnh hưởng lan rộng ra nước ngoài. Ý tưởng "world tour" của các idolgroup cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Không giống như các thần tượng thế hệ trước, các boygroup và girlgroup gen 2 đã dẹp bỏ định kiến "người nổi tiếng là những nhân vật bí ẩn không thể chạm tới" và quảng bá theo concept "những ngôi sao hàng xóm thân thiện". Idol Kpop bắt đầu xuất hiện trên các chương trình truyền hình, quay chương trình thực tế riêng của họ và thậm chí còn góp mặt trong nhiều vai diễn trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 2: TVXQ, SS501, Big Bang, Super Junior, SNSD, KARA, Wonder Girls, Brown Eyed Girls, F.T.Island,....

4. Thế hệ 2.5

Từ thành công của gen 2, thế hệ thần tượng 2.5 đã ra đời với sự xuất hiện của nhiều thần tượng đa tài, đa năng, trong giai đoạn mà người hâm mộ dần mong đợi nhiều hơn vào các idolgroup thay vì chỉ dừng lại ở khả năng ca hát và nhảy múa như các thế hệ trước. Sau đó, vào đầu năm 2010, YouTube bắt đầu phát triển thành một nền tảng video không thể thay thế. Nhiều thần tượng thế hệ 2.5 đã có cơ hội tiếp cận với người hâm mộ quốc tế thông qua YouTube. Điều đó có nghĩa là những người chưa từng biết về Kpop cũng bắt đầu được tiếp xúc với thể loại âm nhạc này. Đến năm 2012, "Gangnam Style" của PSY đã hoàn toàn thay đổi mọi khuôn khổ lúc bấy giờ!

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 2.5: SHINee, 2PM, 2AM, BEAST, INFINITE, f[x], 2NE1, Miss A, SISTAR, T-Ara,....

5. Thế hệ 3

Thế hệ 3 thực sự đã giúp Kpop bùng nổ trên toàn thế giới. Đặc điểm khác biệt nhất của các boygroup và girlgroup thế hệ này so với các tiền bối đi trước chính là việc quy mô khán giả và người hâm mộ của họ được mở rộng ra toàn cầu. Các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter và Instagram, cùng với các nền tảng streaming như YouTube và Naver, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa Kpop.

Thêm vào đó, các idol thế hệ 3 cũng đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển và truyền tải về concept và/hoặc "thế giới quan" của họ để thu hút những người hâm mộ muốn và cần nhiều hơn những điều nằm ngoài phạm vi âm nhạc đơn thuần. Kpop là một thể loại âm nhạc đã chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có về chất lượng không chỉ của các bài hát mà còn về vũ đạo, MV, nội dung quảng bá, goods và nhiều thứ khác.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 3: EXO, NU'EST, VIXX, BTS, WINNER, GOT7, MAMAMOO, Red Velvet, TWICE, G-Friend, Oh My Girl,....

6. Thế hệ 3.5

Đến năm 2016, Kpop chứng kiến sự ra đời của thế hệ 3.5, chủ yếu bắt nguồn từ sự kiện series "Produce 101" ra mắt và nhanh chóng trở thành một chủ đề nóng trên khắp Hàn Quốc và lan sang cả nước ngoài. Mặc dù series này đã vướng vào bê bối gian lận nhưng không thể phủ nhận rằng nó đã tạo nên một điểm khác biệt quan trọng trong thế giới Kpop - trao cho khán giả và người hâm mộ nhiều quyền lực và tiếng nói hơn. Với thế hệ này, trọng tâm của Kpop đã chuyển sang lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của người hâm mộ.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 3.5: iKON, SEVENTEEN, MONSTA X, NCT, Wanna One, I.O.I, BLACKPINK, Cosmic Girls, MOMOLAND....

7. Thế hệ 4

Cuối cùng, theo IDOLOGY, Kpop hiện đã bước sang thế hệ thần tượng thứ 4. Từ 3 thế hệ trước, thể loại âm nhạc này đã đạt đến đỉnh cao mới. Bây giờ, trong kỷ nguyên mới của Kpop, mọi ranh giới đều đã được xoá bỏ. Kpop, với tư cách là một thể loại và một nền văn hóa, đã không còn là một khái niệm gói gọn trong phạm vi Hàn Quốc nữa.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của gen 4 [tính đến thời điểm này]: IZ*ONE, [G]I-DLE, TXT, ITZY, Stray Kids, ATEEZ, LOONA, AB6IX, X1,....

Bạn nghĩ gì về cách phân chia thế hệ thần tượng Kpop của IDOLOGY?

Từ Khóa:

Kpop là gì? 1001 thuật ngữ nằm lòng cần biết khi “đu” Kpop

5 [100%] 1 vote

Goods kpop là gì? pin button kpop là gì? bias là gì? center trong kpop là gì? Nếu là một người hâm mộ ruột của kpop chắc chắc hẳn các bạn đã nằm lòng những thuật ngữ chuyên ngành này, tuy nhiên với những bạn nào mới đu kpop thì các thuật ngữ này vẫn còn khá lạ lẫm. Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn hiểu hơn về Kpop là gì? và 1001 những thuật ngữ nằm lòng cần biết khi đu Kpop

Nhạc Kpop là gì?

“Kpop” là từ viết tắt của “Korean Pop” hay “Korean Popular”, chỉ nền âm nhạc phổ biến của người Hàn Quốc. Về cơ bản, trong Kpop sẽ bao gồm nhiều dòng nhạc như: Hiphop, R&B, EDM, Rock, Pop-ballad,… Kpop bắt đầu nổi lên như một làn sóng làm điên đảo khắp Châu Á từ nửa sau những năm 2000 và trở thành hiện tượng toàn cầu. Kpop đã phát triển một cách chóng mặt, đến nay đã trở thành nền “công nghiệp giải trí” đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế siêu khủng cho đất nước này.

>>> Bài viết tham khảo: Rap là gì? Những thể loại phổ biến của nhạc rap

OTP là gì trong kpop?

OTP Chanbaek

Khái niệm này có vẻ khá quen thuộc đối với cộng đồng fan kpop, là ký hiệu viết tắt của cụm từ “One True Pairing”. Được hiểu là sự ghép cặp, ghép nhóm giữa các thành viên của nhóm Kpop mà các fan yêu thích. Ví dụ trong nhóm Exo, có một số thành viên được fan OTP như cặp Chanyeol-BaekHyun [OTP Chan-Baek].

Ngoài ra còn có thuật ngữ tương tồn tại đó là OT, từ viết tắt của “One True”. Trong một nhóm nhạc, chắc chắn sẽ có các thành viên được yêu thích đặc biệt Các fan thường dùng từ OT đi kèm với số lượng thành viên trong nhóm để thể hiện sự yêu thích một vài thành viên với nhau. Ví dụ, trong nhóm nhạc SNSD trước đây có 9 thành viên, tuy nhiên sau này khi Jessica rời nhóm, một số bạn fan của nhóm vẫn chọ thích OT9, một số bạn lại chọn OT8 [không có Jessica]. 

Goods Kpop là gì?

Đây là thuật ngữ lấy từ Tiếng Anh,  goods có nghĩa là: tài sản, hàng hóa. Mà tài sản, hàng hóa trong giới Kpop chính là những món đồ có chứa hình ảnh của idol nhằm quảng bá cho 1 idol hay 1 nhóm nhạc Kpop nào đó. 

Một số goods của idol được fan mua và sưu tập

Goods official: các sản phẩm của 1 idol nào đó, do chính công ty chủ quản hoặc chính idol tự thiết kế và sản xuất ra nhằm quảng bá hình ảnh của bản thân đến với các fan và thu lời như: tranh ảnh, các sản phẩm mang tính lưu niệm, v.v…

Fan goods: Vẫn là các sản phẩm quảng bá hình ảnh của idol nhưng do chính các fans của idol đó thiết kế và đăng bán nhằm thu về lợi nhuận và quảng bá cho thần tượng.

Stream Kpop là gì?

Bảng thành tích stream các bài hát của các nhóm nhạc Kpop

Cũng giống như việc cày view trên Youtube, stream chính là hành động tăng lượt nghe bài hát của idol trên các trang nghe nhạc trực tuyến nhằm làm tăng thứ hạng của bài hát trên các bảng xếp hạng, và tăng độ phổ biến cho bài hát cũng như idol. Các trang nghe nhạc trực tuyến thường được fan kpop stream: Spotify, Gaon, Melon,v.v…

Gen 3 Kpop là gì?

Những idol gen 3 thành công nhất

Gen 3 Kpop chính là cụm từ nói về thế hệ idol thứ 3 của Kpop. Kể từ khi ra đời và phát triển tới ngày nay, Kpop đã trải qua 4 thế hệ idol. Những idol thuộc Gen 1 [thập niên 90] là các nhóm nhạc như: S.E.S, G.O.D, Sechskies…, Gen 2 [cuối những năm 2000] gồm: các nhóm như: SNSD, Bigbang, Wonder Girls, Sistar, T-ara chính là để chỉ những idol debut thuộc thế hệ nghệ sĩ thứ 3 của Kpop. Nhắc đến gen 3 thì chúng ta không thể không nhắc đến những nhóm nhạc đình đám hiện nay như: EXO, BTS, Twice, Blackpink, Redvelvet…. Họ là những đại diện tiêu biểu của Gen 3 Kpop sở hữu nhiều MV có số “khủng” và độ nổi tiếng mang tính toàn cầu. 

Pin button kpop là gì?

kpop là gì

Là những huy hiệu có in hình idol hoặc nhóm nhạc thần tượng. thường là hình tròn, bạn có thể dùng huy hiệu này để cài cặp, túi xách hoặc có thể cài trên áo giống như 1 loại phụ kiện trang trí.

Fan kpop là gì?

Là những người yêu mến và hâm mộ nhạc Kpop, có thể là nhiều hoặc 1 nhóm nhạc nào đó. Thông qua các hoạt động ủng hộ cho idol như stream nhạc, mua album ủng hộ, đi concert, đi fansign, tham gia fanclub, fansite và các hoạt động quảng bá cho idol. Họ luôn ủng hộ và bảo vệ idol hết mình bằng tình yêu vô điều kiện. 

Visual trong kpop

Trong Kpop, người ta thường nói Idol A đảm nhận visual của nhóm, Visual trong trường hợp được hiểu là thành viên có gương mặt cực kỳ nổi bật và xinh đẹp trong nhóm. Vẻ đẹp của họ sẽ là hình ảnh đại diện cho nhóm để khán giả sẽ luôn nhớ được tên nhóm mà không cần phải quá tài giỏi trong nhóm. 

Các idol có visual nổi bật trong nhóm thuộc các thế hệ gen 1,2,3 như: Eugene [S.E.S] Ji Yeon [T-ara], Suzy [Miss A], Sehun [EXO], [Jungkook [BTS], Jisoo [BLACK PINK], Nayeon [TWICE],…

Doll kpop là gì?

Những em búp bê thần tượng rất đáng yêu

Phiên bản chibi, hay còn gọi là “búp bê thần tượng” của 1 idol Kpop nào đó được thiết kế theo những hình ảnh khác nhau và được làm bằng chất liệu bông vải giống như búp bê. Các fan Kpop thường mua những em doll này về và cho mặc quần áo, chăm sóc và nâng niu như thể họ đang có idol cạnh bên hoặc giống như đứa con tinh thần.

Fansign kpop là gì?

Ảnh chụp fan đang nắm tay idol tại 1 buổi fansign

Là thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn với “fansite”, Fansign là sự kiện được công ty quản lý của idol tổ chức để thần tượng có thể tương tác trực tiếp với các fan thân yêu của mình. Hoặc có thể là một số nhãn hàng kết hợp với công ty tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm của họ tới fan hâm mộ có idol làm người đại diện.  Người hâm mộ thường mang album, hoặc sản phẩm  mình mua để nhận chữ ký cũng như tặng quà và giao lưu với idol. Mỗi fansign thường chỉ cho phép khoảng 100 người tham gia thông qua việc bốc thăm hoặc quay số may mắn. Và mỗi người sẽ chỉ có khoảng vài phút ngắn ngủi để có thể được gặp và trao những lời yêu thương đến thần tượng của mình.

>>> Bài viết tham khảo: Debut là gì? Các nhóm nhạc KPOP debut ngày nào?

Bias Kpop là gì? 

Là khi bạn có một tình cảm đặc biệt dành riêng cho 1 idol nào đó trong một nhóm nhạc, đây sẽ là người mà bạn yêu mến và quan tâm nhiều nhất nhóm. 

Center trong kpop là gì?

Những center đã làm nên thương hiệu cho nhóm

Khái niệm Center được hình thành để dành cho 1 thành viên trong nhóm đảm nhận. Để có được vị trí center trong 1 nhóm nhạc, họ phải là những idol sở hữu ngoại hình tỏa sáng, sở hữu visual siêu đỉnh khiến cho khán giả không thể rời mắt khi họ xuất hiện. Đúng như tên gọi của nó, người được chọn là Center của nhóm sẽ luôn đứng ở vị trí trung tâm và được chú ý rất nhiều. Eugene, nữ Idol đình đám một thời của nhóm nhạc S.E.S chính là người đầu tiên hình thành nên khái niệm center trong 1 nhóm. Sau đó là YoonA của SNSD, đến Gen 3 là Kang Daniel, Somi. 

Concert kpop là gì?

Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc của 7 chàng trai BTS tại Concert

Đây là thuật ngữ vô cùng phổ biến trong giới nghệ thuật nói chung. Concert dịch ra là một buổi hòa nhạc trực tiếp, bất kể nghệ sĩ solo, hay nhóm nhạc, khi có các hoạt động nổi bật và độ nhận diện cao sẽ thường tổ chức concert như một món quà dành cho người hâm mộ của mình Concert là thuật ngữ vô cùng phổ biến trong giới nghệ thuật.

Lời nguyền 7 năm hay nhắc đến trong Kpop là gì?

Một điều khoản tất yếu trong quy tắc hợp tác giữa idol và các công ty quản lý đó là thời hạn hợp đồng. Khoảng thời gian hợp tác điển hình nhất giữa các công ty với idol trong hợp đồng thường là 7 năm. Sau khi kết hợp đồng, số lượng các idol tiếp tục tái ký hợp đồng với các công ty đa số rất ít, hoặc chỉ có một vài thành viên chọn cách ở lại một vài thành viên khác sẽ chọn cách ra đi. Chính vì thế thời gian 7 năm sau khi hết hợp đồng được coi là lời nguyền mà các idol khó có thể vượt qua. Sau khi đàm phán, nếu các thành viên trong nhóm không tiếp tục kí hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc nhóm sẽ tan rã. Đây là điều mà các fan hâm mộ vô cùng lo lắng mỗi khi có thông tin sắp hết hạn hợp đồng. 

Harem là gì trong kpop?

Harem trong Kpop là để chỉ 1 thần tượng có lượng fan khủng, yêu idol bất chấp. Đây vốn là ngôn ngữ trong Anime và Manga nhưng sau đó cũng được du nhập vào cộng đồng Kpop. 

Spoil trong kpop là gì?

Những hành động tiết lộ trước nội dung, tình tiết quan trọng trong phim ảnh, hoặc các sản phẩm âm nhạc như MV, 1 đoạn trong bài hát mới. Cụ thể trong Kpop thì sẽ là công ty hoặc chính idol đăng tải 1 đoạn nhạc, hoặc teaser video trong Mv ca nhạc họ sắp ra mắt để tăng sự tò mò của fan cũng như công chúng.

Op là gì trong kpop?

 OP là Viết tắt của “Original Poster” có nghĩa là người post nội dung đầu tiên, bài viết bắt đầu một chủ đề nào đó. 

Digital là gì trong kpop?

Digital trong Kpop được hiểu là điểm trên các trang nhạc số, số điểm được tính dựa trên các tiêu chí sau: lượt streaming, lượng người xem,.. Các trang nghe nhạc số nổi tiếng của Hàn gồm có: Melon, Genie, Gaon,…

Flop là gì trong kpop?

“Flop” là từ tiếng Anh, có nghĩa đen trong từ điển là “sự rơi tự do”. Nó cũng có một nghĩa bóng là chỉ sự thất bại. flop trong Kpop để ám chỉ những nhóm nhạc, nghệ sĩ không có hoạt động nghệ thuật nổi bật, các sản phẩm âm nhạc của họ không được chú ý đến nhiều, và qua thời gian chúng dần rơi vào lãng quên. 

Dispatch Kpop là gì? nó ảnh hưởng như thế nào tới Kpop?

Biểu tượng của Dispatch

Nhắc đến Dispatch ta sẽ nhớ ngay đến những vụ khi tin hẹn hò của các ngôi sao, các idol kpop chấn động làng giải trí xứ Hàn. Vậy Dispatch là gì mà có quyền lực khiến các ngôi sao phải sợ đến vậy?

 Đây là một trang báo giải trí điện tử chuyên cập nhật các tin tức về người nổi tiếng trong showbiz Hàn Quốc, sở hữu một đội ngũ những tay săn ảnh và các phóng viên có khả năng nắm bắt thông tin như một cơn gió. Đã có rất nhiều tin hẹn hò, những vụ tai tiếng của các idol, diễn viên, nghệ sĩ bị Dispatch bóc trần, vì vậy cái tên Dispatch không còn xa lạ trong giới Kpop và cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều idol. 

Stan là gì trong kpop?

 Stan, một từ lóng được ghép giữa “Stalker” với “fan”, trong đó stalker là người theo dõi, còn fan là những người hâm mộ. Khi gộp ý nghĩa 2 từ này lại với nhau, ta sẽ được một thuật ngữ chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt luôn theo dõi mọi hoạt động của thần tượng.

>>> Bài viết tham khảo: Quần què là gì? Ý nghĩa của “quần què” trên Facebook

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được Kpop là gì cũng như 1001 thuật ngữ cần biết để có thể giúp bạn hoàn thiện kiến thức chuyên ngành trên con đường đu Kpop. 

Video liên quan

Chủ Đề