Phát hành phiếu nhờ thu là gì

Thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ giao hàng cho người nhập khẩu thì người xuất khẩu sẽ uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người nhập khẩu thông qua ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu. Các loại Nhờ thu: Nhờ thu trơn [Clean Collection] và Nhờ thu kèm chứng từ [Documentary Collection]

Nhờ thu là một phương thức thanh toán phổ biến trong xuất nhập khẩu. Vậy phương thức thanh toán nhờ thu là gì? Quy trình thanh toán nhờ thu như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết về phương thức thanh toán nhờ thu dưới đây cùng Hikari Việt Hương!

Thanh toán nhờ thu là phương thức trong đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ giao hàng. Hiện nay nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế thường được tiến hành theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu – Uniform Rules for Collection – viết tắt URC số 522 của Phòng Thương mại quốc tế. 

Chứng từ nhờ thu

Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại.

  • Chứng từ tài chính [Financial documents] là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.
  • Chứng từ thương mại [Commercial documents] là hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.

Các loại nhờ thu

Căn cứ vào chứng từ gửi nhờ thu, phương thức nhờ thu bao gồm hai loại:

  • Nhờ thu trơn [Clean collection] là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại
  • Nhờ thu chứng từ [Documentary collection] là nhờ thu: 

           – Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại

           – Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính

Trong thanh toán ngoại thương, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng phổ biến hơn.

Căn cứ theo thời hạn, phương thức nhờ thu có 2 loại:

  • Nhờ thu trả ngay [D/P]: Phương thức này quy định người mua/người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
  • Nhờ thu trả chậm [D/A]: Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được lưu giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu [ngân hàng người nhập khẩu] cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận. 

Các bên tham gia nghiệp vụ nhờ thu

  • Người xuất khẩu [người ủy thác thu]: Principal
  • Ngân hàng chuyển chứng từ [ngân hàng được ủy thác thu]: Remitting bank
  • Ngân hàng thu hộ [có thể đồng thời là ngân hàng xuất trình chứng từ]: Collecting bank
  • Người trả tiền [người nhập khẩu hoặc một ngân hàng do người nhập khẩu chỉ định]: Drawee

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHỜ THU

Nhờ thu trơn

  • Người xuất khẩu giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người nhập khẩu.
  • Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền hộ từ người nhập khẩu nước ngoài.
  • Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài người nhập khẩu thu hộ.
  • Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền
  • Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
  • Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.
  • Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.

Phương thức nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: Người xuất khẩu và Người nhập khẩu do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau. Vì vậy chỉ được sử dụng trong thanh toán phí hoặc trong nhờ thu giữa các ngân hàng.

Nhờ thu chứng từ

  • Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
  • Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu nước ngoài.
  • Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu hộ cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu thu hộ.
  • Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu.
  • Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu để ngân hàng chứng từ đi nhận hàng. 
  • Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển [nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ khi đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền]
  • Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.

Nhận xét

So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn bởi lẽ ngân hàng trong phương thức này đã thay người xuất khẩu khống chế chứng từ hàng hóa, người nhập khẩu phải trả tiền hay chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người xuất khẩu vẫn chưa được chắc chắn vì:

  • Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ [Documents against payment – D/P]: Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu người nhập khẩu không nhận hàng và không trả tiền, người xuất khẩu phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.
  • Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ [Documents against acceptance [D/A]: Người xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu.

Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó hàng hóa có thể được chuyển giao cho người nhập khẩu trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện. 

– Hương Quỳnh –

[Sưu tầm]

Phương thức thanh toán nhờ thu [collection] là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.Cùng với các phương thức thanh toán L/C, ghi sổ, Chuyển tiền, thanh toán nhờ thu được sử dụng khi nào, ưu nhược điểm của từng phương thức này là gì. Bạn đọc quan tân cùng VinaTrain tìm hiểu bản chất phương thức thanh toán nhờ thu trong bài viết này.

Nhờ  thu bản chất là quá trình người bán đòi tiền của người mua hàng cách gửi tới ngân hàng yêu cầu – hối phiếu và chứng từ liên quan ngay khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua.

Thu hồi công nợ là khó khăn chung của kế toán và nhân viên mua hàng gặp phải khi đòi nợ nhà nhập khẩu

Vai trò của ngân hàng khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu chỉ là trung gian đòi tiền và chuyển tiền không quyết định được tính chất của giao dịch trong trong thanh toán nên khi sử dụng nhờ thu nếu hai bên chưa thực sự tin tưởng, hoặc không đàm phán kỹ nhà xuất khẩu sẽ gặp nhiều bất lợi khi đòi tiền hàng vì nhà nhập khẩu thường trả chậm hoặc trả thiếu.

Đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu

  • Dựa vào chứng từ để quyết định thanh toán chứ không phải hợp đồng
  • Quá trình nhờ thu chỉ diễn ra khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua

Chừng từ được sử dụng trong phương thức nhờ thu gồm:

  • Chứng từ thương mại: Hóa đơn [invocie, bill of lading, C/0, C/Q, packing List]
  • Chứng từ tài chính: Là những chứng từ được phát hành mục đích thu tiền: Hối phiếu, kỳ phiếu, sec.

Các bên tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu [ Collection]

  • Drawer – Người nhờ thu – tức là người xuất khẩu
  • Drawee – Người  thanh toán – người nhập khẩu
  • Remitting Bank – Ngân hàng chuyển tiền : là Ngân hàng đại diện cho người nhờ thu chỉ định, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ thác nhờ thu theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho họ, khi nhận chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy.
  • Collecting Bank – Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng đại diện cho người trả tiền, thông thường ở nước người trả tiền là ngân hàng thu hộ,Trường hợp ngân người xuất khẩu không nêu rõ thông tin thì ngân hàng này  có thể do ngân hàng chuyển chỉ định

Phân loại các phương thức thanh toán nhờ thu [ Collection ]

Trong thanh toán nhờ thu có 2 loại hình thức thanh toán chính là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

Nhờ thu trơn – Clean Collection

Được hiểu là người được hưởng tiền không thể tự thu được nên phải ủy thác uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Nhận xét về hình thức thanh toán nhờ thu trơn:

  • Quá trình nhận hàng không liên quan tới việc thanh toán nên sẽ gặp rủi do cho người xuất khẩu vì gặp tình trạng người nhập khẩu trả châm hoặc không trả tiền.
  • Chức năng của ngân hàng chỉ đơn thuần là bên thông báo chứ không có chức năng thanh toán khi chưa có chỉ định của nhà nhập khẩu, không giám sát  kiểm tra, đốc thúc thanh toán.
  • Chỉ nên sử dụng thanh  toán nhờ thu khi: Hai bên mua- bán hoàn toàn tin cậy lẫn nhau.
Quy Trình Nhờ Thu Trơn

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Có nghĩa là người xuất khẩu dùng chứng từ tài chinh và chứng từ thương mại tạo sức ép cho nhà nhập khẩu để thanh toán – Hóa đơn thương mại có thể thay cho hối phiếu. Điều kiện trao chứng từ thường xử dụng:

  • D/P: Documents Against Payment -Đây là phương thức thanh toán giao tiền thì giao chứng từ
  • D/A: Documents Against Acceptance –  nhà nhập khẩu được phép nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ [hối phiếu] thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu. Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày
  • D/TC: Documents Against other Terms & Conditions –  là một số điều kiện trao chứng từ khác trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng:Trao đổi chứng từ giấy nhận nợ [letters of undertaking to pay]
Quy trình chung của phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Phân tích cụ thể các hình thức nhờ thu kèm chứng từ:

Phương thức thanh toán D/A: có nghĩa là nhà  nhập khẩu được phép nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ [hối phiếu] thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu. Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày

  • Đối với phương thức D/A nhà nhập khẩu nhận được bộ chứng từ khi chấp nhận ký giấy thanh toán tiền hàng trả sau [hối phiếu]. Tức đối với D/A nhà nhập khẩu được phép nợ tiền hàng, và được quyền thanh toán tiền hàng sau trong kỳ hạn ghi trong hợp đồng.
  • Phương thức thanh toán D/A  rủi do cao với nhà xuất khẩu vì theo D/A  nhà nhập khẩu có thể trả tiền bất cứ thời điểm nào mà họ muốn nên có thể sẽ thanh toán trễ hẹn hoặc không trả, Chỉ nên sử dụng D/A
Phương thức D/A trong than thanh toán quốc tế

D/P viết tắt là Documents against payment.

Tính chặt chẽ trong D/P Cao hơn D/A vì nhà nhập khẩu muốn nhận hàng cần có chứng từ  ngân hàng chỉ đưa chứng từ khi được thanh toán bởi nhà nhập khẩu tức là – thanh toán giao tiền thì giao chứng từ theo chỉ định của nhà xuất khẩu.

D/P  có thể chia thêm thành nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:

  • Thanh toán từng phần- trả ngay trả tiền thì đưa chứng từ: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A.
  • Thanh toán trả chậm: tức là ngân hàng giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, thư cam kết, biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng chặt chẽ hơn vì có giấy cam kết mới trả chứng từ.

Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế 

Phương thức thanh toán nhờ thu DP
  • Bước 1: Nhà xuất khẩu liên hệ ngân hàng xuất khẩu để mở tài khoản
  • Bước 2: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa và chứng từ cho công ty vận chuyển
  • Bước 3: Freight forwarder gửi hàng hóa và nhận Bill of lading [B/L] từ người chuyên chở [carrier].
  • Bước 4: Freight forwarder gửi bộ chứng từ đến ngân hàng xuất khẩu.
  • Bước 5: Ngân hàng xuất khẩu gửi bộ chứng từ đến ngân hàng nhập khẩu
  • Bước 6:  Nhà nhập khẩu tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ.
  • Bước 7: Nhà nhập khẩu giao bộ chứng từ cho carrier và tiến hành nhận hàng hóa.
  • Bước 8: Ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng xuất khẩu
  • Bước 7: Ngân hàng xuất khẩu chuyển tiền vào tài khoản nhà xuất khẩu.
  • Rủi do cần biết khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu
  • Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán nhờ thu không có trách nhiệm thu hồi công nơ cho nhà cung cấp.
  • Nhờ thu chỉ được thực hiện khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
  • Nhờ thu kèm chứng từ sẽ chặt chẽ hơn nhờ thu trơn đảm bảo quyền lợi cho người bán.

Rủi do người bán: Việc thanh toán và nhận tiền theo tình trạng của người mua vì chỉ khống chế được việc nhận hàng không khống chế việc  thanh toán, nếu người mua từ chối thanh toán, hoặc không có ý định mua hàng thì người bán gặp rủi do phải quay đầu hàng về.

Phụ thuộc vào thời điểm người mua có thể trả tiền [ Bán hàng theo lời hứa ]. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ

Rủi do với người mua: Nhận hàng – chứng từ khác nhau vì đây là 2 bước khác nhau khó kiểm soát được tình trạng hàng  không như hợp đồng đã ký

Đối với nhờ thu kèm chứng từ khắc phụ được hạn chế của nhờ thu trơn là nhà nhập khẩu muốn có hàng thì phải có chứng từ nên phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Vậy ưu điểm của nhờ thu là gì: Đối với nhờ thu thì người mua có thể chủ động trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí hơn khi thanh toán L/C.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc và học viên tại VinaTrain hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán nhờ thu gồm có: nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ. 

Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain Chúc bạn Thành Công !

Video liên quan

Chủ Đề