Giá trị lịch sử văn hóa của trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp. Ảnh Wikipedia

Văn hoá Đông Sơn được biết đến là nền văn hoá cổ xưa, trải dài trên diện tích rộng từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ. Có tài liệu cho rằng, còn tìm thấy nét đặc trưng của văn hoá Đông Sơn tại Thái Lan, Trung Quốc, Lào…

Văn hoá Đông Sơn tiếp nối các nền văn  hoá trước đó, Văn hóa Phùng Nguyên Văn hóa Đồng Đậu, Văn hóa Gò Mun. Từ nền Văn hoá Đông Sơn đã sinh ra nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Nhắc đến nền Văn hoá Đông Sơn, là nhắc đến trống đồng thời kỳ này - trống đồng Đông Sơn. Ở giữa trống đồng có ngôi sao nhiều cánh, tượng trưng cho mặt trời, thể hiện tín ngưỡng thờ thần mặt trời.

Trống đồng được sử dụng cho nhiều dịp, như tế thần, mai táng, sử dụng trong quân đội, báo hiệu ra trận, chôn theo người mất… Thời Lậu Lê, trống đồng cùng các nhạc cụ khác kết hợp diễn tấu trong hoàng cung. Trống đồng cũng được coi là biểu hiện cho sức mạnh của thủ lĩnh.

Quan sát trống đồng Đông Sơn cho hậu thế thấy được thêm một phần về đời sống sinh hoạt của người Việt cổ, như vẽ người, động vật, hình học, chữ người Việt cổ, người con trai giã gạo, các chiến binh trên thuyền…

Nói về trống đồng Đông Sơn, Nhà dân tộc học Tạ Đức cho biết: “Càng ngắm càng so sánh càng suy ngẫm, chúng ta càng hiểu vì sao, trong lịch sử, trống đồng Đông Sơn [còn gọi là trống Heger I] và hậu duệ của chúng [các dạng trống Heger II, III, IV] từng được coi là “ngôi nhà” của tổ tiên trong hội lễ; tiếng trống đồng là tiếng nói của tổ tiên; hình dáng và hoa văn trống là các biểu tượng của tổ tiên.

Cần nhấn mạnh rằng, đất nước ta, từ Văn Lang xưa đến Việt Nam nay, luôn là một nước của nhiều tộc người cùng khối Bách Việt. Trống đồng, dù có tên gọi thế nào, luôn là một tài sản chung của người Bách Việt thời Đông Sơn và của nhiều tộc người ở các thời sau. Vì thế, nhiều biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn cũng là gốc của nhiều biểu tượng văn hóa các tộc người ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á. Ví dụ, chị em của dạng khăn mỏ quạ Việt có thể thấy ở người Tày, Thái Đen; anh em của đình Việt là nhà rông Ba Na, nhà Gươl Katu...”

2. Nguồn gốc củatrống đồng Đông Sơn

- Nhắc đến trống đồng Đông Sơn, cho tới nay vẫn chưa hề có kết luận chính xác về nguồn gốc xuất xứ và sự phát triển là ở đâu. Có rất nhiều giả thuyết, tranh cãi về nguồn gốc của trống nhưng 3 luồng quan điểm chính được nhiều người đồng tình đó là:

+ Các học giả Trung Quốc cho rằng quê hương của trống đồng là ở Vân Nam, Trung Quốc.

+ Các nhà khảo cổ học Việt Nam khẳng định trống có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Việt Nam.

+ Một luồng quan điểm khác lại cho rằng trống có nguồn gốc từ một vùng rộng bao gồm cả Vân Nam, Quảng Tây ở nam Trung Quốc và vùng Bắc Bộ Việt Nam.

- Theo cuốnNguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn, tác giả Tạ Đức đã đưa ra các luận cứ, bằng chứng để chứng minh quan điểm thứ 2 – Quê hương trống đồng chính là ở Việt Nam là đúng.

- Theo các tài liệu ghi lại, trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Trống xuất hiện từ nền văn hoá Đông Sơn gắn liền với thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trong đó, đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng. Đó là trống có kích thước loại 1 lớn nhất từ trước đến nay, được phát hiện từ năm 1990.

3. Ý nghĩa trống đồng Đông Sơn

- Trống đồng không chỉ là vật linh mà thông qua đó chúng ta đã được sáng tỏ nhiều vấn đề. Nó là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội. Và là quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta – Nhà nước Hùng Vương.

- Những hình khắc họa trên trống đã giúp ta hình dung về cuộc sống của người Việt cổ. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại. Nó được bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Trống đồng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.

- Trống đồng Đông Sơnkhông chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu.

- Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quý, và được làm đồ tùy táng khi người chủ qua đời.

a. Trống đồng Đông Sơn – vật phẩm cần được lưu giữ

- Trống đồng Đông Sơnlà sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Nó là một hiện vật vô cùng quý báu, là niềm tự hào lớn của văn hóa Việt.

- Ngày nay, hàng trăm chiếc trống đồng được phát hiện, lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương. Vùng đất Thanh Sơn miền Tây của tỉnh Phú Thọ, nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội Trống đồng của dân tộc Mường. Đó là lễ hội“Đâm Đuống”và“Chàm thau”.Đây cũng là vùng địa linh đã phát hiện được nhiều trống đồng trong lòng đất. Chính vì lý do đó, tỉnh Phú Thọ đã khôi phục nghi thức linh thiên. Đánh trống đồng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương [10 tháng 3 âm lịch hằng năm].

b. Trống đồng là biểu trưng của văn hóa Việt Nam

- Tiếngtrống đồng Đông Sơnkhông chỉ ngân vang ở Đền Hùng. Nó còn vang vọng đến mọi miền đất nước. Điều đó khẳng định những giá trị về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước với bao biến cố, thăng trầm. Trống đồng vẫn hiên ngang đứng vững và tự hào phát triển đi lên cùng nhân loại.

- Trống đồng không chỉ là bảo vật của văn hóa Việt Nam. Đó còn là điểm hội tụ hồn thiêng sông núi được hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước. Nó được tích tụ tinh hoa dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Những chiếctrống đồng Đông Sơnđược phát hiện trên khắp lãnh thổ của nước Việt Nam. Đó là minh chứng hùng hồn cho tinh hoa văn hóa. Và cũng thể hiện ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề