Giải sách bài tập Địa Lí 7 bài 7

Bài 1: Trang 8 - sách TBĐ địa lí 7

Dựa vào biểu đồ trang 24 và nội dung SGK, em hãy điền tiếp nội dung thích hợp vào bảng sau để thấy rõ đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Khí hậuNhiệt độ trung bìnhnăm [$^{0}$C]Lượng mưa trung bình năm [mm]Thời kì khô hạn trong nămThời tiết, khí hậu
Nhiệt đới gió mùa    

Trả lời:

Khí hậuNhiệt độ trung bìnhnăm [$^{0}$C]Lượng mưa trung bình năm [mm]Thời kì khô hạn trong nămThời tiết, khí hậu
Nhiệt đới gió mùaTrên $20^{0}$Trên 1000mmTừ tháng 11 đến tháng 4Thời tiết diễn biến thất thường

Bài 2: Trang 8 - sách TBĐ địa lí 7

Nhịp điệu mùa đã ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa?

Trả lời:

Nhịp điệu mùa đã ảnh hưởng tới thiên nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa, tạo nên tính nhịp điệu của thiên nhiên như tính nhịp điệu trong sinh trưởng, phát triển của sinh vật [mùa mưa cây cối xanh tốt, mùa khô, có một số loài cây rụng lá]; tính nhịp điệu của sông ngòi [mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô],...

Hướng dẫn giải bài tập Địa lý 7 bài 7 SGK. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Nội dung chi tiết các em xem và tải tại đây.

Địa lý 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Gợi ý trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1. [trang 23 SGK Địa Lí 7]:

Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1

Trả lời:

Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á.

Câu 2. [trang 23 SGK Địa Lí 7]:

Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.

Trả lời:

- Nhận xét hướng gió:

+ Về mùa hạ: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là tây nam; khi thổi lên phía bắc, hướng gió đổi sang đông nam.

+ Về mùa đông: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là đông bắc; khi thổi xuống phía nam, hướng gió đổi sang tây nam.

- Giải thích: Mùa hạ mưa nhiều do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít, do gió Đông Bắc thổi từ lục địa về, có tính chất khô

Câu 3. [trang 24 SGK Địa Lí 7]: 

Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai [Ấn Độ], qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai?

Trả lời:

a] Nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa [một mùa có nhiệt độ cao và một mùa có nhiệt độ thấp hơn].

- Lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều [từ tháng V đến tháng X], một mùa mưa ít [từ tháng XI đến tháng IV năm sau].

b] Sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội và ồ Mum-bai

- Về nhiệt độ:

+ Hà Nội có mùa đông xuống dưới 18°c, mùa hạ lên tới hơn 30°c, biên độ nhiệt năm cao, đến trên 12°c. Hà Nội trong năm có một mùa đông lạnh.

+ Mum-bai có nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 30°c, tháng mát nhất trên 23°c. Mum-bai nóng quanh năm.

- Về lượng mưa, cả hai đều có lượng mưa lớn [Hà Nội: 1.722mm, Mum-bai: 1.784mm] và mưa theo mùa, nhưng lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum-bai.

Câu 4. [trang 25 SGK Địa Lí 7]:

Nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh 7.5 và 7.6 trong SGK [trang 25].

Trả lời:

- Về mùa mưa: Rừng cao su lá xanh tươi.

- Về mùa khô: Rừng cao su lá rụng đầy, cây khô, lá vàng.

Gợi ý thực câu hỏi và bài tập cuối bài 

Giải bài tập 1 trang 25 SGK địa lý 7:

Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa có nhiệt độ cao [trên 29°c vào cuối mùa] và một mùa có nhiệt độ thấp hơn.

+ Lượng mưa trung bình năm trên l.000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều, chiếm 70 - 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít.

- Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt.

Giải bài tập 2 trang 25 SGK địa lý 7:

Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

- Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.

+ Về mùa mưa, cây cối xanh tươi; về mùa khô, cây cối rụng lá, trơ cành.

+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Ở những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.

+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.

- Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.

File tải miễn phí giải bài tập SGK Địa lí 7 bài 7:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bài 7 dân số địa lý 7 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác: Toán, Anh, Văn, Hóa, Sử, Lí, GDCD, Sinh,... chia theo từng khối lớp được cập nhạt liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Giải vở bài tập địa lí lớp 7 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang


Phần một: Thành phần nhân văn của môi trường

  • Bài 1. Dân số
  • Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
  • Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa
  • Bài 4. Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

Phần hai: Các môi trường địa lí

  • Chương I - Môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
    • Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
    • Bài 6. Môi trường nhiệt đới
    • Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa
    • Bài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
    • Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
    • Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng
    • Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
    • Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường ở đới nóng
  • Chương II - Môi trường đới ôn hòa, hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa
    • Bài 13. Môi trường đới ôn hòa
    • Bài 14. Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
    • Bài 15. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
    • Bài 16. Đô thị hóa ở đới ôn hòa
    • Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
    • Bài 19. Môi trường hoang mạc
    • Bài 18. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
  • Chương III - Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
    • Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
  • Chương IV - Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
    • Bài 21. Môi trường đới lạnh
    • Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
  • Chương V - Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
    • Bài 23. Môi trường vùng núi
    • Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Phần ba: Thiên nhiên và con người ở các châu lục

  • Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng
  • Chương VI. Châu Phi
    • Bài 26. Thiên nhiên châu Phi
    • Bài 27. Thiên nhiên châu Phi [tiếp theo]
    • Bài 28. Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi
    • Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi
    • Bài 30. Kinh tế châu Phi
    • Bài 31. Kinh tế châu Phi [tiếp theo]
    • Bài 32. Các khu vực châu Phi
    • Bài 33. Các khu vực châu Phi [tiếp theo]
    • Bài 34. Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi
  • Chương VII - Châu Mĩ
    • Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ
    • Bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ [tiếp theo]
    • Bài 46. Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây của dãy núi An- đét
    • Bài 35. Khái quát châu Mĩ
    • Bài 36. Thiên nhiên Bắc Mĩ
    • Bài 37. Dân cư Bắc Mĩ
    • Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ
    • Bài 39. Kinh tế Bắc Mĩ [tiếp theo]
    • Bài 40.Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời"
    • Bài 41.Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
    • Bài 42. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ [tiếp theo]
    • Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
  • Chương VIII - Châu Nam Cực
    • Bài 47. Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới
  • Chương IX - Châu Đại Dương
    • Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương
    • Bài 49. Dân cư và kinh tế châu Đại Dương
    • Bài 50. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a
  • Chương X - Châu Âu
    • Bài 51. Thiên nhiên châu Âu
    • Bài 52. Thiên nhiên châu Âu [tiếp theo]
    • Bài 53. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu
    • Bài 54. Dân cư, xã hội châu Âu
    • Bài 55. Kinh tế châu Âu
    • Bài 56. Khu vực Bắc Âu
    • Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu
    • Bài 58. Khu vực Nam Âu
    • Bài 59. Khu vực Đông Âu
    • Bài 60. Liên minh châu Âu
    • Bài 61. Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu

Video liên quan

Chủ Đề