Giải thích Tại sao nước ta có nhiều đảo ven bờ

Phóng to

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: msn.com

Vùng biển nước ta có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung bộ trên 40 đảo, còn lại nằm ở vùng biển Nam Trung bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm đảo và quần đảo như sau:

1. Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...

2. Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

3. Các đảo gần ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Hải - Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng], huyện đảo Phú Quý [Bình Thuận], huyện đảo Côn Sơn [Bà Rịa - Vũng Tàu], huyện đảo Lý Sơn [Quảng Ngãi], huyện đảo Phú Quốc [Kiên Giang]...

4. Quần đảo Hoàng Sa: Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa biển Đông. Từ lâu, Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang vĩ độ với Huế và Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000km2, trực thuộc Đà Nẵng.

5. Quần đảo Trường Sa: Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía đông nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000km2, trực thuộc Khánh Hòa. Chiều đông-tây của quần đảo Trường Sa là 325 hải lý, chiều bắc-nam là 274 hải lý. Cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 595 hải lý.

Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong các ngành kinh tế biển như vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy hải sản và các ngành liên quan, có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.

Nhìn chung, các thành tạo địa hình bờ biển và đảo trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác - chế biến hải sản, giao thông vận tải đường biển, du lịch - thể thao - nghỉ dưỡng, v.v... Ngoài ra, một số thành tạo địa hình có giá trị thẩm mỹ còn được sử dụng trực tiếp cho khách tham quan phong cảnh. Mặt khác, các thành tạo địa hình bờ biển và đảo còn là kho lưu trữ các loại tài nguyên khác của biển như thổ nhưỡng và sinh vật.

TS. TRẦN NAM TIẾN[Trích "Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp", NXB Trẻ năm 2011]

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

– Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.

– Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí.

– Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,…

– Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không [như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định].

– Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

– Các đảo lớn: Phú Quốc [567km2], Cát Bà [khoảng 100km2]

– Các quần đảo lớn: Hoàng Sa, Trường Sa.

– Khai thác , nuôi trồng và chế biến hải sản:

      + Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng [hơn 1 triệu km2].Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Biển nước ta có hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế [cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,…], hơn 100 loài tôm , một số loài có giá trị xuất khẩu cao: [tôm he, tôm hùm, tôm rồng]. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,…Tống trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn , cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn.

      + Dọc bờ biển có nhiều bãi biển , đầm phá, cánh rừng ngập mặn,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

– Du lịch biến – đảo:

      + Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc và Nam có 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng.

      + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú; vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

– Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

      + Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ

      + Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở dảo Vân Hải [Quảng Ninh], Cam Ranh [Khánh Hòa].

      + Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu khí, với trữ lượng lớn

– Giao thông vận tải biền:

      + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

      + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng

– Tài nguyên thuỷ, hải sản có giới hạn và ở nước ta đang cạn kiệt, nhất là ở vùng biển ven bờ. Phương thức khai thác trắng, vô tổ chức, quá nhiều lao động và tàu thuyền nhỏ đã tạo nên sự mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt, dẫn đến cạn kiệt thuỷ sản ven bờ.

– Trữ lượng hải sản của vùng biển nước ta là khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu tấn / năm nhưng từ năm 2000 sản lượng đánh bắt đã vượt 2 tiệu tấn/ năm và chủ yếu là đánh bắt ven bờ. khả năng cạn kiệt hải sản ven bờ là điều đang xẩy ra. Vì vậy , cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ để tránh nguwy cơ cạn kiệt thủy sản ven bờ.

Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển: Thể thao trên biển, lặn dưới biển …

Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta, vì:

– Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác.

– Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, nên các hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

– Góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, kích thích ngành này phát triển.

– Nâng cao giá trị sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và khả năng cạnh tranh của sản phầm trên thị trường.

– Bãi tắm: Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,…

– Khu du lịch biển: Hạ Long, Đà Năng, Nha Trang, Vũng Tàu,…

Video liên quan

Chủ Đề