Giám trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người năm 2024

Là nhân viên hành chính tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chị Bích Hồng sống ở Hà Nội cho biết, tổng thu nhập của hai vợ chồng chị hiện nay khoảng 34 triệu đồng/tháng. Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ cho người nộp thuế gồm cả vợ chồng tổng cộng là 22 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ người phụ thuộc cho hai con là 8,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, với khoản phải chịu thuế TNCN là 3,2 triệu đồng/tháng, thì số tiền thuế TNCN mà vợ chồng chị phải đóng khoảng 320.000 đồng/tháng, tính ra cả năm là khoảng 3,84 triệu đồng. Đây là khoản tiền không hề nhỏ, bởi chi phí sinh hoạt hiện nay đều tăng.

“Thu nhập của hai vợ chồng không tăng mà chi phí sinh hoạt lại tăng nhiều lần so với năm ngoái, trong khi tiền thuế TNCN không hề được giảm đồng nào. Tôi mong có những điều chỉnh trong thu thuế TNCN thích ứng với hoàn cảnh mới”, chị Hồng chia sẻ.

Tương tự, với tổng thu nhập của hai vợ chồng một tháng là 40 triệu đồng, chị Hải Yến sống tại Hà Nội cũng cho biết, ngoài tiền ăn, tiền điện nước, tiền học cho hai con… gia đình còn phải trả một khoản thuê nhà 10 triệu đồng/tháng nên hai vợ chồng phải dè sẻn từng đồng. Trong khi đó, năm vừa rồi sau khi quyết toán thuế TNCN, chị Hải Yến vẫn phải nộp hơn 11 triệu đồng tiền thuế.

“Giá cả hàng hóa tiêu dùng hiện nay đều đã tăng cao so với trước, vì vậy, việc đóng thuế thu nhập cá nhân đang trở thành gánh nặng của gia đình tôi”, chị Hải Yến than thở.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận về thực hiện ngân sách năm 2023 và dự toán, kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2024, ông Trần Văn Lâm, đại biểu QH tỉnh Bắc Giang cho rằng, các quy định trong tính thuế TNCN như khởi điểm thu nhập chịu thuế, mức chiết trừ gia cảnh, bậc chịu thuế... không được cập nhật theo biến động của lương tối thiểu, giá cả và lạm phát. Trong khi hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ đều tăng khoảng 20-30% từ sau dịch Covid-19, khiến chi phí sinh hoạt của người dân đội lên. Thậm chí có quy định đã lạc hậu, chậm điều chỉnh cả chục năm như 7 bậc chịu thuế áp dụng từ 2007 đến nay. “Đây là bất cập lớn, cần thay đổi”, đại biểu nêu quan điểm.

Giải pháp khoan sức dân

Theo Bộ Tài chính, số thu thuế TNCN trong chín tháng năm 2023 đạt 121.200 tỷ đồng, thấp hơn 7.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm 6%. Con số này cũng chỉ mới đạt được 78% dự thu ngân sách năm 2023 (154.652 tỷ đồng). Trong 10 năm qua, đây là năm đầu tiên số thu thuế TNCN trong ba quý của năm tăng trưởng âm.

Nhìn nhận về con số này, ông Nguyễn Ngọc Tú, chuyên gia về thuế cho rằng, số thuế TNCN giảm, nhất là nguồn thu chính từ tiền lương, tiền công bắt đầu giảm là báo hiệu cho thấy người nộp thuế đang khó khăn thật sự. Doanh nghiệp bị cắt đơn hàng nên phải cho người lao động giảm giờ làm, thậm chí sa thải bớt nhân công… Những thực tế này khiến thu nhập của người lao động giảm sút. Do đó, Nhà nước cần sớm có giải pháp khoan sức dân. Trong lúc chờ QH sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính cần sớm trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng mức giảm trừ gia cảnh.

“Mức giảm trừ mỗi tháng đối với người nộp thuế cần được nâng lên 20 triệu đồng và người phụ thuộc là 10 triệu đồng. Trong điều kiện tổng cầu suy yếu và sức mua giảm, một số nước còn cấp tiền cho người dân để tăng tổng cầu. Giải pháp này còn khuyến khích sức mua để kích thích sản xuất, kinh doanh”, ông Tú đề xuất.

Đồng tình với quan điểm này, GS, TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính thuế cũng cho rằng, quy định cho khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh hiện tại là không đủ để bảo đảm đời sống cho những gia đình có thu nhập trung bình. Các mức này phải tăng cao hơn.

“Lần sửa đổi sắp tới trong luật cần nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng như hiện nay lên mức cao hơn, thậm chí 18-20 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (hiện là 4,4 triệu đồng/tháng) cũng cần được nâng lên 50-70%, tức khoảng 6-7,5 triệu đồng/tháng”, ông Thịnh đề xuất.

Ngoài ra, theo quy định khi nào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 20% mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh, nên thời gian qua việc điều chỉnh mức giảm trừ cho người lao động chưa được kịp thời. Thực tế, lạm phát của Việt Nam thường chỉ tăng khoảng 3-4%/năm, nếu để cộng dồn CPI tăng 20% phải mất khoảng 5 năm mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

“Để quy định trong luật không lạc hậu, gây thiệt thòi cho người nộp thuế, vào cuối năm, khi Tổng cục Thống kê công bố CPI tăng hay giảm bao nhiêu thì mức giảm trừ gia cảnh cũng nên được điều chỉnh tương ứng”, ông Thịnh đề xuất.

Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, bản chất của thuế là doanh thu trừ chi phí và có thu nhập mới phải nộp thuế. Do vậy, Luật Thuế TNCN sửa đổi cần bổ sung quy định các khoản chi phí có hóa đơn, chứng từ, như chi phí tiền học cho con, tiền lãi vay mua ngôi nhà đầu tiên, tiền chữa bệnh hiểm nghèo bảo hiểm không chi trả, tiền điện, tiền nước… phải được khấu trừ khi tính thuế TNCN.

Được giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người?

Kết luận: Không bị giới hạn số lượng tối đa người được đăng ký giảm trừ gia cảnh miễn là thuộc đối tượng được giảm trừ và thỏa mãn các điều kiện tương ứng.

Đăng ký người phụ thuộc giảm bao nhiêu thuế?

Mức giảm trừ gia cảnh 2023 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14: Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh (GTGC) là chính sách quy định về số tiền người lao động được trừ khi thu nhập đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh được nhà nước nhằm vào những người đang có thu nhập cao đến ngưỡng nhất định sẽ được giảm trừ trong một số trường hợp cụ thể.

Thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu phần trăm?

2. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024.