Giáo án tự chọn hóa 11 cơ bản 3 cột

Tuyển chọn 100 Đề thi Hoá học 11 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm học 2023 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học Sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Hoá học 11.

Đề thi Hoá học 11 Kết nối tri thức [có đáp án]

Xem thử đề thi GK1 Hóa 11 Xem thử đề thi CK1 Hóa 11

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Hoá học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank [QR]
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi

Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

  • Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức [có đáp án] Xem đề thi

Đề thi Hoá học 11 Học kì 1 Kết nối tri thức

  • Đề thi Học kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức [có đáp án] Xem đề thi

Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

  • Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức [có đáp án] Xem đề thi

Đề thi Hoá học 11 Học kì 2 Kết nối tri thức

  • Đề thi Học kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức [có đáp án] Xem đề thi

Xem thêm Đề thi Hoá học 11 cả ba sách:

  • Top 25 Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 1 năm 2023 có đáp án Xem đề thi
  • Top 10 Đề thi Hoá học 11 Cuối kì 1 năm 2023 có đáp án Xem đề thi

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Hoá học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Phần I: Trắc nghiệm [7 điểm]

* Mức độ nhận biết

Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
  1. Trong phản ứng thuận nghịch, chất sản phẩm không thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
  1. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.
  1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.

Câu 2. Khi ở trạng thái cân bằng, nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch.
  1. Các chất không phản ứng với nhau.
  1. Nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất đầu.
  1. Nồng độ các chất không thay đổi.

Câu 3. Sự điện li là

  1. quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.
  1. quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.
  1. quá trình phản ứng giữa các ion tạo ra chất kết tủa.
  1. quá trình phân li thành ion của các chất tan khi tan vào nước.

Câu 4. Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

  1. CuO.
  1. NaCl.
  1. CuCl2.
  1. NaOH.

Câu 5. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây?

  1. pH = −log[H+].
  1. pH = 14 + log[H+].
  1. pH = 14 −log[OH-].
  1. pH = log[OH−]

Câu 6. Dịch vị dạ dày của người bình thường có pH trong khoảng 1,5 – 3,5. Môi trường của dịch vị dạ dày là

  1. môi trường base.
  1. môi trường acid.
  1. môi trường trung tính.
  1. môi trường trung hoà.

Câu 7. Theo thuyết acid – base của Bronsted – Lowry, base là

  1. chất nhận electron.
  1. chất cho electron.
  1. chất nhận proton.
  1. chất cho proton.

Câu 8. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen [N] tồn tại ở dạng nào sau đây?

  1. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất.
  1. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
  1. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
  1. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ.

Câu 9. Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2 là

  1. có 1 liên kết ba.
  1. có 1 liên kết đôi.
  1. Có 2 liên kết đôi.
  1. có 2 liên kết ba.

Câu 10. Dạng hình học của phân tử ammonia là

  1. hình tam giác đều.
  1. hình tứ diện đều.
  1. đường thẳng.
  1. hình chóp tam giác.

Câu 11. Cho vài giọt phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

  1. màu hồng.
  1. màu vàng.
  1. màu đỏ.
  1. màu xanh.

Câu 12. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?

  1. CaCO3.
  1. BaSO4.
  1. NH4Cl.
  1. AgCl.

Câu 13. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl, đun nóng thì thấy thoát ra

  1. một chất khí màu lục nhạt.
  1. một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
  1. một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
  1. chất khí không màu, không mùi.

Câu 14. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?

  1. Al, Cu.
  1. Au, Pt.
  1. Mg, Au.
  1. Ag, Pt.

Câu 15. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường chuyển sang màu vàng là do

  1. HNO3 tan nhiều trong nước.
  1. dung dịch HNO3 là acid mạnh.
  1. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
  1. HNO3 tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng NO2.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid?

  1. Nguyên tử nitrogen có số oxi hoá +5, là số oxi hoá cao nhất của nitrogen.
  1. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.
  1. Liên kết N → O là liên kết ion.
  1. Liên kết N → O là liên kết cho – nhận.

* Mức độ thông hiểu

Câu 17. Biểu thức nào sau đây là biểu thức hằng số cân bằng [KC­] của phản ứng:

C[S] + 2H2 [g] ⇌ CH4[g]?

  1. KC = [CH4][H2].
  1. KC = [CH4][C][H2]2.
  1. KC = [CH4][C][H2].
  1. KC = [CH4][H2]2.

Câu 18. Cho các cân bằng hoá học:

[1] N2[g] + 3H2[g] ⇌ 2NH3[g]

[2] H2[g] + I2[g] ⇌ 2HI[g]

[3] 2SO2[g] + O2[g] ⇌xt, to 2SO3[g]

[4] 2NO2[g] ⇌ N2O4[g]

Khi thay đổi áp suất số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là

  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.

Câu 19. Cho cân bằng [trong bình kín] sau:

CO [g] + H2O [g] ⇌CO2 [g] + H2 [g]; ΔrH298o < 0.

Trong các yếu tố: [1] tăng nhiệt độ; [2] thêm một lượng hơi nước; [3] thêm một lượng H2; [4] tăng áp suất chung của hệ; [5] dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

  1. [1], [4], [5].
  1. [1], [2], [3].
  1. [2], [3], [4].
  1. [1], [2], [4].

Câu 20. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?

  1. HBR → H+ + Br−.
  1. HCOOH ⇌ HCOO− + H+.
  1. Na2SO4 → Na+ + SO42−.
  1. Na3PO4 → 3Na+ + PO43−.

Câu 21. Đối với dung dịch acid yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

  1. [H+] = 0,10 M.
  1. [H+] < [CH3COO-].
  1. [H+] > [CH3COO-].
  1. [H+] < 0,10 M.

Câu 22. Cho phương trình: NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH−

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?

  1. NH3.
  1. H2O.
  1. NH4+
  1. OH−.

Câu 23. Khí nitrogen trơ về mặt hoá học ở điều kiện thường là do

  1. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết lớn.
  1. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết nhỏ.
  1. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết lớn.
  1. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết nhỏ.

Câu 24. Ở nhiệt độ cao, khí nitrogen phản ứng với khí hydrogen và khí oxygen theo hai phương trình hoá học sau:

N2 + 3H2 ⇌to,xt,p 2NH3 [1];

N2 + O2 ⇌to,xt,p 2NO [2]

Trong các phản ứng [1] và [2], vai trò của N2 lần lượt là

  1. chất oxi hoá; chất khử.
  1. chất khử; chất khử.
  1. chất oxi hoá; chất oxi hoá.
  1. chất khử; chất oxi hoá.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:

[a] Trong không khí, N2 chiếm khoảng 78% về thể tích.

[b] Phân tử N2 có chứa liên kết ba bền vững nên N2 trơ về mặt hóa học ngay cả khi đun nóng.

[c] Trong phản ứng giữa N2 và H2 thì N2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

[d] N2 lỏng có nhiệt độ thấp nên thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm.

[e] Phần lớn N2 được sử dụng để tổng hợp NH3 từ đó sản xuất nitric acid, phân bón, ...

Số phát biểu đúng là

  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.
  1. 5.

Câu 26. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là

  1. NH3.
  1. H2.
  1. NO2
  1. NO.

Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây sai?

  1. NH4NH3 →to NH3 + HNO3.
  1. NH4Cl →to NH3 + HCl.
  1. [NH4]2CO3 →to 2NH3 + CO2 + H2O.
  1. NH4HCO3 →to NH3 + CO2 + H2O.

Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe[NO3]3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng [nguyên, tối giản] của các chất trong phản ứng là

  1. 55.
  1. 20.
  1. 25.
  1. 50.

Phần II. Tự luận [3 điểm]

* Mức độ vận dụng – vận dụng cao

Câu 29 [1 điểm]. Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

[1] C[s] + H2O[g]⇌ CO[g] + H2[g] ΔrH298o=131 kJ

[2] CO[g] + H2O[g]⇌ CO2[g] + H2[g] ΔrH298o=−41 kJ

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào [chiều thuận, chiều nghịch, không chuyển dịch] khi biến đổi các điều kiện sau:

Yếu tố biến đổi

Cân bằng [1]

Cân bằng [2]

Tăng nhiệt độ

Thêm một lượng hơi nước

Thêm khí H2

Tăng áp suất chung của hệ

Dùng chất xúc tác

Câu 30 [1 điểm]. Một loại sữa tắm có nồng độ ion OH− là 10−5,17mol/L

[a] Tính nồng độ ion H+, pH của loại sữa tắm nói trên.

[b] Môi trường của loại sữa tắm trên là acid, base hay trung tính?

Câu 31 [1 điểm]. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen có giá trị âm nhưng vì sao quá trình Haber lại chọn nhiệt độ phản ứng khá cao, vào khoảng 400 – 600 oC.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Hoá học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM [7,0 điểm]

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

  1. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3.
  1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
  1. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.
  1. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là đúng?

  1. Tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch.
  1. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
  1. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm.
  1. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.

Câu 3. Trong các chất sau, chất không điện li là

  1. KHCO3.
  1. HCl.
  1. KOH.
  1. CH4.

Câu 4. Một dung dịch có nồng độ H+ bằng 0,01M thì pH và [OH−]của dung dịch này là

  1. pH = 2; [OH-]=10-12 M.
  1. pH = 2; [OH-]=10-10 M.
  1. pH = 10-2; [OH-]=10-11 M.
  1. pH = 2; [OH-]=10-11 M.

Câu 5. Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?

  1. O2.
  1. NO.
  1. CO2.
  1. N2.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

  1. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước.
  1. Khí NH3 nặng hơn không khí.
  1. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
  1. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.

Câu 7. Thành phần chính của quặng pyrite là

  1. FeS.
  1. FeS2.
  1. CaSO4.
  1. BaSO4.

Câu 8. Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của sulfur?

  1. Chất khí, không màu.
  1. Chất rắn, màu nâu đỏ.
  1. Không tan trong benzene.
  1. Không tan trong nước.

Câu 9. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là

  1. rửa với nước lạnh nhiều lần.
  1. trung hoà acid bằng NaHCO3.
  1. băng bó tạm thời vết bỏng.
  1. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 10. Chất nào sau đây được dùng để bổ sung khoáng chất cho phân bón, thức ăn gia súc …?

  1. BaSO4.
  1. CaSO4.
  1. MgSO4.
  1. NH4SO4.

Câu 11. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về

  1. hợp chất của carbon.
  1. hydrocarbon.
  1. dẫn xuất hydrocarbon.
  1. hợp chất hữu cơ.

Câu 12. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất định phải có nguyên tố nào sau đây?

  1. Hydrogen.
  1. Carbon.
  1. Carbon, hydrogen và oxygen.
  1. Oxygen.

Câu 13. Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước nên sử dụng phương pháp tách chất nào sau đây?

  1. Phương pháp chưng cất.
  1. Phương pháp chiết.
  1. Phương pháp kết tinh.
  1. Sắc kí cột.

Câu 14. Phương pháp chưng cất thường được dùng để tách riêng từng chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  1. Nước và dầu ăn.
  1. Bột mì và nước.
  1. Cát và nước.
  1. Nước và rượu.

Câu 15. Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm

  1. carbon và hydrogen.
  1. hydrogen và oxygen.
  1. carbon và oxygen.
  1. carbon và nitrogen.

Câu 16. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?

  1. CH4 và C2H4.
  1. CH4 và C2H6.
  1. C2H4 và C3H4.
  1. C2H2 và C4H4.

Câu 17. Cho cân bằng hoá học sau:

H2[g] + I2[g] ⇌ 2HI[g]

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là

  1. KC = 2HIH2.I2.
  1. KC = H2.I22HI.
  1. KC = HI2H2.I2.
  1. KC = H2.I2HI2.

Câu 18. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry là

  1. CO32−.
  1. H2O.
  1. HCO3−.
  1. OH−.

Câu 19. Ammonia tan nhiều trong nước là do

  1. phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.
  1. có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.
  1. phân tử có liên kết ion.
  1. NH3 là một chất khí, mùi khai.

Câu 20. Trong khí quyển, khi có sấm sét nitrogen bị oxi hóa để tạo thành oxide của nitrogen. Oxide được tạo thành bởi quá trình này có công thức là

  1. NO.
  1. N2O5.
  1. N2O.
  1. N2O4.

Câu 21. Dãy gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

  1. Zn, Cu, Au, Pt.
  1. Al, Fe, Au, Pt.
  1. Mg, Cu, Au, Pt.
  1. Mg, Ag, Au, Pt.

Câu 22. Cho phản ứng hoá học sau:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Vai trò của của SO2 trong phản ứng trên là

  1. chất khử.
  1. acid.
  1. base.
  1. chất oxi hoá.

Câu 23. Cho kim loại Cu tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

  1. khí oxygen.
  1. khí hydrogen.
  1. khí carbonic.
  1. khí sulfur dioxide.

Câu 24. Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây:

Phân tử chất X có chứa nhóm chức?

  1. – CHO.
  1. – COOH.
  1. – OH.
  1. –NH2.

Câu 25. Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau:

Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.
  1. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
  1. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.
  1. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.

Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

  1. 80.
  1. 78.
  1. 76.
  1. 50.

Câu 27. Công thức hoá học nào sau đây không phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?

  1. CH3 – CH2 – OH.
  1. CH3–O=CH–CH3.
  1. CH3 – CH2 – CH2 – NH2.
  1. CH3Cl.

Câu 28. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

  1. CH3C6H4Cl và C6H5Cl.
  1. CH3OH và CH3CH2OH.
  1. CH3OCH3 và CH3 CH2OH.
  1. C6H5OH và C2H5OH.

II. PHẦN TỰ LUẬN. [3,0 điểm]

Câu 29. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen.

Biết phân tử khối của X là 46. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.

Câu 30. Viết đồng phân cấu tạo mạch carbon hở của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử: C4H10O.

Câu 31. Sulfur dioxide là chất khí, không màu, có mùi hắc, độc,… Đặc biệt, khí sulfur dioxide là một trong những tác nhân gây mưa acid. Hãy đề xuất các biện pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển?

Tham khảo đề thi Hoá học 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:

  • Đề thi Hoá học 11 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi Hoá học 11 Cánh diều

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề