Giao dịch chứng khoán ở đâu

Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu để tự tin hơn trên hành trình đầu tư?” – Câu hỏi này khiến không ít các traders phải trăn trở. Ngày nay, cùng với sự phát triển của “xã hội” cổ phiếu, vô vàn sàn giao dịch chứng khoán online đã ra đời. Thế nhưng, làm sao để biết đâu là nơi giao dịch xứng đáng được “chọn mặt gửi vàng”? cũng như cách nhận diện và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư? Bài viết này là câu trả lời cho bạn!

Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? Tìm hiểu 5 tiêu chí vàng đánh giá sàn giao dịch uy tín

Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu và tiêu chí nào dùng để đánh giá chất lượng sàn giao dịch? Và, nếu tính đến hiện tại thì có bao nhiêu hình thức mà nhà đầu tư có thể áp dụng và làm thế nào có thể nhận biết và phòng tránh rủi ro? Trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan về “thế giới” chứng khoán và “dấn thân” vào một cách vững vàng.

Có bao nhiêu hình thức để mở tài khoản chứng khoán?

Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? Có bao nhiêu hình thức mở tài khoản chứng khoán? Theo quy định chung của ngành cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể mở tài khoản giao dịch theo 2 hình thức : trực tiếp và từ xa [bao gồm qua cách thức đăng ký bưu điện và đăng ký online trực tuyến].

Thủ tục mở tài khoản trực tiếp rất đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần mang chứng minh nhân dân đến văn phòng của công ty giao dịch, cung cấp đủ thông tin vào Hợp đồng mở tài khoản và chờ đợi khớp lệnh kích hoạt là đã có thể bắt đầu tham gia giao dịch.

Hình thức mở tài khoản từ xa lập ra phục vụ cho các nhà đầu tư không có điều kiện đến thẳng văn phòng. Với cách thức này, tất cả những giấy tờ, tài liệu đều phải được chủ tài khoản ký tên và gửi cho công ty qua bưu điện.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể mở tài khoản chứng khoán online bằng cách điền đầy đủ thông tin cá nhân lên website của công ty giao dịch và xác nhận tài khoản bằng mã OTP được gửi qua số điện thoại hoặc email vừa đăng ký.

Để đơn giản hóa quy trình tạo tài khoản từ xa, nhiều công ty giao dịch chỉ ghi nhận thông tin từ nhà đầu tư mà bỏ qua phần xác nhận lại. Điều này có thể gây ra sai sót khi giao dịch chứng khoán. Do đó, người tham gia nên cẩn trọng trong việc chọn công ty chứng khoán cũng như các thủ tục mở và kích hoạt tài khoản, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến rút tiền.

Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu để thỏa 5 tiêu chí đánh giá của một sàn giao dịch uy tín?

Theo chuyên gia chứng khoán, 5 yếu tố cốt lõi để đánh giá chất lượng của sàn giao dịch chứng khoán là:

  1. Giấy phép hoạt động: Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá sự uy tín của sàn giao dịch. Giấy phép có vai trò bảo hộ cho tất cả các hoạt động của công ty chứng khoán. Chọn sàn giao dịch có giấy phép để đầu tư an toàn, không lo bị lừa đảo.
  2. Sản phẩm giao dịch: Công ty giao dịch đáng tin cậy cho phép người tham gia lựa chọn đa dạng sản phẩm giao dịch như tiền tệ, chứng khoán, cổ phiếu hay crypto.
  3. Sàn niêm yết : Sàn giao dịch được niêm yết trên thị trường chứng tỏ tất cả số liệu kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, phí chênh lệch đều rất minh bạch, xứng đáng được tin cậy.
  4. Các loại phí:
  • Phí nạp rút: Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu mà tại đó bạn được hỗ trợ nạp tiền không mất phí qua một số cổng giao dịch điện tử. Trường hợp có thu phí, khoản tiền này sẽ nằm ở mức chấp nhận được.
  • Phí spread và hoa hồng: Đây là chi phí để sàn giao dịch “tồn tại”. Sàn giao dịch ECN hoặc STP sẽ thu phí hoa hồng, phí spread được thu bởi sàn market maker. Ở bất kỳ giao dịch nào, sàn chứng khoán uy tín sẽ ưu tiên quyền lợi của khách hàng.
  1. Đội ngũ chuyên viên chăm sóc khách hàng: Trong đầu tư chứng khoán, từ bước tạo lập tài khoản đến quá trình giao dịch đều có những vấn đề nhất định. Sàn giao dịch chất lượng sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ chăm sóc và tư vấn tận tình nhất để giải quyết khó khăn liên quan đến vấn đề đầu tư.

Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu để dễ dàng nhận diện và phòng tránh rủi ro?

Trước khi trả lời câu hỏi nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư cần tìm hiểu về những rủi ro cơ bản trong đầu tư. Có 2 loại vấn đề chính đó là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

  • Rủi ro hệ thống: bao gồm những vấn đề thị trường chứng khoán, cụ thể là rủi ro hàng hoá do sự chênh lệch cung cầu, rủi ro mô hình do sự biến động thị trường và rủi ro thanh khoản do sự bất ổn xuất hiện khi giao dịch thay đổi.
  • Rủi ro phi hệ thống: bao gồm các tình huống “bất ngờ” như tai nạn hay scandal từ công ty phát hành chứng khoán. Cụ thể, thể hiện ở rủi ro xếp hạng, rủi ro lỗi thời hay những vấn đề có liên quan đến khâu kiểm toán và pháp lý. Trong đó, rủi ro kiểm toán là loại rủi ro “đáng báo động” nhất vì sự kiểm soát kém nguồn chi phí gây tổn hại đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khiến cho cổ phiếu “lao dốc không phanh”.

Vậy, nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu để “đẩy lùi” rủi ro trong giao dịch?

Thực tế, không sàn giao dịch nào cam kết loại bỏ 100% rủi ro cho nhà đầu tư. Do đó, bạn nên chủ động trang bị kỹ năng chơi chứng khoán hiệu quả. Hãy tìm hiểu thật kỹ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về “thế giới” forex để tự tin trên từng giao dịch. Đồng thời, rèn luyện cho mình tính kiên định là điều cần thiết. Bởi lẽ, thị trường đầu tư luôn xoay chuyển không ngừng, nếu “không giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” thì nguy cơ “ra về trắng tay” hoàn toàn có thể xảy ra.

Chúc các nhà đầu tư thành công mỹ mãn!

Việc đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch [mua/bán cổ phiếu trên sàn] thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định

THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX [Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội]HOSE [Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh]. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán [GDCK] đều có một bảng giá riêng cũng như các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình [nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký]. Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM [Unlisted Public Company Market] là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bảng giá sàn HOSE. Tham khảo tại đây
Bảng giá sàn HNX. Tham khảo tại đây

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các nhà đầu tư cách đọc bảng giá chứng khoán qua Bảng giá trực tuyến của VNDIRECT

CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

1. Mã chứng khoán [Mã CK]

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch [được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z]. Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN [UBCKNN] cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Tìm kiếm các mã tại đây

Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM [Vinamilk]; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID [BIDV].

2. Giá tham chiếu [TC] hay Giá đóng cửa gần nhất – Giá vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó [trừ các trường hợp đặc biệt]. Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần [Trần] hay Giá tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

4. Giá sàn [Sàn] hay Giá xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

5. Giá xanh

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp [Tổng KL]

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng [KL] mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất [giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác] và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu CTG đang làm 22.30 vậy nên những người mua ở mức giá 1 là 22.20 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức 22.20 để chờ khớp.

9. Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng [KL] bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất [giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác] và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang là 31.90 vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 31.95 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 31.95 để chờ khớp.

10. Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán [Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán] hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua [không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn].

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” [Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp]: Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ [Tăng/Giảm giá]: là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

11. Giá cao nhất [Cao]

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên [chưa chắc đã phải là giá trần].

12. Giá thấp nhất [Thấp]

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên [chưa chắc đã phải là giá sàn].

13. Giá trung bình [Trung bình]

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

14. Cột Dư mua / Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán [ĐTNN Mua/Bán]

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch [gồm 2 cột Mua và Bán]

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

16. Các chỉ số thị trường [ở hàng trên cùng]

Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh [HOSE]

Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh [HOSE] và Sở GDCK Hà Nội [HNX].

Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội [HNX]

Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Ví dụ minh họa:

  • Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
  • Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 845.92 điểm, tăng 8,91 điểm [tương ứng với mức tăng 1,06% – so với mức tham chiếu của chỉ số].
  • Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 385,271,832 cố phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 8,060.628 tỷ đồng.
  • Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng [trong đó 11 mã tăng trần], 63 mã đứng giá [bằng giá tham chiếu] và 135 mã giảm [trong đó 7 mã giảm sàn].
  • Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.

Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

ỨNG DỤNG

Để có thể hiện thực được thao tác và quan sát thêm các chỉ số trên Bảng giá chứng khoán, Nhà đầu tư truy cập vào ngay Bảng giá DBOARD hoặc xem thêm các video hướng dẫn.

Mở tài khoản chứng khoán tại đây để có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình giao dịch.

Video liên quan

Chủ Đề