Giấy khám sức khỏe đi làm sớm sau sinh

Bởi ebh.vn - 04/06/2021

Mẫu đơn xin đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản dành cho lao động nữ có khả năng hồi phục sức khỏe nhanh muốn đi làm trở lại. Mẫu đơn không phải là mẫu bắt buộc, tuy nhiên, việc viết đơn sẽ được ban giám đốc và bộ phận tiếp nhận đánh giá cao và sớm xét duyệt.

Mẫu đơn xin đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản.

1. Thời gian nghỉ thai sản

Theo quy định tại Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con đối với lao động nữ tối đa là 6 tháng, trong đó nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, cứ thêm mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. 

Trường hợp lao động nữ sau khi sinh con có khả năng phục hồi rất nhanh và mong muốn được trở lại làm việc tại doanh nghiệp sớm để có thêm nguồn thu nhập cần viết đơn xin đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Việc đi làm lại này phải được đơn vị, doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc chấp thuận.

>> Infographic: 4 điều cần biết về chế độ dưỡng sức sau sinh năm 2021

2. Mẫu đơn xin đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản

Sau đây là mẫu đơn xin đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản hay mẫu đơn xin trở lại cộng tác sớm được sử dụng phổ biến. Người lao động có thể viết đơn theo mẫu để nộp lên đơn vị, doanh nghiệp nơi mình làm việc và công tác. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

ĐƠN XIN TRỞ LẠI CÔNG TÁC

Kính gửi: ...........................................................................................................

Tôi tên là: ..........................................................................................................

Sinh ngày: ............./............./.............. Nơi sinh: ..............................................

Cấp bậc: ............................................................................................................

Chức vụ: ............................................................................................................

Nghề nghiệp: .....................................................................................................

Đơn vị làm việc: ...............................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ......................................................................................... ...........................................................................................................................

Được sự đồng ý của ……………………………… tôi được nghỉ thai sản từ: ngày……. tháng…….. năm…….. đến ngày…….. tháng……… năm…….. .

Đến nay, tuy chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhưng tôi mong muốn được quay trở lại làm việc trước thời hạn vì tôi thấy mình có đủ sức khỏe để đi làm sớm [có xác nhận của bệnh viện]. 

Tôi làm đơn này kính đề nghị…………………………………….. cho tôi được trở lại công tác từ ngày……..tháng ……..năm.………

Kính mong ………………………………..xem xét và giải quyết.

........., Ngày.……tháng.……năm.….

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]


 

Mẫu đơn xin đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản.

>> Tải về mẫu đơn xin trả lại công tác [file doc]: Mẫu số 1, mẫu số 2 [như trên]

Mẫu đơn xin đi làm lại trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản có thể được viết theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên mẫu đơn phải bao gồm các nội dung chính bắt buộc.

  1. Quốc hiệu tiêu ngữ: Nội dung bắt buộc

  2. Tên đơn: Đơn xin trở lại công tác / Đơn xin trở lại làm việc / Đơn xin đi làm sớm trước thời hạn.

  3. Tên người/ đơn vị nhận đơn: Để tên công ty hoặc tên phòng bộ phận nhân sự

  4. Tên người viết đơn và các thông tin cần thiết về ngày sinh, phòng vị trí làm việc

  5. Lý do làm đơn: Ghi lý do làm đơn, mong muốn trở lại làm việc và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

  6. Ngày/ tháng/ năm: Ghi ngày tháng năm làm đơn

  7. Ký và ghi rõ họ tên: Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên

Đơn xin đi làm lại phải đảm bảo ngắn gọn, đủ ý, ghi rõ mong muốn và khả năng đáp ứng công việc của mình sau thời gian nghỉ như vậy đơn mới nhanh chóng được xét duyệt.

Người lao động phải có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe để được đi làm sớm. 

3. Điều kiện đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, lao động nữ sau khi sinh đảm bảo các điều kiện nhất định mới có thể được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Cụ thể căn cứ theo Khoản 4, Điều 139, Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

“Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, lao động nữ muốn đi làm lại phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

  • Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng hưởng chế độ thai sản;

  • Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;

  • Được người sử dụng lao động đồng ý.

Lao động nữ sinh con có thể đi làm trước khi hết hạn nghỉ thai sản, tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe và có điều kiện chăm sóc con tốt hơn nên nghỉ hết thời gian 06 tháng. Nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình làm việc người lao động cần tiến hành thăm khám để có phương án xử lý tốt nhất.

Kết luận

Trên đây, là mẫu đơn xin đi làm trước khi hết hạn nghỉ thai sản, người lao động có thể sử dụng mẫu đơn này nếu muốn đi làm sớm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Độc giả quan tâm đến các thông tin mới nhất về các chế độ bảo hiểm xã hội có thể truy cập website //ebh.vn để tìm hiểu chi tiết.

>>> Quy định và quyền lợi hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động [BLLĐ] năm 2019 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH] năm 2014, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trường hợp lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian nói trên mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019 và Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:

- Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

- Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý.

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. 


Chưa hết thời gian thai sản, đi làm sớm có được nhận đủ 6 tháng trợ cấp?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng với mức trợ cấp thai sản mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ.

Vậy trường hợp đi làm sớm có được hưởng đủ 06 tháng hay chỉ được hưởng trợ cấp đến thời điểm đi làm?

Theo khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nội dung này tiếp tục được khẳng định tại khoản 2 Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Như vậy, người lao động đi làm sớm vừa được hưởng lương theo thời gian làm việc, đồng thời vẫn được hưởng đủ 06 tháng trợ cấp thai sản theo quy định.

Đi làm trước khi hết thời gian thai sản cần biết những điều này [Ảnh minh họa]


Người lao động đi làm sớm sau sinh có phải đóng BHXH?

Theo quy định tại Điều 39 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên với trường hợp người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì việc đóng BHXH sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng hướng dẫn về việc đóng BHXH của lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh như sau:

6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Như vậy, kể từ thời điểm đi làm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế [BHYT], bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động [TNLĐ], bệnh nghề nghiệp [BNN].

Theo đó, cả người lao động đi làm sớm sau thai sản và doanh nghiệp đều phải đóng vào Qũy BHXH theo các tỷ lệ sau [căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 58/2020/NĐ-CP]:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

Hưu trí - tử tuất

Ốm đau -thai sản

TNLĐ - BNN

Hưu trí - tử tuất

Ốm đau -thai sản

TNLĐ -BNN

14%

3%

0.5% hoặc 0.3%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5% hoặc 21.3%

10.5%

Tổng cộng 32% hoặc 31.8%

Xem thêm: Mức đóng BHXH mới nhất của người lao động


Đi làm sớm sau thai sản có được hưởng dưỡng sức sau sinh?

Điều 41 Luật BHXH đã nêu rõ điều kiện nghỉ dưỡng sức phụ hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

- Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

- Tối đa 05 ngày: Các trường hợp khác.

Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận 30% mức lương cơ sở [hiện nay tương đương 447.000 đồng/ngày].

Tuy nhiên chế độ này chỉ áp dụng đối với lao động nữ ngay sau khi hết thời gian thải sản mà sức khỏe còn yếu. Trong khi đó, lao động nữ đi làm sớm tức là chưa nghỉ hết thời gian thai sản, đồng thời khi muốn đi làm sớm thì người lao động còn phải có giấy xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm.

Bởi vậy, lao động nữ đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì sẽ không được nhận tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Xem thêm: Lao động nữ sinh con đi làm sớm bị mất khoản tiền này 

Trên đây là một số lưu ý dành cho lao động nữ nếu muốn đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Quyền lợi khi đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con

>> Chế độ dưỡng sức sau sinh: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục

Video liên quan

Chủ Đề