Giấy phép nhập khẩu hóa chất độc hại năm 2024

Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2017/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 22/12/2022) quy định về xây dựng phiếu an toàn hóa chất như sau:

Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.

Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất trong trường hợp hóa chất đó là hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP thì mới phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

Trước đây, quy định về xây dựng phiếu an toàn hóa chất tại Điều 7 Thông tư 32/2017/TT-BCT như sau:

Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.

2. Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.

Giấy phép nhập khẩu hóa chất độc hại năm 2024

Phiếu an toàn hóa chất

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 22/12/2022) những trường hợp hóa chất nguy hiểm phải lập phiếu an toàn hóa chất được quy định cụ thể như sau:

Phiếu an toàn hóa chất
1. Hóa chất nguy hiểm và hỗn hợp chất chứa một hoặc một số chất nguy hiểm có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng mức quy định sau phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:"

TT

Phân loại hóa chất

Hàm lượng

1

Độc cấp tính

≥ 1,0%

2

Ăn mòn/Kích ứng da

≥ 1,0%

3

Tổn thương mắt nghiêm trọng/Kích ứng mắt

≥ 1,0%

4

Tác nhân nhạy da/hô hấp

≥ 1,0%

5

Đột biến tế bào mầm (cấp 1)

≥ 0,1%

6

Đột biến tế bào mầm (cấp 2)

≥ 1,0%

7

Tác nhân gây ung thư

≥ 0,1%

8

Độc tính sinh sản

≥ 0,1%

9

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn

≥ 1,0%

10

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại

≥ 1,0%

11

Nguy hại hô hấp (cấp 1)

≥ 1,0%

12

Nguy hại hô hấp (cấp 2)

≥ 1,0%

13

Nguy hại đối với môi trường thủy sinh

≥ 1,0%

Trước đây, quy định những trường hợp hóa chất nguy hiểm phải lập phiếu an toàn hóa chất tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Điều kiện cần đáp ứng đối với phiếu an toàn hóa chất do doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất xây dựng là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về phiếu an toàn hóa chất như sau:

"Điều 24. Phiếu an toàn hóa chất
[...]
3. Phiếu an toàn hóa chất phải được xây dựng bằng tiếng Việt. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất."

Các thông tin nhận dạng hóa chất, đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các thành phần trong chất cần thể hiện trong phiếu an toàn hóa chất là gì?

Căn cứ quy định tại các Mục 1, 2 và Mục 3 Phụ lục 9 Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT, những thông tin cần có trên phiếu an toàn hóa chất trong đó bao gồm:

(1) Nhận dạng hóa chất và thông tin về nhà cung cấp

"a) Mã phân loại sản phẩm theo GHS hoặc các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có); Tên thương mại}
b) Mục đích sử dụng và hạn chế khi sử dụng: Ghi ngắn gọn mục đích sử dụng- ví dụ: làm dung môi hòa tan nhựa PVC
c) Thông tin nhà cung cấp (nhập khẩu; sản xuất; phân phối): Tên; địa chỉ; số điện thoại...
d) Số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp"

(2) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất

"a) Phân loại theo GHS và thông tin phân loại theo theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, khu vực, tổ chức thử nghiệm. (Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…)
b) Các yếu tố nhãn theo GHS (Cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn bảo quản, sử dụng..)
c) Các thông tin nguy hại khác (nếu có, ví dụ: bụi nổ…)"

(3) Thông tin về thành phần các chất

"Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin sau:
Đơn chất
a) Nhận dạng hóa chất:Tên thông thường
b) Các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có) };
c) Tên thương mại;
d) Tạp chất và chất ổn định có ảnh hưởng đến việc phân loại hóa chất.
Hỗn hợp chất
Nhận dạng hóa chất, nồng độ, phầm trăm nồng độ trong khoảng xác định của tất cả các chất độc hại trên ngưỡng quy định
Ghi chú: Các quy định pháp lý về thông tin bí mật thương mại (CBI) sẽ được ưu tiên khi liệt kê thành phần các chất"

Như vậy, đối với việc doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hóa chất, pháp luật hiện hành quy định những trường hợp cần phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất cụ thể như trên.

Đồng thời, các văn bản có liên quan cũng quy định cụ thể về nội dung cần có và các yêu cầu bắt buộc đối với phiếu an toàn hóa chất của doanh nghiệp.