Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Cầu Thê Húc. Ảnh: Thành Nam

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này”.

Một trong những điểm nhấn kiến trúc đầu tiên của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc với màu sơn son như một dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Được thần Siêu (Nguyễn Văn Siêu) xây dựng vào năm 1865. Cầu Thê Húc là một cây cầu màu đỏ son, làm bẳng gỗ, một cây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm. Cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng” hay “nơi ngưng tụ hào quang”. Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.

Có thể thấy, cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Và đi cùng với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ này đem đến màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay - cây cầu Thê Húc - biểu tượng của thần mặt trời. Bởi thế trong cảm nhận riêng của mình, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã viết: “Hồ Gươm làm cho Hà Nội duyên dáng và mềm mại hơn nhưng cầu Thê Húc lại là đồ trang sức quý giá của Hồ Gươm”.

Theo các kiến trúc sư, cầu Thê Húc ban đầu được làm theo nét văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là đặc điểm gia đình nào cũng có một chiếc ao và làm cầu ao để mỗi khi đi làm đồng về thuận tiện cho việc rửa chân, giặt giũ quần áo.

Kết cấu cầu Thê Húc mang nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Nó được phỏng theo hình một chiếc nhà gỗ của người dân vùng châu thổ Sông Hồng. Nếu như làm nhà cần có mộng, trụ giá, cột, khóa giang... như bộ khung nhà thì cầu Thê Húc cũng được thiết kế như vậy. Trên là nhà, dưới là cầu, “thượng gia, hạ kiều”, những ngôi chùa ngoài ao hồ nổi tiếng hiện nay cũng được thiết kế dựa trên kiến trúc cầu Thê Húc như cầu Ngói ở Huế, khu du lịch Hội An, chùa Thầy ở Sài Sơn, Hà Nội…

Trong lịch sử tồn tại của mình, cầu Thê Húc đã trải qua nhiều câu chuyện đáng nhớ. Tương truyền, từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền Ngọc Sơn thắp hương cầu khấn rất đông. Vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.

Cầu đã được trải qua hai lần trùng tu. Lần thứ nhất là năm 1897, vào triều Thái Thanh. Lần thứ hai là vào năm 1952, sau khi một nhịp cầu bị gãy vào đêm giao thừa năm Nhâm Thìn do lượng khách đi lễ tại đền Ngọc Sơn quá đông.

Cầu đã được xây lại dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng.

Dù cuộc sống ngày càng trở nên nhộn nhịp và bận rộn, thế nhưng dòng người kéo về thăm di tích “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên” vẫn không có gì thay đổi. Có người tìm đến đây để vui chơi giải trí, có người lại đến để tĩnh tâm trong không gian trầm lặng, tràn ngập hương khói.

Hồ Gươm, Tháp Rùa và đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc,…tạo nên một quần thể hoàn chỉnh. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Hà Nội ngày nay.

Thành Nam

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung

Dù là sống ở Hà Nội hay chỉ là du khách đến thăm quan, chắc hẳn ai cũng từng một lần ghé thăm cầu Thê Húc – cây cầu biểu trưng cho nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Nhưng không phải ai cũng biết đến về ý nghĩa sâu xa cũng như kiến trúc của cây cầu này.

Vậy hôm nay, hãy để NếmTV giới thiệu cho bạn về cây cầu của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến này nhé!

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.

Cầu Thê Húc có màu đỏ son, thường được người ta ví như một dải lụa đào vắt ngang qua làn nước trong xanh của hồ Hoàn Kiếm. Bên cạnh những cành liễu rủ, những cành đa ven hồ, cầu Thê Húc nối liền phố xá đông đúc với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc yên bình giữa hồ.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Cầu Thê Húc được ví như một dải lụa đào

Lịch sử cầu Thê Húc

Vào năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây một cây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn ở giữa hồ. Ông đặt tên cho cây cầu này là cầu Thê Húc, với ý nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng” hay “nơi ngưng tụ hào quang”.

Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Cầu Thê Húc vào những năm 1865

Cầu đã được trải qua hai lần trùng tu. Lần thứ nhất là năm 1897, vào triều Thái Thanh. Lần thứ hai là vào năm 1952, sau khi một nhịp cầu bị gãy vào đêm giao thừa năm Nhâm Thìn do lượng khách đi lễ tại đền Ngọc Sơn quá đông.

Cầu đã được xây lại dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Hình ảnh cầu Thê Húc khi xưa

Dù cuộc sống ngày càng trở nên nhộn nhịp và bận rộn, thế nhưng dòng người kéo về thăm di tích “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên” vẫn không có gì thay đổi.

Có người tìm đến đây để vui chơi giải trí, có người lại đến để tĩnh tâm trong không gian trầm lặng, tràn ngập hương khói.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Rất nhiều người kéo về thăm di tích cầu Thê Húc

Kiến trúc cầu Thê Húc

Xưa kia, cầu Thê Húc được sơn màu đỏ và làm bằng gỗ rất thô sơ. Tuy nhiên, sau sự cố gãy cầu năm 1952, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cây cầu cũ, xây dựng lại một cây cầu mới dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Sau khi bị sập, cầu Thê Húc được xây lại lần thứ hai vào năm 1952

Cầu vẫn được thiết kế theo dáng vòng cung, nhưng có độ cong lớn hơn cây cầu cũ và vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc. Tuy các dầm ngang và dọc đã được đúc bằng bê tông nhưng mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ

Cầu Thê Húc được coi là biếu tưởng của mặt trời. Theo góc nhìn của thẩm mỹ dân gian, cầu Thê Húc chỉ có một lựa chọn duy nhất là sơn màu đỏ bởi lẽ: Cầu hướng về phía Đông, theo hướng mặt trời mọc để đón nhận được toàn vẹn dưỡng khí của một ngày mới.

Với ý nghĩa đó, cây cầu được sơn màu đỏ với ý nghĩa là sự sống, là mọi nguồn của hạnh phúc cũng như là ước vọng truyền đời từ thời cổ xưa đến nay.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Mô hình kiến trúc cầu Thê Húc

Các một quần thể các di tích nằm trong không gian mang tính huyền thoại của hồ Gươm đều mang dấn ấn về tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.

Từ cây cầu Thê Húc cho đến đài Nghiên, tháp Bút,… từ việc chọn hướng đến màu sắc, kiến trúc, biểu tượng của các di tích đều ẩn chứa yếu tố thiêng liêng này.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Đây là một quần thể di tích mang tính huyền thoại

Các di tích xung quanh cầu Thê Húc

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích khoảng 12ha, nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Trước đây, hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.

Nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng lên đòi gươm thần trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền. Chí vì vậy, từ đó, hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao

Hồ Hoàn Kiếm là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Rất nhiều người chọn đây là điểm dừng chân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc và khám phá quần thể các di tích xung quanh hồ.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Đền Ngọc Sơn không chỉ là một di tích lịch sử quốc gia mà còn là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Cổng vào đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có các bức hoành phi, câu đối và vật bài trí linh thiêng. Kiến trúc đền Ngọc Sơn thể hiện rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo trải qua nhiều năm tháng lịch sử.

Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc này khi ghé thăm đền Ngọc Sơn.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam
  • Giá vé thăm quan đền Ngọc Sơn: 30.000đ/vé người lớn & 15.000đ/vé trẻ em
  • Giờ mở cửa: Từ 7h00 đến 18h00 tất cả các ngày trong tuần

Tháp Bút – Đài Nghiên

Tháp Bút – Đài Nghiên được xây dựng vào năm 1865, trên bờ hướng Đông Bắc của hồ Hoàn Kiếm. Đây là biểu tượng đặc trưng của văn chương được xây dựng ngay cổng ngoài đền Ngọc Sơn.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Hình ảnh Tháp Bút khi xưa

Tháp Bút bao gồm 5 tầng, trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút hướng thẳng lên trời. Phần thân của tháp của khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên”, với ý nghĩa là “viết lên trời xanh”. Thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Tháp Bút có 5 tầng, phần thân của Tháp có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên”

Đài Nghiên là một phần không thể thiếu của Tháp Bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Đài Nghiên ở trong khu vực đền Ngọc Sơn

Tháp Rùa

Tháp Rùa từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Tháp Rùa được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên một gò đất nhỏ rộng khoảng 350m2 nằm giữa hồ Hoàn Kiếm.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Tháp Rùa từ lâu đã là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Vì được xây dựng vào thời Pháp thuộc nên Tháp Rùa có mang một chút hơi hướng kiến trúc của Châu Âu. Tháp cao ba tầng và các tầng nhỏ dần lên đến đỉnh.

Tầng đỉnh được thiết kế giống như một chiếc vọng lâu, bên trên chiếc cửa tròn của tầng ba có chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là tháp Núi Rùa.

Giới thiệu cầu thê Húc bằng tiếng Trung
Vì được xây vào thời Pháp thuộc nên Tháp Rùa mang một chút hơi hướng của phong cách kiến trúc châu Âu

Vừa rồi, NếmTV đã giới thiệu cho bạn đôi nét về cầu Thê Húc và quần thể các di tích lịch sử xung quanh cầu. Rất mong các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho chuyến đi của mình nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!