Hạch toán ủy nhiệm chi trong ngân hàng

Nếu doanh nghiệp mở tiết khoản riêng cho TK 112 để theo dõi cho các TK ngân hàng khác nhau, trường hợp tài khoản này thiếu để chi, có thể sẽ chuyển từ tài khoản khác sang. Khi đó sẽ hạch toán:

Nợ TK 112 (Chi tiết theo tài khoản được chuyển đến)

Có TK 112 (Chi tiết theo tài khoản chuyển đi)

Đồng thời hạch toán phí chuyển tiền:

Nợ TK 635

Nợ TK 1331 (Nếu có)

Có TK 112 (Chi tiết theo tài khoản chuyển đi)

Khi phát sinh nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng này sang tài khoản của ngân hàng khác trong công ty, sẽphát sinh các hoạt động sau:

1. Kế toán trưởng yêu cầu Kế toán thanh toán/Kế toán ngân hàng sẽ lập Ủy nhiệm chi/Lệnh chuyển tiền hoặc Séc chuyển khoản, sau đó chuyển Ủy nhiệm chi/Lệnh chuyển tiền cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.

2. Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi/Lệnh chuyển tiền/Séc chuyển khoản của công ty sẽ chuyển tiền tiền từ tài khoản của ngân hàng sang tài khoản của ngân hàng khác.

3. Sau khi thực hiện lệnh thành công ngân hàng sẽ Lập giấy báo Nợ hoặc chứng từ hạch toán của ngân hàng và chuyển lại cho Kế toán thanh toán/Kế toán ngân hàng.

4. Căn cứ vào giấy báo Nợ/chứng từ hạch toán của ngân hàng, Kế toán thanh toán ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời ngân hàng chuyển đến khi nhận được tiền sẽ lập Giấy báo Có và thông báo cho doanh nghiệp về số tiền đã về tài khoản.

Việc chuyển tiền từ TK ngân hàng này sang TK ngân hàng khác được thực hiện theo các bước sau:
1.Vào phân hệ Tiền gửi tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm chi tiền\Chuyển tiền nội bộ (hoặc vào phân hệ Tiền gửi\ tab Quy trình, chọn Chi tiền\Chuyển tiền nội bộ)

2. Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ chuyển tiền nội bộ.

  • Tại mụcTài khoản đi: Chọn tài khoản chi tiền.
  • Tại mụcTài khoản đến: Chọn tài khoản nhận tiền.

Hạch toán ủy nhiệm chi trong ngân hàng

1.Vào phân hệ Tiền gửi, tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm chi tiền).

2. Chọn phương thức thanh toán.

3. Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ chi tiền.

  • Tại mục Tài khoản chi: Chọn tài khoản chịu chi phí chuyển tiền.
  • Tại mục Nội dung TT: Chọn Chi khác.

Hạch toán ủy nhiệm chi trong ngân hàng

4. Nhấn Cất.

Giải đáp miễn phí qua Facebook

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng

Đăng bài ngay

Uỷ nhiệm là gì? Cách ghi và quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi? Trường hợp nào phải sử dụng uỷ nhiệm chi? Khi nào ủy nhiệm chi được xem là chứng từ hợp lệ?

Ủy nhiệm chi là lệnh mà chủ tài khoản có thể sử dụng khi thực hiện các phương thức giao dịch khá phổ biến. Vậy ủy nhiệm chi là gì? Mục đích của ủy nhiệm chi là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các thủ tục có liên quan tới ủy nhiệm chi.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Ủy nhiệm chi là gì?

Ủy nhiệm chi chính là một phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thường là ngân hàng) quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản, yêu cầu ngân hàng đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Có thể hiểu ủy nhiệm chi như sau:

  • Ủy nhiệm chi là sự ủy quyền của người có nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị ngân hàng. Hình thức của ủy nhiệm chi theo mẫu in sẵn của ngân hàng. Người có nghĩa vụ thanh toán sẽ cần phải điền và ký vào ủy quyền này.
  • Người được ủy quyền chính là ngân hàng. Theo đó dưới góc độ pháp luật ngân hàng thì việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện lệnh chi trả cho khách hàng chính các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thu phí.
  • Nội dung công việc ủy quyền chính là trích tiền từ tài khoản của người có nghĩa vụ thanh toán để trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trên lệnh chi đó.

Ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Ngân hàng không được phép tự động trích tài khoản của khách hàng chỉ khi có thỏa thuận trước bằng văn bản.

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là Payment order, còn có tên gọi khác là lệnh chi là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy đinh, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một khoản tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi còn có tên gọi khác là lệnh chi hoặc UNC là phương thức thanh toán mà người trả tiền sẽ lập lệnh thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung cấp. Sau đó, người trả tiền sẽ gửi lại ngân hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một số tiền trong tài khoản thanh toán của mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để trả cho người thụ hưởng.

Một cách đơn giản hơn thì UNC là một loại chứng từ giao dịch mà phía người trả tiền sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số tiền cho người thụ hưởng.

Một điều cần lưu ý là UNC phải do khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào đó để thực hiện lệnh trích tiền để chuyển cho người hưởng thụ. Ngoài lý do này thì việc ngân hàng tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng là không được phép nếu không có văn bản thỏa thuận trước đó.

2. Nội dung của ủy nhiệm chi:

Thường thì ủy nhiệm chi sẽ có 2 liên, một liên cho ngân hàng thương mại giữ lại, liên còn lại sau khi ngân hàng xác nhận sẽ đóng dấu và trả lại cho khách hàng để kế toán doanh nghiệp căn cứ làm kế toán.

Một giấy ủy nhiệm chi hợp lệ thường sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

  • Chữ lệnh chi/ủy nhiệm chi, số seri là yếu tố bắt buộc đầu tiên.
  • Tiếp đến là phần họ tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản người trả tiền.
  • Chắc chắn sẽ không thể thiếu tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền.
  • Tiếp theo là họ tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản của người thụ hưởng.
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng.
  • Số tiền thanh toán bằng chữ và số.
  • Nơi và ngày tháng lập ủy nhiệm chi.
  • Chữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký của người được chủ tài khoản ủy quyền.
  • Các yếu tố khác có liên quan do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định theo đúng pháp luật.

Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán ủy nhiệm chi là gì?

Ưu điểm

  • Phương thức thanh toán ủy nhiệm chi thường được diễn ra khá nhanh chóng và đơn giản. Bởi người thụ hưởng không còn phụ thuộc quá nhiều vào thời gian chi trả của người trả tiền.
  • Bên trả tiền có thể ủy thác hoàn toàn cho ngân hàng giao dịch thanh toán trực tiếp với người thụ hưởng. 
  • Quá trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi diễn ra tuyệt đối an toàn và ít có sơ sót xảy ra.

Nhược điểm

  • Trong trường hợp tài khoản người trả tiền không có đủ số dư thì sẽ dễ gây ra chậm trễ thanh toán trong quá trình thanh toán cho bên thụ hưởng. Lúc này ngân hàng có thể sẽ từ chối thực hiện thanh toán và sẽ thực hiện thanh toán lại khi bên trả tiền bổ sung tiền vào tài khoản.
  • Người trả tiền phải trả một khoản phí cho bên ngân hàng thương mại thực hiện ủy nhiệm chi.

3. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi:

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi sẽ bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Người trả tiền sẽ làm thủ tục ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu cầu chi trả. Theo đó mà ủy nhiệm chi sẽ phải ghi đầy đủ các thông tin theo đúng mãu mà pháp luật quy định mới được xem là hợp lệ.
  • Bước 2: Ngân hàng phụ vụ sẽ trả tiền và làm thủ tục trích tiền trên tài khoản người trả khi đã nhận được lệnh chi và tiến hành thủ tục chuyển tiền với ngân hàng hàng phụ vụ người hưởng thụ
  • Bước 3: Ngân hàng phục vụ người hưởng thụ sẽ tiến hành làm thủ tục thanh toán nhanh đối với người thụ hưởng và giao dịch ủy nhiệm chi chính thức hoàn tất.

Lưu ý khi tiến hành giao dịch về ủy nhiệm chi

  • Khi đã nhận được ủy quyền nhiệm chi cho khách hàng được chuyển đến dưới dàn chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử thì ngân hàng cần phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của ủy nhiệm chi. Đồng thời còn cần kiểm tra việc đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng.
  • Nếu ủy nhiệm chi không hợp lệ hoặc không hợp pháp, hoặc số tiền ghi trên ủy nhiệm chi vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng thì cần phải nhanh chóng thông báo cho người lập ủy nhiệm chi, trả lại giấy tờ ủy nhiệm chi và từ chối thực hiện lệnh chi đó nếu các bên trước đó không có thỏa thuận nào khác.
  • Nếu ủy nhiệm chi hợp lệ, hợp pháp và số tiền ghi trên ủy nhiệm chi được đảm bảo về khả năng thanh toán thì ngân hàng cần phải nhanh chóng tiến hành chi trả cho người thụ hưởng, trích tiền từ tài khoản của người thụ hưởng.

Hiện  nay khách hàng có thể sử dụng mẫu ủy nhiệm chi online hoặc mẫu ủy nhiệm chi được in sẵn tại quầy giao dịch ngân hàng.

Ủy nhiệm chi online

Ủy nhiệm chi online là mẫu ủy nhiệm chi được in trực tiếp từ trên website của ngân hàng xuống. Theo đó khách hàng chỉ cần truy cập vào website ngân hàng, điền theo form thông tin có sẵn trên website và in ra mang đến ngân hàng.

Ủy nhiệm chi tại quầy

Nếu như không muốn viết ủy nhiệm chi online thì bạn có thể ra các quầy giao dịch của ngân hàng đễ lấy các mẫu giấy ủy nhiệm chi để viết trực tiếp. Với những khách hàng có giao dịch thường xuyên thì ngân hàng thường sẽ cho khách hàng một quyển ủy nhiệm chi để chủ động viết nội dung trước nhằm tiết kiệm thời gian.

4. Khi nào ủy nhiệm chi được xem là chứng từ hợp lệ:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xem xét trường hợp ủy nhiệm chi có hợp pháp hay không. Cụ thể:

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:

– Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp;

– Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng mà thời điểm thanh toán khác với thời điểm ghi nhận chi phí theo quy định và các khoản chi không phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.”

Kết luận: Ủy nhiệm chi hiện nay là một trong những lệnh giao dịch phổ biến giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó với việc có ngân hàng làm trung gian thì UNC phần nào cũng thể hiện được sự an toàn trong các giao dịch phát sinh.