Hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Lạng Sơn và Lai Châu

Đáp án

Show

a) Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên 20°c – Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới 20°c. – Dựa vào các trạm khí hậu: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên 20°C; các trạm ở đồng bằng từ Đà Nẵng ưở vào không có tháng nào có nhiệt độ dưới 20°c. – Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

b) Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian

* Phân hóa theo thời gian – Thể hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nền nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu: + Tháng 1, phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24°c, còn vào tháng 7 thì phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên 24°c. + Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ dưới 20°c (từ tháng 11 đến tháng 3) và 7 tháng có nhiệt độ trên 20°c. ♦ Giải thích: + Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta. + Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm. * Phân hóa theo không gian – Phân hóa theo chiều bắc – nam (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu): + Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°c, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 c. + Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 c, biên độ nhiệt trong năm khoảng 8°c. + Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27°c, biên độ nhiệt trong năm khoảng 3°c. ♦ Giải thích: + Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần. + Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc. – Phân hóa theo độ cao (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu). + So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt (lấy dẫn chứng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất). + So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với vùng Đồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải). ♦ Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°c. – Phân hóa theo hướng sườn (thể hiện ở nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất). Dẫn chứng: so sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc). ♦ Giải thích: + Đối với gió mùa Đông Bắc thì khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.

+ Đối với gió mùa Tây Nam thì khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng phơn.

Câu 9. Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng 1 (°C) Nhiệt độ trung bình tháng 7 (°C) Nhiệt độ trung bình năm (°C)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP. Hồ Chí Minh • 25,8 27,1 27,1

(Nguồn: Trang 44 SGK Địa lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục, 2008)

Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Đáp án

* Nhận xét – Nhiệt độ trung bình tháng 1 và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng 1: Lạng Sơn 13,3°c, TP. Hồ Chí Minh 25,8°c. – Nhiệt độ trung bình tháng 7 giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch. – Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam. * Nguyên nhân – Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn. – Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

– Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 4: 28,9°C).

Câu 10. Dựa vào bảng sốliệu sau:

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm Lượng mưa (mm) Lưựng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội 1676 989 +687
Huế 2868 1000 +1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245

(Nguồn: trang 44 SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục, 2014)

Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

Đáp án

a) Nhận xét – Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa cao nhất (2868 mm), sau đó đến TP. Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1676 mm). – Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng. – Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1868 mm), sau đó đến Hà Nội (+687 mm), TP. Hồ Chí Minh (+245 mm). b) Giải thích – Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến, của frông lạnh. Cũng chính vì thế, Huế có mùa mưa vào thu – đông (từ tháng 8 đến tháng). Vào thời kì mưa nhiều này, do lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm ở Huế cao.

– TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhưng nhiệt độ cao đặc biệt trong mùa khô nên bốc hơi nước cũng mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn ở Hà Nội.

Câu 11: Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A thuộc Việt Nam

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (V) 19.7 20,9 23,2 26,0 28,0 29 2 29,4 28,X 27,0 25,1 23,2 20,x
Lượng mưa(mm) 161.3 62.6 47.1 51.6 82.1 116.7 95.3 104.0 473.4 795.6 580,6 297,4

(Nguồn: trang 110, SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục, 2014)

a) Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng trên. b) Cho biết trạm khí tượng A thuộc vùng khí hậu nào ở nước ta? Tại sao?

Đáp án

a) Chế độ nhiệt và chế độ mưa – Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm cao (25,1°C). + Có 1 tháng có nhiệt độ dưới 20°c (tháng 1). + Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (29,4()C). + Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (19,7°C). + Biên độ nhiệt trung bình năm là 9,7°c. – Chế độ mưa: + Lượng mưa trung bình năm rất cao (đạt 2868 mm). + Mùa mưa vào thu – đông (từ tháng 9 đến tháng 12). Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. + Tháng có lượng mưa cao nhất là vào tháng 10 (795,6 mm). + Tháng có lượng mưa ít nhất là vào tháng 3 (47,1 mm). + Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa cao nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là 748,5 mm. b) Xác định vị trí của trạm khí tượng A – Trạm khí tượng A thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

– Nguyên nhân: có mùa mưa lệch hẳn về thu đông, lại có 1 tháng nhiệt độ dưới 20()C.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TP Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19
TP Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27

(Nguồn: Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

a) Vẽ biểu đồ đường thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu theo bảng sốliệu trên. b) Xác định biên độ nhiệt trung bình năm và nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ ở hai thành phố trên. c) Nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hạ Long và Vũng Tàu.

Đáp án

a) Vẽ

Biểu đồ thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu

Hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Lạng Sơn và Lai Châu

b) Biên độ nhiệt trung bình năm và nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ – Biên độ nhiệt: Hạ Long 12,0°C; Vũng Tàu 4,0°c. – Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ: + Hạ Long: 27,7°c.

+ Vũng Tàu: 28,3°c.

c) Nhận xét – Nền nhiệt của Vũng Tàu cao hơn Hạ Long.

– Nhiệt độ trong năm của Vũng Tàu ổn định hơn ở Hạ Long.

Câu 13. Cho bảng sốliệu sau:

Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (°C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,X 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
Lượng mưa (mm) 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4

(Nguồn: SGK Địa lí 8; NXB Giáo dục, 2014)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội. b) Nhận xét và giải thích về chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội.

Đáp án

a) Vẽ

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội

Hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Lạng Sơn và Lai Châu

b) Nhận xét và giải thích – Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23,5°c, do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu sáng lớn; có 3 Iháng nhiệt độ dưới 20°c (tháng 12, 1, 2) do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh khô (nửa đầu mùa đông), lạnh ẩm (nửa sau mùa đông). + Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (28,9°C), do đây là khoảng thời gian có Mặt Trời lên thiên đỉnh; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (16,4°) do sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc. + Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 12,5°c do Hà Nội nằm gần chí tuyến, mà chúng ta biết càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. Ngoài ra, còn do sự hoạt động của gió mùa (gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ). – Lượng mưa: + Tổng lượng mưa trung bình năm là 1676,2 mm, do nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông – nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt, ẩm. Các khối khí di chuyển qua biển đem lại lượng mưa lớn. + Các tháng mưa nhiều (mùa mưa): kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa vào hạ – thu) do sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam mang mưa. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (318,0 mm) do sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam, bão, dải hội tụ nhiệt đới,…

+ Các tháng mưa ít (mùa khô): từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (18,6 mm).

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần đặc điểm đất Việt Nam - Địa lý 8

Câu 14. Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ và lượng mưa trạm khí tượng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. b) Nhận xét và so sánh chế độ nhiệt và chế độ mưa của hai địa điểm trên.

Đáp án

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Lạng Sơn và Lai Châu

b) Nhận xét và so sánh – Chế độ nhiệt: + Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (23,5°c so với 27,1°C). Hà Nội có 3 tháng (12, 1, 2) có nhiệt độ dưới 20°c, trong đó có 2 tháng dưới 18°c (tháng 1, 2). + Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) có nhiệt độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh, các tháng còn lại có nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. + TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°c. + Ở Hà Nội, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (28,9°C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (16,4°C). Còn ở TP. Hồ Chí Minh, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (28,9°C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 (25,7°C). + Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội (12,5°C) cao hơn TP. Hồ Chí Minh (3,2°C). – Chế độ mưa: + Tổng lượng mưa trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội (1930,9 mm so với 1676,2 mm). + Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trong các tháng này ở TP. Hồ Chí Minh hầu hết đều cao hơn Hà Nội (trừ tháng 8). + Tháng có lượng mưa cao nhất ở Hà Nội là tháng 8 (318,0 mm), còn tháng có lượng mưa cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 9 (327,0 mm). + Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ở các tháng 11, 12, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng 1, 2, 3,4, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.

+ Tháng có lượng mưa thấp nhất ở Hà Nội là tháng 1 (18,6 mm), còn tháng có lượng mưa thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 2 (4,1 mm).

Xem thêm: Bộ câu hỏi ôn luyện học sinh giỏi chuyên đề đặc điểm khí hậu Việt Nam – Địa lý 8 (Phần 1)

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 8: