Hệ quản lý cơ sở dữ liệu là gì

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực công nghệ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến hệ cơ sở dữ liệu và đặc điểm, phân loại của nó mà bạn không nên bỏ qua. 

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Mục lục

Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [Database Management System – DBMS] là một phần mềm, một hệ thống được thiết kế với mục đích lưu trữ và truy xuất dữ liệu người dùng với hiệu quả cao nhất và được áp dụng các biện pháp bảo mật thích hợp. Người dùng có thể tạo lập và quản lý cơ sở dữ liệu của mình nhờ DBMS. 

Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm một nhóm các chương trình thao tác với cơ sở dữ liệu. Nó thông qua yêu cầu về dữ liệu từ một ứng dụng và giúp hệ điều hành đưa ra dữ liệu cụ thể. Trong những hệ thống lớn, DBMS đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ người dùng và phần mềm của bên thứ ba lưu giữ và tìm kiếm dữ liệu. 

Một số DBMS phổ biến hiện nay: Oracle, MySQL, Microsoft SQL Server,  PostgreSQL, IBM DB2, Microsoft Access, SQLite, MariaDB, LibreOffice Base, FoxPro, PostgreSQL, dBASE,…

Đặc điểm của DBMS

  • Cung cấp tính bảo mật và loại bỏ sự dư thừa dữ liệu
  • Có thể tự mô tả bản chất của hệ thống cơ sở dữ liệu
  • Tách biệt giữa các chương trình và trừu tượng hóa dữ liệu
  • Hỗ trợ các chế độ xem dữ liệu đa dạng
  • Chia sẻ dữ liệu và xử lý giao dịch đa người dùng
  • Cho phép các thực thể và mối quan hệ giữa chúng tạo thành các bảng biểu
  • Tuân thủ theo các tính chất ACID, bao gồm tính nguyên tử [Atomicity], tính nhất quán [Consistency], tính độc lập [Isolation] và tính bền vững [Durability]
  • Cho phép người dùng truy cập và thao tác dữ liệu cùng một lúc

Ví dụ về DBMS

Ta có thể lấy một ví dụ đơn giản về cơ sở dữ liệu của một trường đại học. Cơ sở dữ liệu này gồm các thông tin liên quan đến các sinh viên, khóa học, điểm số ở trường của họ, được sắp xếp thành 5 tệp riêng biệt: 

  • STUDENT: tệp lưu các dữ liệu của từng bạn sinh viên
  • COURSE: tệp chứa các dữ liệu của từng khóa học
  • SECTION: tệp lưu các thông tin về những phần của một khóa học nào đó
  • GRADE: tệp chứa các điểm số mà sinh viên đạt được ở các phần của khóa học. 
  • TUTOR: tệp lưu thông tin của giảng viên
Ví dụ về một hệ quản trị cơ sở dữ liệu ở trường đại học

Các loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu

DBMS được chia làm 4 loại khác nhau: 

Cơ sở dữ liệu phân cấp [Hierarchical database]

Mô hình dữ liệu ở dạng này được tổ chức dưới dạng cây, trong đó các bản ghi sẽ được lưu trữ theo cấp bậc từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Từ bản ghi gốc ở trên cùng sẽ dẫn đến các bản ghi con ở phía dưới. Mô hình này chỉ có duy nhất 1 bản ghi gốc. 

Cơ sở dữ liệu mạng [Network database]

Khác với cơ sở dữ liệu phân cấp, cơ sở dữ liệu mạng cho phép các bản ghi con có nhiều hơn một bản ghi gốc. Các thực thể  được tổ chức trong một biểu đồ trong mô hình này có thể truy cập thông qua những đường dẫn. 

Cơ sở dữ liệu quan hệ [Relational database]

Đây là một mô hình DBMS có mức độ ứng dụng phổ biến cao vì tính đơn giản của nó. Cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên sự chuẩn hóa dữ liệu ở các hàng và cột trong bảng. 

Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng [Object-Oriented database]

Các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng đối tượng trong mô hình DBMS này. Các lớp sẽ đóng vai trò hiển thị dữ liệu chứa trong đó.  Bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ sở dữ liệu hướng đối tượng tại bài viết chi tiết này

Qua bài viết trên đây, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về DBMS cũng như các kiến thức quan trọng về hệ thống này. Nhờ cung cấp các tính năng tạo lập, quản lý và chỉnh sửa dữ liệu mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, hãy phân biệt cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu một cách rõ ràng và đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhé.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Các hệ quản...

  • Wiki
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay

Bởi

Việt Nguyễn

Chia sẻ trên Facebook

Tweet on Twitter

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đóng vai trò như thế nào trong website và tác động như thế nào đến quy trình quản lý thông tin của doanh nghiệp? Bài viết này của WEBICO sẽ mang lại cho bạn những cái nhìn tổng quan nhất về Hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong ngành công nghiệp máy tín, thiết bị số hiện nay!

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [Database Management System] có thể hiểu là hệ thống được thiết kế để quản lí một khối lượng dữ liệu nhất định một cách tự động và có trật tự. Các hành động quản lý này bao gồm chỉnh sửa, xóa, lưu thông tin và tìm kiếm [truy xuất thông tin] trong một nhóm dữ liệu nhất định.

Nói một cách dễ hiểu hơn, hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống tự động giúp người dùng có thể kiểm soát các thông tin, tạo, cập nhật và duy trì các CSDL. Trong đó, hai thành phần chính trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là: Bộ xử lí truy vấn [bộ xử lí yêu cầu] và bộ quản lí dữ liệu.

Vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong ngành công nghiệp máy tính hiện nay

Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, nhiều quy trình, công đoạn hay các hệ thống quản trị đều được mã hóa và vận hành bởi các thiết bị, phần mềm nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất. Trên cơ sở đó, các hệ cơ sở quản trị dữ liệu ra đời và đóng vai trò quan trọng trong xử lý và kiểm soát các nguồn thông tin, dữ liệu đơn lẻ. Cụ thể, hệ quản trị CSDL có các chức năng chính như sau:

Xem thêm:  POSM là gì? bao gồm những gì? tìm hiểu chi tiết

  • Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu: Hệ quản trị CSDL đóng vai trò cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để mô tả, khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu.
  • Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu: Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả các yêu cầu, các thao tác cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu. Thao tác dữ liệu bao gồm: Cập nhật [nhập, sửa, xóa dữ liệu], Khai thác [tìm kiếm, kết xuất dữ liệu].
  • Cung cấp các công cụ kiểm soát, điều khiển các truy cập vào cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu. Bao gồm: [1] Đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp. [2] Duy trì tính nhất quán của dữ liệu. [3] Tổ chức và điều khiển các truy cập. [4] Khôi phục cơ sở dữ liệu khi có sự cố về phần cứng hay phần mềm. [5] Quản lí các mô tả dữ liệu.

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay

Nhờ vào các chức năng hữu ích và hiệu suất làm việc cao, nhiều hệ quản trị CSDL đã được viết ra với mong muốn ngày càng cải thiện khả năng xử lý dữ liệu cho các phần mềm máy tính, website… Các HQTCSDL phổ biến hiện nay có thể kể đến:

Mysql: MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các chueyen gia lập trình web rất ưa chuộng trong quá trình phát triển web, phát triển ứng dụng. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet.

Oracle: Oracle xuất phát từ tên của một hãng phần mềm và cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới. Khởi đầu với phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu cách đây hơn 50 năm, hiện tại ngoài sản phẩm Oracle Database Server, Oracle còn cung cấp nhiều sản phẩm khác phục vụ doanh nghiệp.

SQlite: SQLite là hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ nhỏ gọn, hoàn chỉnh, có thể cài đặt bên trong các trình ứng dụng khác. SQLite được viết dưới bằng ngôn ngữ lập trình C.

MongoDB: MongoDB là một mã nguồn mở và là một tập tài liệu dùng cơ chế NoSQL để truy vấn, nó được viết bởi ngôn ngữ C++.

PostgreSql: PostgreSQL cũng là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ rất tốt trong việc lưu trữ dữ liệu không gian. PostgreSQL kết hợp với module Postgis cho phép người dùng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian một cách hiệu quả. 

Redis: Redis là một trong số các Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phát triển theo phong cách NoSQL. Redis là hệ thống lưu trữ key-value với rất nhiều tính năng và được sử dụng rộng rãi. Redis nổi bật bởi việc hỗ trợ nhiều cấu trúc dữ liệu cơ bản đồng thời cho phép scripting bằng ngôn ngữ lua.

Đừng quên theo dõi WEBICO BLOG hoặc Fanpage của chúng tôi để luôn cập nhật những bài viết mới nhất!


? WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?

? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
? Hotline: 1800 6016
▪️ Email: email@webico.vn
▪️ Website: www.webico.vn
▪️Facebook: //www.facebook.com/webico.vn/

Xem thêm:  Ví Moca là gì? hướng dẫn sử dụng, đăng ký và nạp tiền vào tài khoản Moca

Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!

  • Phần mềm CRM – Công cụ quản lí và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
  • Phần mềm quản lí Du lịch online giúp các Dịch vụ Du lịch hoạt động hiệu quả
  • Hệ thống ERP là gì? Tổng quan về phần mềm ERP

post

  • TAGS
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Tổng quan hệ quản trị cơ sở dữ liệu

CHIA SẺ

Facebook

Twitter

  • tweet

Bài viết trướcCivi affiliate là gì? có lừa đảo không? Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Civi affiliate

Bài viết tiếp theoHệ thống thẻ Napas là gì? Có an toàn không?

Việt Nguyễn

Wiki

IoT là gì? Lợi ích và ứng dụng của IoT trong đời sống

Wiki

5 cách kết nối điện thoại với máy tính đơn giản

Kiến thức website

Salesforce là gì? Tài liệu toàn tập về Salesforce

Wiki

Mlearning là gì? Kiến thức cần biết về mlearning

Wiki

Payoneer là gì? Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Payoneer chuẩn nhất 2022

Wiki

Catalogue là gì? Cách làm catalogue sản phẩm đẹp, chuyên nghiệp

- Advertisement -

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Kiến thức website

Thiết kế web ở tại Tân An, Long An hiện đại,...

Việt Nguyễn - 30/11/2019

Giới thiệu dịch vụ thiết kế web ở tại Tân An, Long An uy tín, chất lượng Thiết kế web tại Long An có gì đặc biệt? Tân An là thành phố thuộc tỉnh Long An, nằm trên trục phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm tại khu vực đồng bằng […]

Hệ quả cơ sở dữ liệu là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [DBMS] một gói phần mềm được thiết kế để xác định, thao tác, truy xuất và quản lý dữ liệu bên trong cơ sở dữ liệu. DBMS thường thao tác với dữ liệu của chính nó. Định dạng dữ liệu như: Tên field, cấu trúc bản record và cấu trúc file.

Chức năng hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Cung cấp cách tạo lập CSDL, Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin và Cung cấp công cụ kiểm soát điều khiển việc truy cập vào CSDL.

Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

Cơ sở dữ liệu quan hệ là một kiểu cơ sở dữ liệu, tại đó, dữ liệu có liên quan đến các thông tin khác trên cơ sở dữ liệu. Chúng được sử dụng để lưu trữ và tổ chức dữ liệu, với các tham chiếu giữa hai hoặc nhiều nguồn.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm những gì?

Cấu trúc của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bao gồm: dữ liệu, siêu dữ liệu, bộ quản lý lưu trữ, bộ quản trị giao dịch, bộ xử lý câu hỏi và các thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Chủ Đề