Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cụ thể: Theo loại hình văn bản, thẩm quyền ban hành, nội dung và mục đích ban hành,… Qua thời gian hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn trước. Đảm bảo quyền lợi của nhà nước và các cá nhân, tổ chức. Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ chia sẻ đến mọi người một số thông tin về hệ thống văn bản pháp luật việt nam hiện nay.

Hệ thống văn bản pháp luật việt nam hiện nay

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật, được thể hiện trong các hình thức pháp luật. Xét về mặt nội dung, hệ thống pháp luật là sự phản ánh các điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống, lịch sử, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý dân tộc của đất nước trong một giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật được thể hiện trong các tập quán pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Có thể trong tương lai, hệ thống pháp luật nước ta còn được thể hiện trong các án lệ. Hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, hoàn chỉnh, thống nhất là một việc rất cần thiết. Để làm tốt việc đó, hệ thống hóa lại hệ thống pháp luật là một việc làm cần thiết và có tầm quan trọng thiết thực. Một quốc gia đương đại không được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển và hội nhập. Pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là thước đo trình độ phát triển của các thiết chế dân chủ đang tồn tại trong nội tại của một quốc gia.

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm cấu trúc bên ngoài và cấu trong.

+ Cấu trúc bên trong hay còn gọi là Hệ thống ngành luật là những quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất. Phối hợp với nhau và được phân chia thành những chế định pháp luật và các ngành luật.

Quy phạm pháp pháp luật là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Quy phạm pháp luật được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước

Chế định pháp luật là nhóm những quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

+ Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam

Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản Luật và các văn bản dưới luật được ban hành và sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gắn liền với đời sống và lịch sử dấu tranh giành độc lập của dân tộc.

Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống pháp luật nước ta có sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hình thành đầy đủ các ngành luật.

Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.

Giai đoạn từ 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những nhược điểm trước đó, hệ thống pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước

[Lưu ý: các văn bản được nêu dưới đây theo thứ tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đến thấp nhất, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan ban hành cao hơn thì có giá trị pháp lý cao hơn]

Dưới đây là sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

Cơ quan ban hànhLoại văn bảnThời điểm có hiệu lực
Các cơ quan ban hành cấp Trung ươngQuốc hội– Hiến pháp. – Bộ Luật. – Luật. – Nghị quyết– Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.  
Ủy ban Thường vụ Quốc hội– Pháp lệnh
Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.– Nghị quyết liên tịch.
Chủ tịch nước– Lệnh. – Quyết định.
Chính phủ– Nghị định.
Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam– Nghị quyết liên tịch.
Thủ tướng Chính phủ– Quyết định
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao– Nghị quyết.
Chánh án Tòa án nhân dân tối caoThông tư
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. – Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoThông tư liên tịch
Tổng Kiểm toán Nhà nướcQuyết định
Cơ quan ban hành cấp địa phươngHội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xãNghị quyết.– Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh. – Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xãQuyết định

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về hệ thống văn bản pháp luật việt nam hiện nay. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email:

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

1. Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam.

Pháp luật chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:

– Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;

– Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;

– Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành./.

Có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng quan điểm được giới Khoa học pháp lý đánh giá cao là: “ Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, hệ thống pháp luật được hiểu là chỉnh thể bao gồm các bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, được sắp xếp theo một trình tự logíc, khách quan và khoa học. Theo đó, hệ thống pháp luật là một phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. cụ thể:

– Cấu trúc bên trong: Là mối liên hệ bên trong giữa các ngành luật gọi là hệ thống các ngành luật, hệ thống các ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau, được phân chia thành các ngành luật, chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật ở các cấp độ khác nhau;

– Quy phạm pháp luật: Là những quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc chung. Đây là bộ phận nhỏ nhất của hệ thống, mang tính cụ thể cũng như tính khái quát. Các bộ phận khác của hệ thống pháp luật đều được hình thành do sự kết hợp của các quy phạm pháp luật. Ý chí của Nhà nước thể hiện trong pháp luật và được mô hình hoá bởi các quy phạm pháp luật;

– Chế định pháp luật: Là một nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau;

– Ngành luật: Bao gồm các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có chung một tính chất. Dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi mà có thể xếp các nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất thành một ngành luật và trở thành đối tượng điều chỉnh chung của ngành luật. Dựa vào đối tượng điều chỉnh của một ngành luật để tiến hành hệ thống hoá các quy phạm pháp luật thành các hệ thống pháp luật theo từng ngành, thuận tiện cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật;

– Hình thức biểu hiện bên ngoài: Là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mỗi loại văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau nhưng đều thuộc vào những ngành luật nhất định.

2. Những đặc điểm chung của hệ thống pháp luật Việt Nam

Pháp luật  chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:

  • Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;

  • Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;

  • Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành./.

Video liên quan

Chủ Đề