Hết máu đẻ bao lâu thì có kinh

Việc kinh nguyệt sau khi sinh ra quá nhiều khiến rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng bởi mỗi kỳ "đèn đỏ" trước chưa từng bị như thế bao giờ. Như vậy kinh nguyệt sau sinh mẹ cần biết những điều gì?

1.    Hiện tượng kinh non là gì?

Sau khi hết sản dịch vào khoảng tuần thứ 4-6 với những mẹ không cho con bú hoàn toàn có thể xuất hiện hiện tượng kinh non sau sinh. Theo những nghiên cứu gần đây thì khoảng 25% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung phục hồi và có thể bong gây ra chảy máu gọi là kinh non. Thời gian tính toán cho thấy khoảng 21 ngày. Kinh non chỉ ra ít trong nửa ngày đến một ngày, kéo dài từ 3-5 ngày và kinh có màu đỏ tươi. Nếu ra huyết kéo dài trên 8 ngày cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để khám lại.

Ở thời điểm có kinh non, nhiều cặp vợ chồng đã có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh thật sạch trước và sau khi quan hệ sạch sẽ bởi đây là thời điểm dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Tuy khả năng có thai không cao nhưng vì buồng trứng và niêm mạc đã hồi phục, mẹ cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày dành cho con bú.

2.    Khi nào có kinh nguyệt trở lại?

Thời gian kinh nguyệt sau sinh trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cho con bú, lượng hormine, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng ngỉ ngơi sau sinh. Trong đó tình trạng cho con bú là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sự trở lại của kinh nguyệt. Chất prolactin - hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu bạn không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại từ sau 6 đến 8 tuần sau sinh. Nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì thời gian kinh nguyệt quay trở lại có thể thay đổi. Bạn có thể không có kinh nguyệt trong 6 tháng sau sinh hoặc thậm chí lâu hơn. Trng một số trường hợp, kinh nguyệt sau sinh chỉ xuất hiện khi người mẹ ngừng cho con bú.

Hết máu đẻ bao lâu thì có kinh

Thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ

3.    Kinh nguyệt sau sinh không đều:

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của bạn có thể sẽ gặp những thay đổi so với trước. Chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơm, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, cũng có thể chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Điều này là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chưa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé. Lúc này, lớp lót nội mạc tử cung bị bong ra sau khi sinh cần phải tự sửa sang lại sau sự thay đổi. Quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau. Vì vậy bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau mỗi lần sinh.
Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường. Đặc biệt là khi đang trong giai đoạn cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó là một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú. Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

4.    Tại sao kinh nguyệt sau sinh ra nhiều:

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con bạn có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thi. Nó cũng có thể kèm với tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn bởi lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Khi các chu kỳ tiếp theo xuất hiện, những thay đổi này sẽ có khả năng bị giảm.

Những nguyên nhân khác khiến cho kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn bao gồm: - Polyp và u xơ dưới niêm mạc. - Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau. - Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone. - Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém .

Trong trường hợp sản phụ ra nhiều máu kinh và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được trợ giúp vì có thể bạn đang bị băng huyết.

Hết máu đẻ bao lâu thì có kinh

Sản phụ ra nhiều máu kinh cần thăm khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất

5.    Cần làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh:

Hiện tượng rối loạn sau sinh có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng, u xơ tử cung hoặc polyp. Bạn nên thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu bạn gặp phải bất kỳ những biểu hiện dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn.
  • Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài.
  • Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ
  • Hoặc nếu bạn không có hành kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú.

Dù sinh thường hay sinh mổ, âm đạo vẫn có một lượng máu nhất định chảy ra mỗi ngày do phần niêm mạc tử cung không cần thiết bong ra. Ban đầu, sản dịch có mày đỏ tươi như máu kinh sau đó chuyển dần sang màu hồng và nâu. Khoảng 10 -15 ngày lượng sản dịch sẽ ít dần và chuyển sang màu trắng bình thường.
Trong thời điểm này, mẹ phải chú ý là sạch vùng kín cẩn thận bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh. Thay băng 4 tiếng/lần. Nếu phát hiện sản dịch có mùi hôi hoặc xuất hiện dưới dạng máy cục đông cần thông báo ngay cho bác sĩ. Hiện tượng kinh nguyệt sau sinh cũng như sự rối loạn kinh nguyệt không phải là vấn đề đáng lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là tâm trạng của mẹ thoải mái vừa có sữa cho bé vừa ổn định sức khỏe sinh sản.

Từ ngày 01/12 - 31/12, khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được ưu đãi giảm 35% chi phí dịch vụ thai sản và:

- Tặng 01 ngày phòng riêng với mẹ sinh trong năm 2021
- Tặng 02 lần chiếu plasma (nếu hết phòng riêng) với mẹ sinh 2021

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém

- Miễn phí giường gấp cho người nhà

- Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh mổ (nếu thời điểm Mẹ sinh không bùng dịch)

- Tặng bộ quà bỉm sữa cao cấp cho Mẹ và Bé

- Tặng Voucher ưu đãi khi đặt phòng tại Khách sạn Bảo Sơn

Mọi băn khoăn, thắc mắc về các bệnh lý khác, chị em vui lòng liên hệ theo số Hotline 0915850770 Tổng đài 1900 599 858  để được các bác sỹ đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn giải đáp nhanh nhất.
>>> xem thêm:

địa chỉ khám phụ khoa 
dấu hiệu viêm phụ khoa

Kinh nguyệt sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều mẹ quan tâm. Sau sinh và nuôi con bú trong 1-2 năm đầu thì kinh nguyệt người mẹ có thể thất thường như: tháng có tháng không, tháng tới sớm, tháng tới muộn. Số lượng máu kinh cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít, màu sắc kinh nguyệt chuyển sang màu đỏ tươi, nâu hoặc đen thẫm. Ngoài ra, còn rất dễ gặp phải trường hợp đau bụng kinh, rong kinh kéo dài…

Nếu mẹ cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh muộn hơn, khoảng từ 7 – 8 tháng sau sinh. 

Rất khó có thể xác định chính xác thời điểm nào kỳ nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Người phụ nữ hoàn toàn có thể có kinh sau 2 – 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có trường hợp phải mất khoảng 8 – 10 thì kinh nguyệt trở lại sau sinh. Điều này hoàn toàn là bình thường.

Nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi bé có dấu hiệu ngừng bú nếu như mẹ cho con bú hoàn toàn. Chỉ khi nào bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc số lần bé bú ít đi và bắt đầu tập ăn dặm thì rất có thể đây là dấu hiệu cho kỳ “đèn đỏ” sẽ ghé thăm.

Khi bé bắt đầu tập ăn dặm, điều đó đồng nghĩa với việc số lần bú sẽ giảm xuống. Đây là một tín hiệu cho thấy kinh nguyệt sẽ hoạt động trở lại.

Khi cho con bú, mẹ có thể bị chảy máu vài ngày, sau đó lại ngưng. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là kinh nguyệt đã hồi phục. Nếu không cho bé bú thì kinh nguyệt sẽ hồi phục sớm nhất là sau 12 tuần sau sinh.

Phụ nữ có thể có kinh trở lại sau 6 tuần sinh con vì khi đó cơ thể họ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai. Các hormon như progesteron, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) cũng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, thời gian người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cho con bú, lượng hormon và lối sống.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có khả năng ức chế sự rụng trứng cũng như trì hoãn thời gian có kinh. Những phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể có kinh trở lại sau 6 tháng hoặc thậm chí là muộn hơn. Những phụ nữ không cho con bú có thể có kinh sau khoảng 6 tuần.

Nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh bất thường là do quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi. Không chỉ cơ thể phải phát triển để nuôi dưỡng thai nhi mà còn tạo ra sữa mẹ sau đó. Tất cả điều này xảy ra đều do hormone.

Sản phụ từng bị mất cân bằng hormone thì cũng có khả năng gặp phải hiện tượng kinh nguyệt bất thường sau sinh. Sự mất cân bằng hormone thường xảy ra trong vài tháng đầu sau sinh do cơ thể vẫn chưa hồi phục lại hoàn toàn. Chu kỳ kinh có khi không đều và ra nhiều hơn bình thường trong 3 – 4 tháng.

Áp lực khi chăm con nhỏ hoàn toàn khiến nhiều chị em gặp stress liên tục, bản thân căng thẳng, đôi khi cáu giận, gây rối loạn hormone nội tiết và rối loạn kinh nguyệt.

Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là số ngày ra kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Thời gian một chu kỳ kinh là từ 3 – 7 ngày tùy vào cơ địa từng người. Vì thế, chu kỳ kinh ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày là biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.

Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường

Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Hết máu đẻ bao lâu thì có kinh

Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Sau khi sinh mất kinh quá lâu

Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau 2 – 3 tháng có kinh trở lại, sinh thường thì lâu hơn là 6 tháng – 1 năm. Nếu như 1 – 2 năm sau sinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau bụng dữ dội

Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt thường có biểu hiện đau bụng ở trước và trong ngày đầu tiên. Phụ nữ sau khi sinh chịu đau khá nhiều sau cuộc vượt cạn thì có lẽ đau bụng kinh không còn đáng sợ nữa. Vì thế, mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau đầu vú

Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện chung cho người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi bạn sẽ không thiết tha làm gì, đau lưng, đau đầu kèm theo.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở bà mẹ sau sinh và nuôi con bú là hiện tượng sinh lý bình thường. 

Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những dấu hiệu bất thường sau đây thì bạn nên đi khám ngay lập tức.

  • Thời gian hành kinh kéo dài có thể từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu sẫm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản
  • Máu âm đạo ra thất thường giữa các thời kỳ, có mùi hôi khó chịu. Đây có thể là một số triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt là đau rát khi quan hệ tình dục. Sau khi sinh con được 2 năm mà mẹ vẫn gặp phải tình trạng này thì tốt nhất nên tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời vì đây là dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể của nữ giới.

Nếu các mẹ không gặp phải những dấu hiệu trên thì hoàn toàn có thể an tâm, không cần phải quá lo lắng. Vì đó chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của các mẹ sau sinh và cho con bú.

  • Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý
  • Tích cực tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, giảm cân sau sinh
  • Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp sản phụ phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh
  • Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai vì nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh của bạn
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

    Hết máu đẻ bao lâu thì có kinh

    Mẹ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Khi cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng hormone prolactin. Hormone này sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra.Thật khó để xác định chính xác khi nào bạn sẽ bắt đầu rụng trứng trở lại.

Khi nào bạn vẫn còn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, cơ thể sẽ không rụng trứng. Một khi bé có dấu hiệu ngưng bú thì khi đó có thể cơ thể của mẹ bắt đầu rụng trứng lại. Đôi khi, quá trình rụng trứng cũng chưa bắt đầu dù mẹ đã ngưng cho con bú.

Kinh nguyệt xuất hiện không đồng nghĩa với việc không được nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ không bị chua, không thay đổi vị khi mẹ có kinh nguyệt trở lại.

Với suy nghĩ khi hành kinh, sữa mẹ sẽ không còn bổ dưỡng nữa là hoàn toàn không đúng, bởi sữa mẹ vẫn bổ dưỡng như trước, không có thay đổi gì. Mẹ luôn phải ghi nhớ điều quan trọng là nếu cho bé bú mẹ càng lâu thì bé sẽ càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nếu kinh nguyệt trở lại, lượng sữa tiết ra sẽ giảm. Mẹ sẽ thấy rằng bé đói bụng nhanh hơn trước. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ giảm trong vài ngày trước khi nguyệt san bắt đầu hoặc trong vài ngày đầu tiên bắt đầu hành kinh. Nếu rơi vào tình huống này, mẹ chớ nên lo lắng vì sự thay đổi này chỉ là tạm thời xảy ra trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lý do của sự thay đổi là do nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi khi kinh nguyệt xuất hiện.

Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường, hormone cũng sẽ ổn định lại. Điều này cũng khiến cho sữa mẹ thay đổi. Mẹ sẽ nhận thấy rằng lượng sữa tiết ra sẽ lại tăng lên. Để tránh tình trạng bé bị đói do lượng sữa tiết ra ít trong những ngày có kinh, mẹ có thể cho bé bú nhiều lần hơn.

Có một điều thú vị nữa là, trước khi có kinh, bé sẽ nhận thấy những sự thay đổi rất nhỏ trong hương vị của sữa mẹ. Bé sẽ báo hiệu cho mẹ biết điều này bằng cách không chịu ngậm núm vú hoặc một số hành động “bất hợp tác” khác. Bé rất nhạy cảm khi nhận ra sự thay đổi nhưng sẽ rất nhanh thích ứng với hương vị mới.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường như: vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục… thì bạn không cần phải quá lo lắng. Nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ một số khả năng khác như rối loạn tuyến giáp, ung thư gây nguy hiểm đến tính mạng nếu để kéo dài.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/