Hình ảnh góc bé vui học toán

Để cho trẻ cảm thấy hứng thú khi học toán thì các bạn cần phải quan tâm và chú ý tới cách trang trí góc toán mầm non sao cho bắt mắt. 08/12/2021 09:00 860 Nội dung bài viết Hiện nay trong chương trình mầm non, các bé đã được tiếp xúc với bộ môn tập đếm, đây chính là những kiến thức sơ bộ cần thiết giúp trẻ tập làm quen dần với các con số. Và dưới đây là những gợi ý cho các bạn để trang trí một góc toán cho trẻ mầm non.

Mẫu trang trí góc toán mầm non

Các ý tưởng thiết kế góc toán học cho trẻ mầm non ngày càng nhiều. Để có được một không gian đẹp và ấn tượng, bạn cần phải lên ý tưởng cụ thể theo 2 bước sau:

Thứ nhất là kiểu dáng. Nội thất bên trong các góc học nên được thiết kế dưới dạng khối chìm nổi, khắc họa hình con vật như: chó, gà, gấu pooh hoặc các sự vật có thể là đám mây, cây cối ngộ nghĩnh, đáng yêu. Những thứ đó sẽ kích hấp dẫn, gây cảm giác tìm tòi khám phá của trẻ

Hình ảnh góc bé vui học toán

Thứ hai trang trí bằng những gam màu tông sáng vừa tăng độ thẩm mỹ vừa gây chú ý của bé. Với những góc học tập, đặc biệt là trang trí góc toán mầm non, chúng ta nên lưu ý chọn những gam màu dịu mát như xanh lá cây để tạo không gian thoải mái không áp lực cho trẻ.

Vận dụng trang trí góc toán mầm non

Thứ nhất, các đạo cụ phải sinh động, gần gũi với trẻ nhỏ. Bởi ở lứa tuổi này, trẻ rất hay thích sự vui đùa, không ép buộc vì thế để kích thích trẻ, mình cần có những vận dụng phục vụ trang trí góc toán mầm non thật ngộ nghĩnh.

Thứ hai, lựa những món đồ an toàn, sạch và giá thành hợp lý. Là những vật dụng phục vụ cho các bé thì việc đảm bảo vệ sinh luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi trong quá trình học các bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với đồ vật đó bằng tay, miệng nên rất dễ gây bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Thứ ba, đảm bảo các dụng cụ nhiều màu sắc. Trẻ em thường sẽ thích những thứ sặc sỡ cho nên khi trang trí góc toán mầm non bạn cũng phải phối hợp màu một tí để bắt mắt và thu hút trẻ.

Mẫu vận dụng phổ biến và phép toán đơn giản

Các vận dụng phổ biến hiện nay để trang trí góc toán mầm non được ứng dụng nhiều nhất là những khuôn hình bằng gỗ mô phỏng hình dáng của hình học phẳng, chúng rất dễ làm. Chỉ với những miếng bìa cát tông và 1 chút màu sắc là bạn có thể hoàn thành dụng cụ này. Hoặc bạn cũng có thể cắt dán hình những con vật vui nhộn như ong, bướm, con cá hay con thỏ để phục vụ trong việc đếm số cho bé.

Hình ảnh góc bé vui học toán

Bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu bằng xốp, khắc họa các số từ 1 đến 10 cho bé cầm rồi chơi đố toán. Đây chính là nguyên liệu bền, an toàn mà cũng hay được sử dụng trong trang trí góc toán mầm non.

Về một vài ví dụ toán học, bạn có thể xây dựng trên những mẫu câu hỏi sau: bạn sẽ đặt câu hỏi cho bé: 2 cộng 1 bằng mấy các con nhỉ? Lúc này bạn sẽ lấy 1 hình nộm con cá và sau đó lấy thêm 2 con nữa giơ lên và bảo bé đếm. Sau khi bé đếm xong bé sẽ cầm số đếm đưa lên. Vậy là đã hoàn thành 1 phép tính đơn giản rồi. Với 1 bài so sánh kích cỡ, bạn có thể dùng 1 đạo cụ là 1 con thỏ lớn và 1 con thỏ con, bạn đưa bé để bé tự nhận ra sự khác biệt giữa 2 con. Nếu như trẻ không biết giải thích ra sao bạn có thể sử dụng vài từ gợi ý cho bé.

Lứa tuổi mầm non ( 3-5 tuổi ) là tuổi các bé bắt đầu chập chững tiếp thu những kiến thức mới về con chữ, con số, con vật, đồ vật,… Từng độ tuổi sẽ có những kiến thức mới, góc toán mầm non sẽ được các cô bố tí vào từng lớp nhưng mỗi lứa tuổi sẽ có những khác nhau về nội dung. Hiện nay tại các trường mầm non, các bé đã được tiếp xúc với môn tập đếm, đó chính là những kiến thức sơ bộ cần thiết giúp trẻ làm quen dần với các con số. Mầm non là cơ sở hình thành tư duy để bé bước sang cấp tiểu học. Vì vậy nhằm giúp bé có thể tự tin, vững vàng thì góc toán mầm non sẽ mang lại cho em những cách tư duy đầu tiên, là tiền đề to lớn sau này cho bé. Tuy nhiên, để cho trẻ cảm thấy hứng thú khi học thì bạn cần trang trí góc toán mầm non thật thu hút. Mời bạn tham khảo một số chia sẻ hữu ích của chúng tôi.

Hình ảnh góc bé vui học toán

Màu sắc và kiểu dáng các đồ vật trong góc toán mầm mon:

Màu sắc đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của các bé, cho dù các bé có nhận ra hay không. Nó có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của các bé theo cách mà ít thứ khác có thể làm được. Màu sắc là một chủ đề cực kì chi tiết. Để chọn ra màu sắc phù hợp với các bé, các thầy cô nên tham khảo một số ý nghĩa màu sắc của một số màu cơ bản. Ví dụ như màu vàng kích thích sự sáng tạo, màu đỏ tạo cảm giác hưng phấn, hay màu xanh dương giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn. Hoặc màu cam để bé cảm thấy sự cố gắng, hạnh phúc hay màu xanh lá cây đặc trưng của thiên nhiên giúp hài hòa tất cả màu tạo sự phát triển và hi vọng.

Hình ảnh góc bé vui học toán

Kiểu dáng các đồ vật trong góc toán phải đảm bảo tính an toàn cho bé, không quá to, dài, nhọn tránh gây sự cố làm thương tích. Các đạo cụ phải sinh động, gần gũi. Bởi lứa tuổi này bé rất thích sự tự do vui đùa, không nên ép buộc, gò bó vào khuôn khổ. Chọn đồ vật có kiểu dáng phù hợp tạo nên không gian thoáng mát, tự do giúp bé dễ dàng phát tiển tư duy, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.

Cách chọn nguyên vật liệu:

Các đồ vật phổ biến hiện nay được ứng dụng nhiều nhất là những khuôn hình bằng gỗ mô phỏng hình dáng của hình học phẳng. Để hoàn thành được sản phẩm này rất đơn giản, chỉ với những miếng bìa cattong và một ít màu sắc là bạn có thể hoàn thành dụng cụ này.

Hình ảnh góc bé vui học toán

Trong góc toán mầm non, thầy cô nên thiết kế những trò chơi sử dụng các bức tranh khổ lớn trên giấy, bảng treo bằng vải, giấy, các thẻ bìa với kích thước nhỏ chơi cùng với các chi tiết rời bằng xốp màu, bìa màu, vải màu có thể gắn đính để dễ dàng thay đổi kích thích, số lượng, vị trí theo nội dung chủ đề giáo dục và các biểu tượng toán cần cung cấp, củng cố. Hoặc bạn có thể trang trí thêm bằng cách cắt dán hình những con vật vui nhộn như ong, bướm, con cá hay con thỏ để phục vụ trong việc đếm số cho bé. Sử dụng ảnh ngộ nghĩnh giúp tăng trí tưởng tượng, sự sáng tạo và tinh thần muốn học hỏi.

Cách bày trí góc toán mầm non:

Trên thực tiễn hiện nay các góc toán ở trong lớp mầm non thường còn sơ sài về cách bố trí hoặc chưa hợp lí, chưa làm nổi bật được góc học. Trẻ không hứng thú khi tham gia học, các góc thực hiện còn đơn sơ, hình thức tổ chức chưa thực sự sáng tạo cho trẻ nên chưa làm các em cảm thấy hào hứng trong hoạt động sáng tạo, khám phá, chưa phát triển tối đa về tư duy. Việc bày trí là một công việc vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết giúp trẻ có một không gian góc học toán riêng giúp tăng hứng thú. Sự tập trung chú ý vào tiết học và mang lại hiệu quả cao nhất. Nên sắp xếp góc học toán như sau:

  • Không gian có ánh sáng tự nhiên, thoải mái, giúp trẻ tự do trong hoạt động.
  • Góc có khoảng rộng, ngăn cách rõ ràng giữa các góc, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ
  • Phân chia rõ ràng giữa các nội dung học như về nhóm con số, nhóm hình học, nhóm đại lượng,…
  • Xây dựng các hình ảnh như cây chữ số: 

Với nguyên vật liệu: vải, xốp mút, thảm, băng dính, gim, tấm phóc,…

Cách làm: Cắt tỉa phóc tạo thành thân cây, sau đó cắt trang trí các con số gắn lên cây

                  Về các con số: lấy phóc, xốp mút cắt thành những con số với kích thước phù hợp, sau đó dán lớp vải lên phía trên, duy băng trang trí đường viền tạo thành khung, dùng ghim gắn các con số theo yêu cầu bài học

Hình ảnh góc bé vui học toán

  • Hoặc có thể cắt, dán hình ảnh hoa, quả, con vật sau đó gắn các con số vào giúp bé dễ hình dung và thích thú.

 

Thực tế hoạt động góc trong nhiều năm qua đã được các cấp lãnh đạo nhìn nhận và đánh giá rất quan trọng. Và đặc biệt đối với góc toán trong trường mầm non. Nó là nơi phát triển tư duy định hướng sáng tạo cho trẻ, là nơi tạo cảm hứng học tập sau này. Trẻ có nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học”, muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa nếu được sự ủng hộ, quan tâm, nhiệt tình của các cô, ban lãnh đạo nhà trường thì trẻ sẽ phát triển toàn diện. Để tổ chức hoạt động góc toán mầm non cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cần phải tâm huyết, phải có kế hoạch xây dựng, tổ chức, nắm bắt thực tế, điều chỉnh nội dung học cũng như xen giữa song song việc học và chơi cho bé.