Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam

Để rồi, trải qua thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổicủa thời gian, người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong Văn học hiện đạimới thật đáng khâm phục biết bao. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang đậm hơi thởthời đại, ghi đậm dấu ấn của hai cuộc kháng chiến trường kỳ: chống Pháp và chốngMỹ.

Bạn đang xem: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại

Trướchết, trong kháng chiến chống Pháp, người phụ nữ được phác hoạ bằng những nét vẽdung dị, mộc mạc mà không kém phần đằm thắm, trữ tình. Họ là những con người thoátli công việc gia đình bình thường, tham gia vào các đoàn dân công tải đạn, tảilương:

"DốcPha Đin, chị gánh anh thồ

ĐèoLũng Lô, anh hò chị hát

Dù bomđạn, xương tan thịt nát

Khôngsờn lòng, không tiếc tuổi xanh"

Họlà những người vợ sẵn sàng góp sức với dân làng đánh giặc cứu nước, không hềthua kém đức lang quân:

"Nhàem phơi lúa chưa khô

Ngô chửavào bồ, sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan."

Họlà những người mẹ đã nhường cơm sẻ áo, che giấu cán bộ, không quản vất vả khókhăn, không ngại hiểm nguy gian khổ trong bài thơ “Mẹ Tơm” củanhà thơ Tố Hữu:

"Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Chẳng sợ tù gông, chấp súng gươm!"

Ngườimẹ ấy đã hy sinh thật anh dũng và xúc động":

"Sốngtrong cát, chết vùi trong cát

Nhữngtrái tim như ngọc sáng ngời!"

Họlà những người bà tần tảo sớm hôm, nuôi con rồi nuôi cháu làm cách mạng, chắt chiutừng miếng khoai, củ sắn được hiện lên trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

"Nhómniềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồixôi gạo mới xẻ chung vui

Nhóm dậycả những tâm tình tuổi trẻ"

Baothế hệ phụ nữ đã đóng góp cho cuộc kháng chiến trường kỳ:

"Xưatiễn chồng đi rười rượi tóc xanh

Nay tiễncon đi, rung rinh đầu bạc"

Đếnkháng chiến chống Mỹ, người phụ nữ lại được khắc hoạ bằng những nét vẽ khoẻ khoắn,trẻ trung, dũng cảm, gan dạ một cách lạ thường.

Xem thêm: Tửu Phùng Tri Kỷ Thiên Bôi Thiểu Thoại Bất Đầu Cơ Bán Cú Đa, Tửu Phùng Tri Kỷ Thiên Bôi

Tasẽ còn nhớ mãi nỗi xúc động, bàng hoàng của nhà thơ Tố Hữu khi đứng trước ngườicon gái Việt Nam:

"Emlà ai? Cô gái hay nàng tiên

Em cótuổi hay không có tuổi

Máitóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắtem nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịtda em hay là sắt là đồng?"

Vànhà thơ đã tìm thấy lời giải đáp giản đơn mà không hề đơn giản:

"Điệngiật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Khônggiết được em người con gái anh hùng!"

Nhàthơ ấy cũng đã có cái nhìn đầy ngưỡng mộ và khâm phục khi được xem "Tấmảnh":

"Odu kích nhỏ giương cao súng

ThằngMỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế!To gan hơn béo bụng

Anhhùng đâu cứ phải mày râu!"

Hình ảnh “o du kích nhỏ”

Nguyễn Đình Thi thì lại được khơi gợi cảmhứng từ hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường trườngSơn lộng gió:

"Gặp em trên cao lộng gió

Rừng Trường sơn, ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường, như quê hương

Vai áo bạc, quàng súng trường.”

Côgái trong thơ Nguyễn Đình Thi cũng chính là Nguyệt trong "Mảnh trăng cuốirừng" của Nguyễn Minh Châu, Chiến trong "Những đứa con tronggia đình" của Nguyễn Thi. Họ sẵn sàng hy sinh vì đất nuớc, vì TổQuốc;dưới làn mưa bom, lửa đạn, họ đã dũng cảm quên mình bảo đảm cho đoàn xe ra trận.Nếu ai đã từng nếm trải khói lửa chiến tranh đều hiểu rằng đây là những con ngườirất bình thường mà cũng vô cùng vĩ đại. Những con người mà cái chết của họ đãhoá thân vào quê hương, đất nước, trở thành bất tử, vĩnh hằng:

"Hỡi mặt trời hay chính trái tim emtrong ngực

Soi cho tôi bước tiếp quãng đườngdài"

[Hố bom và khoảng trời - Lâm Thị MỹDạ]

Chiếntranh không chỉ không khuất phục nổi những cô gái đôi mươi, mười tám mà còn phảicúi đầu trước những người mẹ, người bà mái tóc đã pha sương. Hình ảnh chị Út Tịchtrong "Người mẹ cầm súng" của Nguyễn Thi đã ghi lại dấu ấn sâuđậm trong lòng người đọc những năm kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần: "Còncái lai quần cũng đánh", mang bầu bảy tháng nhưng người mẹ ấy vẫn xôngpha giết giặc cứu nước. Chị là nét son chói lọi về người phụ nữ Việt Nam thương convà yêu nước tha thiết.... Và còn rất nhiều, rất nhiều những người mẹ, người chịanh hùng nữa: như chị Sứ trong "Hòn Đất", cô giao liên trong"Chiếc lược ngà", người mẹ Tà ôi trong "Khúc hát ru nhữngem bé lớn trên lưng mẹ", hay mẹ Suốt ở Quảng Bình….

Xem thêm: Một Sợi Dây Căng Giữa Hai Điểm Cố Định Cách Nhau 75Cm

Hình ảnh mẹ Suốt

Ôi, kể làm sao xiết những con người đã hy sinh thầm lặng, cốnghiến cả tuổi xuân, người thân và cuộc đời cho đất nước, Tổ Quốc thân yêu. Nhữngngười phụ nữ ấy chính là niềm tự hào của dân tộc, là niềm yêu mến, kính trọng củanhân dân, là biểu tượng cao đẹp mà Bác Hồ trao tặng tám chữ vàng: "Anhhùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang."

Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữViệt Nam,trải nghiệm hết dòng chảy của chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấybóng những con người đảm đang, bất khuất. Đúng như nhà thơ Huy Cận đã từng ngợica xúc động chân thành:

"Chịem tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắngcho đời và cũng nắng cho thơ."

Có ai đó nói rằng “Người phụ nữ là một nửa thế giới”.Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đếnnay, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳmtâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I/ Mở bài;

Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Phụ nữ là trung tâm của cái đẹp, chính vì vậy hình ảnh người phụ nữ đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học từ xưa đến nay… VHTĐ Việt Nam đã có không ít những tác phẩm viết về người phụ nữ [ Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm khúc,Bánh trôi nước,  Truyện Kiều…].                                                                                                                                                                                                                                                          Nêu vấn đề nghị luận: Họ đều là những người phụ nữ đẹp vẹn toàn nhưng số phận lại đầy đau khổ, bi thương…

II/ Thân bài

1/ Trước hết ta bắt gặp trong các tác phẩm một điểm chung ở người phụ nữ: họ đều là hiện thân của cái đẹp.

– Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người phụ nữ có “ tư dung tốt đẹp”. Nguyễn Dữ không đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung ra vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác…

– Nhân vật trữ tình trong  Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”-> vẻ đẹp trắng trẻo, đầy đặn, tròn trịa, căng tràn sức sống…

– Thúy Vân trong Truyện Kiều:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Vẻ đẹp của Thúy Vân là hội tụ tất cả những chuẩn mực về cái đẹp của thiên nhiên…

– Thúy Kiều: Cái đẹp về cả tài và sắc

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

-Vẻ đẹp của Kiều được Nguyễn Du khéo léo gợi lên qua đôi mắt: đôi mắt đẹp trong veo như nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều đến mức cả hoa, liễu.. những tạo vật xinh đẹp của thiên nhiên phải hờn ghen. Không chỉ đẹp Kiều còn đa tài: cầm, kì, thi, họa…và ở tài nào Kiều cũng đạt đến độ xuất chúng. Trong số những tài đó tài đàn là tài nổi trội hơn cả: Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

– Vũ Nương: ba năm xa cách chồng, nàng ở nhà chăm sóc mẹ, nuôi con. Sự chăm sóc tận tâm của nàng khiến mẹ chồng không khỏi xúc động. Câu trăng trối của bà đã khẳng định lòng hiếu thảo của Vũ Nương: xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ…Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần, giải thích “ cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”. Để rồi cuối cùng nàng đã phải tìm đến cái chết để minh chứng cho lòng chung thủy của mình…Mặc dù ở dưới thủy cung nhưng Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ về gia đình, chồng con…

– Nhân vật trữ tình trong Bánh trôi nước: mặc cho số phận đưa đẩy “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”…

– Thúy Kiều:  sau khi gặp Kim Trọng nàng đã quên đi mọi lễ giáo phong kiến tự tìm đến chàng Kim để gặp gỡ và đính ước… Phải bán mình chuộc cha nhưng Kiều vẫn một lòng chung thủy với Kim Trọng, đau đáu nhớ về người yêu, cảm thấy có lỗi với chàng Kim “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Mười năm năm lưu lạc, nàng vẫn luôn nghĩ về người yêu và nghĩ đến các bậc sinh thành…

– Kiều Nguyệt Nga: Nghe lời cha  về Hà Khê định bề gia thất.., giữa đường gặp toán cướp, được Vân Tiên cứu, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Vân Tiên. Nghe tin Vân Tiên đã chết Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời…Bị đem cống nạp cho giặc Nguyệt Nga đã ôm bức hình của Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn….

– Người vợ trong Chinh phụ ngâm khúc trong buổi chia li với chồng, nàng đã có những cảm xúc bịn rịn, lưu luyến..

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

2/ Họ có vẻ đẹp vẹn toàn nhưng số phận lại bất hạnh, bi thương

  • Là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền

– Vũ Nương vì người chồng độc đoán nàng đã phải nhẩy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

– Thúy Kiều tài sắc ven toàn nhưng lại là nạn nhân của XHPK: Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần..

– Người phụ nữ trong Bánh trôi nước số phận long đong, lận đận.. “Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn”….

  • Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa

– Chiến tranh đã khiến cho cuộc sống vợ chồng Vũ Nương phải xa cách, là nguyên nhân gián tiếp gây nên bi kịch trong cuộc đời nàng.

– Chiến tranh đã khiến bao gia đình phải li tán, người vợ phải ngày đêm ngóng trông chồng [ Chinh phụ ngâm khúc]

Tóm lại: Người phụ nữ trong các tác phẩm văn học trung đại đều là những người phụ nữ tài sắc với những phẩm chất đáng quý song bị XHPK chà đạp, cuộc sống không hạnh phúc..

– Viết về những người phụ nữ các tác giả đã đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của họ đồng thời còn dành cho họ sự trân trọng, cảm thông, yêu mến…

– Qua hình tượng người phụ nữ các tác giả đã lên án chế độ PK nam quyền, lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa….Bày tỏ những ước mơ, khát vọng  chính đáng của họ.

3. Liên hệ với hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm VHHĐ, trong cuộc sống ngày nay…

III. Kết bài.

-Khẳng định những nét đẹp của người phụ nữ trong VHTĐ nói riêng, trong nền VH nói chung

– Nêu cảm nghĩ của bản thân

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề