Hoàn cảnh ra đời vị trí ý nghĩa giá trị lịch sử của bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu

Lê Văn Hưu

Lê Văn Hưu [chữ Hán: 黎文休;1230-1322] là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.[1]

Một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:

Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối:

- Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở.

Lê Văn Hưu liền đối:

- Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.

Năm Đinh Mùi 1247, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi. Nguyễn Hiền 12 tuổi đỗ trạng nguyên. Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa. Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ bảng nhãn.

Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải.

Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.

Đến nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi rõ: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi".

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất 1322, thọ 92 tuổi. Ông được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm, thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá,Thanh Hóa, có nhà thờ Lê Văn Hưu.

Lê Văn Hưu

người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa [nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa].Theo lời các cố lão địa phương thì đất Triệu Trung vốn là trang trại của vị tổ khai sáng dòng họ Lê - quan Trấn quốc bộc xạ Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng, đến nay đã được hơn hai mươi đời. Lê Văn Hưu là ông tổ thứ bảy của dòng họ này. Cuốn Lê thị gia phả hiện còn được bảo tồn, ghi ông sinh năm Canh Dần [1230] là người khôi ngô tuấn tú, tư chất thông minh.Năm Đinh Mùi, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng Nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi [ba người đỗ đầu: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa]. Năm ấy, ông vừa tròn 18 tuổi.Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan [chức quan trông coi việc hình luật], rồi Binh bộ Thượng thư, rồi Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải, một trong những danh tướng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, vào năm 1272, ông đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam, ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế [tức Triệu Đà 207 - 136 trước Công nguyên] [*] cho tới Lý Chiêu Hoàng [1224 - 1225], tất cả gồm 30 quyển, được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.

Đại Việt sử ký nay không còn, nhưng vẫn có thể thấy được thấp thoáng bóng dáng bộ quốc sử đầu tiên này trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên, sử thần đời Lê, người khởi đầu việc biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, đã căn cứ vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, tiếp đó là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên để biên soạn những phần liên quan. Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi". Tiếp đó, Ngô Sĩ Liên nói rõ, ông đã đem "hai bộ sách của tiên hiền" [tức là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên] ra "hiệu chỉnh, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, thành một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư". Như vậy, khó có thể phân định được đích xác đâu là nguyên văn Đại Việt sử ký trong bộ quốc sử lớn đời Lê này. Tuy vậy, rất may là trong Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành vẫn còn có 29 đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu với mấy chữ "Lê Văn Hưu viết". Qua nhưng trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của ông. Trân trọng công lao đánh giặc giữ nước của Tổ tiên, ông đã nhận định về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những lời lẽ rất mực hào hùng: "Trưng Trắc Trưng Nhị... hô một tiếng mà các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng sáu mươi nhăm thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay...". Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào sâu sắc trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy...". Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân, ông cũng đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh "không cho con gái nhà quan lấy chồng trước khi dự tuyển vào hậu cung" của Lý Thần Tông [1128 - 1137], chẳng hạn: "Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất; thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sát phu sát phụ không được có nơi có chốn... Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng riêng cho mình, đâu phải là tấm lòng của người làm cha mẹ dân!".

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất [1322], táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm [thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa]. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 [1867], khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông.

Giáo sư Đặng Đức Siêu----

* Trước năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc của dân tộc Việt rồi sáp nhập vào nước Nam Việt. Lê Văn Hưu, sau đó là các nhà sử học Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều cho rằng Triệu Đà là vua nước Việt, xếp "kỷ nhà Triệu" như một triều đại chính thống trong lịch sử Đại Việt. Đây là một sự nhầm lẫn. Đến thế kỷ 18, Ngô Thì Sỹ [1726-1780] trong cuốn "Việt sử tiêu án" mới bác bỏ sai lầm này, khẳng định Triệu Đà "thực chưa từng làm vua nước ta" vì "nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm" không ở vị trí nước Việt Nam ngày nay.

Ngô Sĩ Liên

Ngô Sĩ Liên [chữ Hán: 吳士連] là nhà sử học thời hậu Lê, sống vào thế kỷ 15. Ông là người có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

Tiểu sử

Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức [nay thuộc thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội]. Về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi.

Sự nghiệp

Theo các tài liệu mới được công bố gần đây, Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn [em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi] giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.

Ông đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông [1434 - 1442]. Đây là khoa thi đầu tiên được triều đình tổ chức lễ xướng danh, yết bảng; các vị tiến sĩ tân khoa được vua ban mũ áo, vào cung dự yến, được ban ngựa quý để đi dạo chơi thăm phố xá kinh kỳ, được "ân tứ vinh quy" với lễ đón rước rất trọng thể. Và sau này, theo lệnh vua Lê Thánh Tông, họ tên lại được khắc vào bia đá, đặt ở Văn Miếu, để "làm gương sáng cho muôn đời".

Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.

Với ngòi bút tài hoa, lòng yêu nước và ý thức vươn tới sự hoàn thiện, Ngô Sĩ Liên đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử cũ nhất của Việt Nam mà còn lưu truyền đến nay. Bộ sử đồ sộ này được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn tới ngày nay, là cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên vào kho tàng văn hóa dân tộc.

Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

Phần một [ngoại kỷ], gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc [năm 938]. Phần hai [bản kỷ] gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước [năm 938] đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi [năm 1428].

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ: "Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Đại Việt sử ký toàn thư [chữ Hán: 大越史記全書] là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam [Quốc sử] qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời nhà Lê trung hưng năm 1675. Cuốn sử này được khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông, tức là năm 1697 và là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay do nhiều sử gia từ thời nhà Trầnnhà Hậu Lê soạn thảo ra.

Cuốn sách được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà TrầnĐại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên [thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên] và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v… hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.

Năm 1993, nhà xuất bản Khoa học-Xã hội [NXBKHXH] phát hành bản chữ quốc ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 [1697] là Nội các quan bản. Bản chính của Nội các quan bản hiện đang lưu giữ tại thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ, Paris.

 Tóm tắt nội dung, bố cục cuốn sách

Nội dung cuốn sách chép các sự kiện lớn trong lịch sử nước Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng [kỷ họ Hồng Bàng] cho đến triều đại nhà Hậu Lê với những lời bình chú, nhận xét tương đối khách quan của Ngô Sĩ Liên cũng như của các bậc tiền nhân [Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên]. Có rất nhiều sự kiện được các ông đánh giá tương đối đúng bản chất mà sau này vì nhiều lý do [như ảnh hưởng tới những nhân vật lịch sử nổi tiếng hơn, ví dụ như nhận định về Nguyễn Bặc, Lê Hoàn [vua Lê Đại Hành], Dương Vân Nga trong thời kỳ triều đại của nhà Đinh] nhiều sử gia khác có ý định cắt bỏ. Tuy nhiên cũng có nhiều sự kiện vì lý do quan điểm tư tưởng phong kiến nên các ông đã có những nhận định không xác đáng [như trường hợp thái sư Lê Văn Thịnh thời nhà Lý]. Cuốn sách lần đầu tiên được hoàn thành năm 1479 thời Lê Thánh Tông, sau đó được chỉnh lý lại và bổ sung bởi các sử gia khác [từ các quyển 12 đến quyển 19].

Bố cục của bộ sử như sau:

Quyển thủ: gồm các Lời tựa của Lê Hy, Phạm Công Trứ, Ngô Sĩ Liên, Biểu dâng sách của Ngô Sĩ Liên, Phàm lệ, Kỷ niên mục lục và bài Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung.

Ngoại kỷ: gồm 5 quyển, từ họ Hồng Bàng đến 12 sứ quân.

Quyển 1: kỷ họ Hồng Bàng, kỷ họ Thục [An Dương Vương].

Quyển 2: kỷ họ Triệu [Triệu Đà].

Quyển 3: kỷ thuộc Tây Hán, kỷ Trưng Vương, kỷ thuộc Đông Hán, kỷ Sĩ Nhiếp [nguyên văn ghi là Sĩ Vương].

Quyển 4: kỷ thuộc Ngô [Tam Quốc]-Tấn-Tống-Tề-Lương, kỷ Tiền Lý [Lý Nam Đế], kỷ Triệu Việt Vương, kỷ Hậu Lý [Lý Phật Tử].

Quyển 5: kỷ thuộc Tùy - Đường, kỷ họ Ngô12 sứ quân.

Bản kỷ: gồm 19 quyển, từ triều Đinh đến năm 1675.

Bản kỷ toàn thư:

Quyển 1: kỷ nhà Đinh, kỷ nhà Tiền Lê.

Quyển 2: kỷ nhà Lý: Thái Tổ, Thái Tông.

Quyển 3: Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông.

Quyển 4: Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông, Chiêu Hoàng.

Quyền 5: kỷ nhà Trần, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông.

Quyển 6: Trần Anh Tông, Minh Tông.

Quyển 7: Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông.

Quyển 8: Phế Đế, Thuận Tông, Thiếu Đế, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương.

Quyển 9: kỷ Hậu Trần, kỷ thuộc Minh.

Quyển 10: kỷ nhà Hậu Lê: Thái Tổ.

Bản kỷ thực lục:

Quyển 11: Thái Tông, Nhân Tông.

Quyển 12: Thánh Tông [phần thượng].

Quyển 13: Thánh Tông [phần hạ].

Quyển 14: Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục.

Quyển 15: Tương Dực, Đà Vương, Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh.

Bản kỷ tục biên:

Quyển 16: Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Mạc Đăng Doanh đến Mạc Mậu Hợp.

Quyển 17: Thế Tông, Mạc Mậu Hợp.

Quyển 18: Kính Tông, Chân Tông, Thần Tông.

Quyển 19: Huyền Tông, Gia Tông.

Vai trò của Ngô Sĩ Liên

Những đóng góp của Ngô Sĩ Liên vào bộ quốc sử lớn này hiện được phần lớn các nhà sử học công nhận là:

Đặt tên cho bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư, được triều đình nhà Hậu Lê và các đời sau chính thức công nhận.

Viết thêm một quyển thuộc Ngoại kỷ [phần Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và các vua Hùng], trình bày lại tiến trình lịch sử Việt Nam từ họ Hồng Bàng cho tới khi quân Minh bị đánh đuổi về nước năm 1428.

Viết Tam triều bản kỷ [sau này được đưa vào phần Bản kỷ toàn thư và Bản kỷ thực lục do viết về ba đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái TôngLê Nhân Tông]

Viết bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư.

Viết những lời bình luận [hiện còn 166 đoạn] có ghi rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên viết".

Những đoạn bình luận lịch sử của Ngô Sĩ Liên phần lớn thường cặn kẽ và sinh động hơn so với những bình luận của các sử gia khác. Nhiều đoạn có thể coi như lời tổng kết cả một giai đoạn lịch sử. Trong những đoạn bình luận của ông có thể thấy những dòng ca tụng các bậc trung thần, nghĩa sĩ vì nước quên thân bên cạnh những lời chỉ trích các hành động tàn bạo, tham lam của kẻ gian tà, những lời tố cáo vạch trần những âm mưu quỷ kế của giặc được viết với ngọn bút tài hoa của ông.

Cũng có người cho rằng Ngô Sĩ Liên đã có các hạn chế hay các luận điểm lịch sử có thể gây tranh cãi như:

Do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, ông đã không chỉ ra vai trò quan trọng của Đinh Thái hậu Dương Vân Nga và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.

Cùng các nhà sử học khác đương thời, ông cũng coi nhà Triệu của Triệu Đà là một triều đại của Việt Nam [dành hẳn một chương trong phần "ngoại kỷ" để nói về triều đại này].

Ảnh hưởng của cuốn sách

Có thể nói bộ Đại Việt sử ký toàn thư là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Cuốn sử này góp phần vào việc tăng sự hiểu biết lịch sử đất nước Việt Nam qua các thời kỳ đồng thời cũng là một tư liệu quý giá giúp cho công tác bảo tồn, bảo tàng và khảo cổ học.

Video liên quan

Chủ Đề