Học kỹ năng sống là gì

Đời sống hiện nay được nâng cao cả về lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,…Chính đời sống xã hội phát triển sẽ là tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Để hòa nhập với cuộc sống hiện đại một cách tốt nhất thì việc phát triển kỹ năng sống là rất quan trọng. Đối tượng cần được giáo dục kỹ năng sống mà đang được nhiều người quan tâm chính là trẻ em. Theo bạn, kỹ năng sống là gì? Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty TNHH SX Thiết bị Thái Hà mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Kỹ năng sống là gì? Đặc trưng của kỹ năng sống là gì? Có những kỹ năng sống cơ bản nào? Kỹ năng sống có tầm quan trọng như thế nào? Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ Tự tin hơn#thaiha Hỗ trợ kỹ năng giao tiếp Kỹ năng làm việc theo nhóm Nhận định giá trị

Kỹ năng bảo vệ bản thân

Kỹ năng sống là gì? Có thể nói một cách tổng quát nhất, kỹ năng sống chính là nhận thức, vận dụng kiến thức của mỗi người để áp dụng vào những tình huống thực tế mang lại hiệu quả cao. Nhờ kỹ năng sống mà chất lượng công việc, cuộc sống được cải thiện, giúp con người sống hạnh phúc, vui vẻ và ý nghĩa.

Kỹ năng sống không có một khái niệm nhất quán nào. Người ta chia kỹ năng sống thành những quan điểm khác nhau như:

Kỹ năng sống được xem như năng lực cá nhân để thực hiện những chức năng cũng như tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Một số quan điểm khác nhận định rằng kỹ năng sống là những kỹ năng về tâm lý và kỹ năng xã hội được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ kỹ năng sống mà bạn có thể tương tác hiệu quả với những đối tượng khác nhằm giải quyết những vấn đề, tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Kỹ năng sống là một phạm trù kỹ năng cơ bản mà trẻ em cần được giáo dục

Đặc trưng của kỹ năng sống là gì? Những đặc trưng cơ bản mà kỹ năng sống biển hiện ra đó chính là: Kỹ năng sống được xem giống như khả năng của con người biết cách sống hữu ích và phù hợp với xã hội. Kỹ năng sống cũng chính là khả năng mà con người có thể vận dụng vào nó để đương đầu trước những khó khăn, tình huống bất ngờ và vượt qua suôn sẻ nhất. Kỹ năng sống cũng là đặc trưng cơ bản của kỹ năng tâm lý xã hội để con người biết quản lý chính mình và tương tác qua lại tích cực với xã hội, với mọi người. Có những kỹ năng sống cơ bản nào?

Có thể chia thành nhiều kỹ năng sống khác nhau. Nhưng điểm chung của kỹ năng sống là ít khi nào tồn tại độc lập. các kỹ năng sống luôn có một sợi dây liên kết mật thiết với nhau, bổ sung, đan xen.

Kỹ năng sống được chia thành: Kỹ năng nhận thức. Kỹ năng xác định giá trị. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Kỹ năng xác định mục tiêu. Kỹ năng tư duy tích cực. Kỹ năng xử lý căng thẳng.

Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng trong đời sống

Kỹ năng sống có tầm quan trọng như thế nào?#thaiha Nhờ có kỹ năng sống mà chúng ta có thể tích lũy được những kinh nghiệm, kiến thức để tự tin và tích cực hơn trong suy nghĩ, hành động. Nhờ có kỹ năng sống mà còn người có thể thực hiện hóa cảm xúc, kiến thức thành những hành động thực tiễn. Kỹ năng sống cũng là nguồn năng lượng giúp bạn luôn vui vẻ, yêu đời và luôn trong thế chủ động trước mọi việc. Kỹ năng sống giúp bạn tự biết quan tâm đời sống tinh thần, sức khỏe của mình và người khác.

Kỹ năng sống cũng là điều kiện để bạn có thể tự tin, khéo léo trong cách nghĩ, hành xử phù hợp với từng bối cảnh, tình huống khác nhau.

Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ Hiểu được khái niệm kỹ năng sống là gì và tầm quan trọng của kỹ năng sống, nên các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ được áp dụng từ độ tuổi mầm non trở đi. Mục tiêu là để giúp các bé: Tự tin hơn

Chính sự tự tin sẽ giúp mang lại kết quả tốt và thành công trong mọi việc. Mặc dù tự tin không phải là tất cả để thành công, nhưng nó đóng vai trò quan trọng đối với cả trẻ nhỏ và người lớn.

Trẻ tự tin sẽ không ngần ngại khám phá những điều thú vị, mới mẻ trong cuộc sống. Tự tin cũng giúp bé đối diện với mọi tình huống một cách độc lập hơn.

Trẻ có đủ kỹ năng sẽ tự tin thể hiện mình trước xã hội Hỗ trợ kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là một phần trong kỹ năng sống. Ngay từ khi còn nhỏ, chưa biết nói thì bé đã dùng tiếng khóc, ánh mắt để giao tiếp với mọi người. Các bé ở lứa tuổi mầm non và lớn hơn nếu được hình thành kỹ năng giao tiếp sẽ phát triển một cách tốt nhất và biết cách sinh tồn trong cuộc sống xã hội. Xã hội học là gì? Đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Bạo lực học đường là gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Kỹ năng làm việc theo nhóm
“Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Từ đó cho thấy công việc, hoạt động theo nhóm là một phần rất quan trọng của kỹ năng sống. Khi các trẻ nhỏ biết cách hòa đồng, nói lên, bảo vệ ý kiến của mình và tôn trọng ý kiến của người khác. Trẻ biết cách thể hiện những thế mạnh của mình trong một tập thể sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nếu từ nhỏ, bé đã tập cho mình khả năng làm việc nhóm thì trong công việc sau này, bé sẽ chủ động và biết lắng nghe hơn.

Nhận định giá trị
Chúng ta thường có quan điểm sai lệch rằng không nên dạy con trẻ cách dùng tiền, nhận biết những vấn đề liên quan đến tiền, những món tài sản có thể quay đổi thành tiền. Điều này sẽ không giúp bé biết được giá trị của đồng tiền là gì và không biết cách trân trọng. Bố mẹ cũng nên tập cho bé thói quen “có làm mới có ăn”, bằng cách làm việc nhà, phụ giúp bố mẹ việc vặt để được trả công. Chính thói quen đó giúp bé biết không phải cứ khi cần tiền, bố mẹ sẽ chu cấp, mà phải do chính mình lao động thì mới có được. Kỹ năng này còn giúp bé trên trọng tài sản của mình, tôn trọng tài sản của người khác và hình thành tư duy lao động hăng say.

Giá trị của kỹ năng sống là gì? Nhờ kỹ năng sống bé sẽ nhận biết được giá trị tiền bạc và biết quý trọng những gì mình, mọi người làm ra Kỹ năng bảo vệ bản thân

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển cả về trí tuệ và thể chất, chính vì thế bé rất thích khám phá và hiếu động. Trong khi đó, xã hội hiện nay lại có nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập con trẻ. Mối nguy hiểm đó có thể ở ngay trong khu phố mình ở, trường học, ngoài đường…

Các bậc cha mẹ nên rèn luyện, hướng dẫn cho con cái mình những kỹ năng cơ bản để bảo vệ bản thân. Bố mẹ không nên bảo vệ con bằng cách luôn sát cánh, theo dõi và nghiêm chấn trẻ tiếp xúc với nguy hiểm, rủi ro. Việc bố mẹ cần làm là giáo dục, trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức để bé biết đâu là điểm bất thường, đề phòng và nói cho người lớn để được giải quyết.

Trẻ nhỏ cần được dạy kỹ năng bảo vệ bản thân
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn hiểu được khái niệm Kỹ năng sống là gì? Hy vọng đây sẽ là những điều bổ ích mà bạn có thể áp dụng cho bé yêu của mình để bé phát triển toàn diện, tự tin và sống vui, sống khỏe. Xin cảm ơn.

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…

Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục…


Trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, mẫu giáo, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

Đăng ký lớp học khám phá miễn phí

iSmartKids Ánh dương trong giờ học Kỹ năng sống – Kỹ năng bảo vệ bản thân

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian…ví dụ như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ… Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết… các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.

Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện. kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: kỹ năng tư duy sang tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.

Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.

– Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát… thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.


– Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
– Về giao tiếp-ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.
– Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mêm học tập suốt đời.
– Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.

Tài liệu cho phụ huynh :

Video liên quan

Chủ Đề