Tại sao xác chết lại thối

Hiện tượng thân thể không phân hủy dù cơ thể đã chết hàng trăm năm là một bí ẩn lớn với các nhà khoa học.

>>> Những xác ướp cổ nổi tiếng thế giới

Cho dù bạn tin vào sự sống sau cái chết hay sự tồn tại của linh hồn, nhưng có một điều chắc chắn sẽ xảy ra, đó là cơ thể người và các sinh vật sống sẽ trải qua rất nhiều thay đổi sau khi chết.

Chúng ta biết rằng, khi không còn duy trì được những chức năng cơ bản của sự sống như lưu thông máu và trao đổi chất - cơ thể sẽ bắt đầu suy thoái: lớp da bợt đi và bong ra, nhãn cầu tan rã, lông tóc rụng dần và cuối cùng chỉ còn lại xương cốt.

Không chỉ vậy, quá trình được đẩy nhanh nhờ giòi bọ và các loài vi khuẩn, khiến cơ thể mục nát, nhanh chóng hòa mình vào Đất Mẹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bí ẩn - khi thi thể không bị phân hủy dù đã chôn cất vài chục, thậm chí là vài trăm năm...

"Thi thể bất hoại" là gì?


Xác ướp Tollund Man

Hầu hết mọi người sẽ "về với cát bụi" theo quy trình phân hủy trên, tuy nhiên, ghi chép ở nhiều tôn giáo đề cập tới trường hợp, nhiều cơ thể có thể chống lại sự phân hủy.

Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội La Mã tin rằng, những giáo dân với đức tin mãnh liệt và thuần khiết sẽ có cơ thể chống lại thời gian, chống lại sự phân hủy tự nhiên trong mộ phần của mình. Họ được cho là những "thi thể bất hoại".

"Thi thể bất hoại" có nghĩa là dù ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào, cơ thể không thể bị thối rữa hay phân hủy. Nhiều người tin rằng chỉ ai có lòng thánh thiện, cao cả mới đủ khả năng, phẩm hạnh để sở hữu được một "thi thể bất hoại".

Nghe có vẻ khó tin, nhưng hiện có rất nhiều nhà thờ trên thế giới đang trưng bày những “thi thể bất hoại”. Tuy một số thi thể đã bắt đầu phân hủy nhưng một số vẫn được bảo quản khá tốt sau hàng thế kỷ. Vậy bằng cách nào một thi thể có thể “bất hoại” như thế?

Phải chăng đó là một thủ thuật ướp xác?

Từ thuở xa xưa, loài người đã có một số phương pháp bảo quản cơ thể người chết, nhưng có lẽ nổi bật nhất là thuật ướp xác của người Ai Cập. Các cơ quan nội tạng sẽ được rút hết ra ngoài cơ thể, sau đó được “nhồi” bằng các loại dược thảo thiên nhiên nhằm chống lại sự phân hủy.

Sau đó, thi thể sẽ được “ướp” trong dầu và cuối cùng được cuốn trong vải lanh. Gần như chỉ có những người trong hoàng tộc mới được ướp xác. Ngày nay, những xác ướp hoàng gia vẫn được bảo quản khá tốt sau hàng ngàn năm và có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới.


Pharaoh và hoàng tộc là những người có đặc quyền ướp xác

Tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết, đó là xác ướp có thể được tạo thành hoàn toàn “ngẫu nhiên”. Vào thế kỷ XIX, có một phong tục vô cùng độc đáo xuất hiện tại Mexico. Đó là người nhà sẽ phải lưu giữ thi thể người chết trong 5 năm trước khi đem hỏa thiêu.

Vào năm 1865, những thi thể đầu tiên được khai quật tại thành phố Guanajuato đã khiến nhiều người kinh ngạc khi tất cả thi thể đều còn nguyên vẹn và không có dấu hiệu bị phân hủy - giống như đã được “ướp”.

Nguyên nhân được xác định là do đất nghĩa trang là mặn, khô đã hút nước và ngăn cản quá trình phân hủy của xác. Những mẫu đất này hiện vẫn đang được trưng bày trong bảo tàng cùng thành phố.

Một trường hợp thi thể “hóa xác ướp” khác là Tollund Man, một người tiền sử có niên đại khoảng 2.000 năm trước. Ông bị treo cổ tại Đan Mạch, sau đó thi thể rơi vào hố than bùn và được bảo quản gần như hoàn hảo cho đến khi được phát hiện vào năm 1950. Đặc biệt hơn, ngay cả tóc và bộ râu vẫn còn nguyên vẹn.

Khoa học vào cuộc

Những trường hợp về "thi thể bất hoại" kể trên đều đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp “thi thể bất hoại” khiến nhiều nhà khoa học đau đầu không lý giải được.

Thông thường, những xác ướp được tìm thấy thường trong tình trạng “thạch hóa” nhưng những “thi thể bất hoại” lại khá... mềm. Tuy những xác chết này ở trong điều kiện thông thường và không có dấu hiệu ướp xác nhưng làn da vẫn có sự đàn hồi, dù đã trải qua hàng chục, hàng trăm năm.


Thi thể của Thánh Virginia Centurione Bracelli

Trông họ chỉ giống như đang ngủ hoặc mới chết mà thôi. Kỳ lạ hơn, những xác chết chôn gần đó vẫn trải qua quá trình phân hủy bình thường, thậm chí với tốc độ rất nhanh.

Một trong những trường hợp “bất hoại” nổi tiếng nhất có thể kể đến là Thánh nữ Bernadette, ra đi ở tuổi 35, nhưng đã rất nổi tiếng trong giáo dân vì đã được diện kiến “Đức Mẹ Maria”.


Thi thể Thánh Gioan Maria Vianney vẫn đeo mặt nạ sáp nằm trong lồng kính

Thánh Bernadette mất vào năm 1879 và được khai quật vào năm 1909, tuy nhiên, thi thể của Thánh nữ không hề phân hủy. Sau đó, Thánh Bernadette được chôn trở lại và đào lên năm 1923.


Thi thể Thánh Bernadette

Sau lần khai quật mộ thứ 3, thi thể của Thánh nữ đã được giải phẫu và phát hiện ra ngay cả cơ quan nội tạng cũng còn nguyên vẹn và khá mềm, dễ uốn. Hai bàn tay và khuôn mặt của Thánh Bernadette trông vẫn rất sống động, nhưng đó là do đã được bọc sáp. Bên dưới lớp sáp, lớp da đã hóa nâu.

Dù khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao thi thể có thể được bảo quản “siêu tốt” mà không ướp xác hay có tác động từ môi trường nào, nhưng theo các nhà khoa học, thi thể cuối cùng vẫn sẽ bị phân hủy, chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi. Hiện, Thánh Bernadette được trưng bày tại Nhà thờ Thánh Gildard tại Nevers, Pháp.

Theo Trí Thức Trẻ

Chúng ta đều biết rằng, cái chết thường được định nghĩa là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật sống, hoặc ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống của một cơ thể.

Sau khi chết, cơ thể chúng ta sẽ phải trải qua giai đoạn phân hủy. Vậy quá trình phân hủy thi thể trong nước sẽ diễn ra như thế nào?

Thông thường khi bị chôn trong đất, sau 5 - 10 ngày, quá trình phân hủy sẽ bắt đầu diễn ra. Lúc này, vi sinh vật cùng các vi khuẩn trong cơ thể bắt đầu “liên hoan”, tấn công các mô mềm, rồi sau khi lông tóc, móng tay rụng dần, vi khuẩn cùng các loài côn trùng sẽ tiếp tục khoét sâu vào cơ thể, cho đến khi chỉ còn lại bộ xương. Quá trình này có thể kéo dài hàng năm.

Nhưng khi thi thể được đặt lộ thiên thì lại khác. Các loài vi khuẩn cùng vô số côn trùng như giòi, bọ sẽ tấn công các mô mềm. Tùy theo điều kiện thời tiết, sẽ không ngạc nhiên khi bạn có thể tìm đến 250.000 con giòi trên một xác chết lộ thiên. Những loài động vật ăn xác như chó hoang, kền kền… cũng góp phần đẩy nhanh quá trình phân hủy. Và cuối cùng thi thể sẽ trơ xương chỉ sau nhiều nhất là 2 tuần.

Vậy còn thi thể đặt trong nước thì sao? Do không có sự xuất hiện của côn trùng và giòi bọ nên quá trình này chậm hơn so với thi thể đặt lộ thiên, nhưng xác chết dưới nước cũng có tốc độ phân hủy rất nhanh.

Khi bắt đầu được Thần Chết ghé thăm, tim sẽ ngừng đập, cơ thể lúc này sẽ thả lỏng. Sau vài phút, cơ thể sẽ trở nên lạnh [quá trình mát lạnh tử thi - algor mortis] do thiếu sự lưu thông của máu và cũng bởi nhiệt độ ở dưới nước thấp hơn bình thường.

Khi mới rơi xuống nước, thi thể sẽ chìm nhanh chóng do sự xuất hiện của nước trong phổi và dạ dày. Sau 30phút đến 1 giờ đồng hồ, da ở lòng bàn tay, bàn chân bắt đầu trắng nhợt vì ngâm nước. Vết hoen tử thi [là những mảng màu đỏ tím nhạt xuất hiện trên da và nội tạng sau khi cơ thể chết] xuất hiện nhanh và lan rộng.

Người chết đuối sẽ có bọt sùi ra tại khoang mũi và miệng, được gọi là nấm bọt, chỉ xảy ra khi hô hấp trong nước [nếu nạn nhân đã chết trước khi rơi xuống nước sẽ không có hiện tượng này].


Sau 30 phút - 1 giờ đồng hồ, da ở lòng bàn tay, bàn chân bắt đầu trắng nhợt vì ngâm nước

Sau 15 đến 24 giờ, tử thi bắt đầu thối rữa. Lúc này, vi khuẩn trong cơ thể bắt đầu tự tiêu hóa, tạo ra khí gas khiến xác trương phềnh, nổi lên. Do đã ngâm nước quá lâu, da người chết nhợt dần, nhăn nheo, trắng bệch, mất đi sự đàn hồi và bong dần. Ngoài ra khi nổi lên, được tiếp xúc với không khí và ánh sáng, những vùng thi thể lộ ra chuyển màu xanh hoặc nâu đen.

Từ 24 - 48 giờ tiếp theo, lớp biểu bì trên cơ thể bắt đầu tách rời. Ở gan bàn tay và chân xuất hiện hiện tượng “lột găng” “lột bít tất” [thuật ngữ khi khám nghiệm tử thi, ám chỉ sự lột da hoàn toàn ở 2 vùng này].

Trong khoảng thời gian 5 - 15 ngày tiếp theo là giai đoạn “rùng rợn” nhất. Lúc này lông tóc, móng tay thi thể đã rụng, còn lớp da đầu cùng lớp thịt bong hoàn toàn, còn trơ xương sọ. Các cơ quan nội tạng rữa ra, phân hủy dần.

Tuy nhiên, nếu môi trường nước có nhiệt độ khá thấp [dưới 21 độ C], thi thể sẽ hình thành một lớp “sáp mỡ tử thi” - chất adipocere [hợp chất hình thành từ chất béo do vi khuẩn phá hủy các mô tạo thành], đóng vai trò như một lớp bảo quản tự nhiên.

Nhưng trong khoảng thời gian này, cơ thể giống như bàn tiệc dành cho những loài thủy sinh nhỏ như cua, cá - chúng có thể đến rỉa những mô mềm trên khuôn mặt [mắt, môi...]. Ngoài ra, những loài cá lớn hơn có thể xuất hiện, đẩy nhanh quá trình phân hủy xác, để sau cùng chỉ còn lại bộ xương.

Thông thường, quá trình xương hóa thi thể dưới nước kéo dài từ 1 - 2 tháng, nhưng cũng có thể sớm hơn. Năm 2002, một nghiên cứu đã được thực hiện tại biên giới Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để tìm hiểu về 9 xác chết trôi dạt hàng trăm km.

Sau 20 ngày, chỉ 2 xác chết được tìm thấy và đã trong tình trạng phân hủy rất kinh khủng, chỉ có thể nhận dạng bằng công nghệ ADN. Còn năm 2008, một nghiên cứu khác ở nhiệt độ nước ấm hơn, 2 thi thể được tìm thấy sau 34 ngày trôi dạt đã bị xương hóa nhiều phần cơ thể, còn một thi thể trôi dạt sau 3 tháng đã bị xương hóa hoàn toàn.

Cập nhật: 13/05/2020 Theo Trí Thức Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề