Tổng thống mỹ năm 1975 là ai

Ngày 23/4/1975, trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tại Đại học Tulane, bang New Orleans, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố: "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc".

Tổng thống Mỹ Gerald Ford phát biểu tại Đại học Tulane, bang New Orleans ngày 23/4/1975. Ảnh: YouTube

"Như tôi thấy, đã đến lúc phải tìm kiếm một chương trình nghị sự cho tương lai, để thống nhất, để hàn gắn các vết thương của đất nước [Mỹ] và để khôi phục nó trở về trạng thái khỏe mạnh và tự tin, lạc quan", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh thêm trong bài diễn văn tại Tulane.

Ông Ford tuyên bố: "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc". Ảnh: Ford Library Museum

Với nhiều nhà quan sát lúc bấy giờ, tuyên bố của Tổng thống Ford cho thấy, Washington không còn muốn dính líu đến một cuộc chiến đã kéo quá dài, gây quá nhiều tốn kém và từng có lúc tạo sự chia rẽ ngay trong chính nội bộ nước Mỹ. Một số ý kiến khác lại cho rằng, đó có thể là lời thú nhận thất bại cay đắng của lãnh đạo Nhà Trắng đối với sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Vào thời điểm năm 1975, dù đã rút hết binh sĩ ra khỏi miền nam Việt Nam theo Hiệp định Paris 1973, Mỹ vẫn duy trì các "cố vấn dân sự", nhân viên tình báo và các hình thức can thiệp khác, bao gồm cả việc đại sứ Mỹ thường xuyên gặp gỡ, thảo luận với các quan chức cấp cao của chế độ Việt Nam Cộng hòa [VNCH].

Tuy nhiên, sau các thất bại nặng nề của quân đội VNCH ở Tây Nguyên, Huế và Đà Nẵng trong tháng 3 và tháng 4/1975, quân Giải phóng đã kiểm soát được 3/4 lãnh thổ Việt Nam, đánh quỵ các sư đoàn chủ lực của VNCH và đang dàn quân chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng với thế áp đảo hoàn toàn.

Tuyên bố của Tổng thống Ford ngày 23/4/1975 do đó dường như ám chỉ, người Mỹ đã mất hết hy vọng duy trì sự tồn tại của chính quyền VNCH, dù bằng ngoại giao hay quân sự. Các nỗ lực của Mỹ bấy giờ sẽ chỉ còn tập trung vào hoạt động di tản bằng đường không. Trước đó 5 ngày, vào ngày 18/4/1975, chính Tổng thống Ford đã ra lệnh di tản toàn bộ người Mỹ khỏi Sài Gòn.

Ảnh: Newsweek

Trong số phát hành ngày 5/5/1975, bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ford ngày 23/4, tạp chí Newsweek viết, việc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam đã hủy hoại niềm tin của người Mỹ vào các lãnh đạo của họ. Nhiều người Mỹ thậm chí tin rằng, họ đã bị chính phủ lừa phỉnh và phản bội.

Theo Newsweek, chiến tranh ở Việt Nam đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống Mỹ và là "chương đen tối nhất trong lịch sử Mỹ một thế kỷ qua. Nước Mỹ sẽ mất nhiều năm để khắc phục hậu quả của những gì đã làm ở Việt Nam".

Newsweek cũng cho rằng, chiến tranh Việt Nam đã làm sứt mẻ quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh, cũng như khiến thế giới có một cái nhìn khác về Mỹ: Một số quốc gia lên án Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam, số khác đổ lỗi cho Mỹ vì những gì họ đã không làm được ở Việt Nam, trong khi một số còn lại muốn Mỹ phải rút lui.

Binh sĩ Mỹ đang đưa các lính nhảy dù bị thương ở Việt Nam ra trực thăng ngày 5/10/1965. Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 23/4/1975, đã có hơn 58.000 người Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AP

Theo báo Politico, vào thời điểm Tổng thống Ford phát biểu ở Tulane, các con số thống kê chính thức ghi nhận, số người Mỹ chết trong khi tham chiến hoặc trong lúc làm nhiệm vụ khác ở Việt Nam tính đến lúc đó đã tăng lên hơn 58.000 người.

Ở Mỹ, rất nhiều người đã đổ ra các đường phố nhảy múa, ăn mừng khi tổng thống tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Song, ở miền nam Việt Nam, tuyên bố của Tổng thống Ford như cú tát trời giáng đối với chính quyền VNCH, vốn đang bấn loạn và cầu khẩn sự trợ giúp của Mỹ khi quân Giải phóng đã siết chặt các gọng kìm bao vây Sài Gòn.

Bất chấp các cam kết hỗ trợ trước đó của Tổng thống Ford và người tiền nhiệm - Richard Nixon, Mỹ lần này "án binh bất động".

Chỉ 3 ngày sau đó, vào lúc 17h chiều ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân của lực lượng Giải phóng cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của quân đội VNCH tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của VNCH.

Xe tăng của Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 của Quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975. Ảnh: AP

10h45 ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30 cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ tổng thống, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Tuấn Anh

Sáng 19/4/1995, một quả bom xe tải bất ngờ phát nổ ngoài tòa nhà liên bang ở trung tâm Oklahoma, Mỹ, giết chết 168 người và làm hơn 680 nguời khác bị thương.

Rạng sáng 17/4/1961, khoảng 1.500 phần tử Cuba lưu vong, được Mỹ hậu thuẫn, đã đổ bộ vào Vịnh Con lợn nhằm lật đổ chính quyền non trẻ của nhà cách mạng Fidel Castro.

Ngày 14/4/1865, Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Mỹ, bị bắn trọng thương vào đầu trong khi đang cùng vợ xem kịch tại rạp hát. 

Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu bước tiến vượt bậc của chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô.

Cả thế giới chấn động trước thảm kịch kép chưa từng thấy: hai vụ tai nạn tàu xảy ra riêng rẽ ở hai khu vực khác nhau trên thế giới, trong cùng ngày, đã giết chết gần 400 người.

Julius và Ethel Rosenberg là những công dân Mỹ đầu tiên và cũng là cuối cùng bị chính phủ nước này xử tử vì tội hoạt động gián điệp kể từ 1953 tới nay.

Cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam là thất bại nặng nề nhất của quân đội Mỹ từng phải gánh chịu. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trải qua 5 đời Tổng thống Mỹ kéo dài 222 tháng và 4 lần thay đổi chiến lược chiến tranh song vẫn không cứu vãn được thất bại. Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về 5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

1. 5 đời tổng thống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Đầu tiên là Tổng thống Mỹ David Dwight Eisenhower [1953-1961], với chiến lược “Aixenhao” [Chiến tranh đơn phương], đã dựng lên chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm và lấy đó làm công cụ chống lại miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Sau đó, Mỹ liên tiếp mở hàng loạt chiến dịch “tố cộng” để tàn sát những người kháng chiến và yêu nước ở miền Nam Việt Nam. 

Đến Tổng thống John Fitzgerald Kennedy, với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961-1965], đã xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ tiến hành “Bình định”, lập “ấp chiến lược” nhằm tiêu diệt các lực lượng vũ trang và chính trị của cách mạng miền Nam, thực hiện bình định Việt Nam trong 18 tháng.

Tổng thống Lyndon Baines John-son, với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [1965-1968]. Mục tiêu của chiến lược này trực tiếp đưa quân chiến đấu từ Mỹ sang, thực hiện chiến lược “tìm và diệt”, tiếp đó là chiến lược hai gọng kìm “tiêu diệt chủ lực đối phương và bình định miền Nam”; đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn, với chiến dịch “Sấm rền” cùng kế hoạch chiến lược được chia làm 3 giai đoạn hòng giành thắng lợi trong vòng 25 đến 30 tháng.

Tổng thống Richard Milhous Nixon, với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” [1969-1974], có mục tiêu: Rút quân nhưng để lại cố vấn chỉ huy, cung cấp vũ khí, trang bị, lương thực, tiền của cho ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn; mở chiến dịch “Lam Sơn 719” nhằm ngăn chặn chi viện của hậu phương miền Bắc trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn; tiến hành đánh phá miền Bắc trên quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác, rải mìn phong tỏa các cảng, cửa sông Việt Nam.

5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Tổng thống tiếp theo Gerald Rudolph Ford vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng việc yêu cầu Quốc hội thông qua khoản viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn để thực hiện lấn chiếm, “bình định” chống phá Hiệp định Paris và dùng lực lượng tấn công lớn trên chiến trường miền Nam. Tổng thống Ford là vị Tổng thống cuối cùng chịu sự thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; buộc phải chấp nhận thất bại trước những đòn tiến công của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã phải 8 lần thay Đại sứ toàn quyền, 4 lần thay Tổng tư lệnh quân viễn chinh ở Việt Nam. Về lực lượng, Mỹ đã huy động 6,6 triệu lượt lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Quân Mỹ lúc cao nhất là 549.500 tên [4/1969] và 72.600 quân chư hầu, bao gồm: 70% lục quân [tất cả các đơn vị tinh nhuệ nhất], 60% không quân [45% máy bay B52 và các loại máy bay hiện đại nhất], 40% hải quân [trong đó có 15/18 tàu sân bay] và 22.000 xí nghiệp để phục vụ chiến tranh.

Trong 21 năm theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam, các Tổng thống Hoa Kỳ đã để lại một bức tranh đen tối trong lịch sử nước Mỹ, nhất là thời gian cầm quyền của Tổng thống L. Johnson [1965-1968] và R. Nixon [1969-1974]. 

2. Quan điểm của 5 đời Tổng thống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Tổng thống Dwight D. Eisenhower

Dwight D. Eisenhower là một vị Thống tướng Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961.

Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, người Pháp đã yêu cầu Dwight D. Eisenhower giúp đỡ tại Đông Dương thuộc Pháp để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Trung Quốc viện trợ trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Năm 1953, Eisenhower phái Trung tướng John W. “Iron Mike” O’Daniel đến Việt Nam để nghiên cứu tình hình và “đánh giá” các lực lượng Pháp ở đó. Tham mưu trưởng Matthew Ridgway đã làm nản lòng Tổng thống bằng việc đệ trình lên ông một bản ước tính chi tiết về một lực lượng quân sự khổng lồ cần phải khai triển cho cuộc chiến. 

Tuy nhiên sau đó vào năm 1954, Eisenhower đã viện trợ kinh tế và quân sự cho quốc gia Việt Nam Cộng hòa mới được thành lập. Trong những năm theo sau đó, con số các cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam gia tăng vì miền Bắc Việt Nam tăng viện cho “các cuộc nổi dậy” ở miền Nam và vì lo sợ rằng Nam Việt Nam sẽ bị sụp đổ.

Tổng thống John F. Kennedy

John Fitzgerald Kennedy là tổng thống thứ 35 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963. Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền. 

Khi Kennedy trở thành tổng thống, ông kế thừa di sản Việt Nam từ Eisenhower. Kennedy nhìn nhận Việt Nam giống như những thuật ngữ Chiến tranh lạnh khác. Nhưng thứ thực sự lôi cuốn ông là cơ hội để thử nghiệm học thuyết chống chiến tranh du kích cùng với chiến lược quân sự đáp trả linh hoạt. Quân đội đang huấn luyện những lực lượng đặc biệt, được gọi là Mũ nồi xanh, để tham gia vào những cuộc chiến phi chính quy theo nhóm nhỏ. Kennedy và những cố vấn của ông muốn thử nghiệm lực lượng Mũ nồi xanh trong những khu rừng rậm Việt Nam.

Tổng thống Lyndon B. Johnson

Lyndon Baines Johnson là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, tại vị trong giai đoạn 1963–1969.

Trong cuộc chiến tranh với Việt Nam, Tổng thống Johnson tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Ông ta tin chắc chắn rằng chính sách Kiềm chế đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự cố gắng đáng kể trong việc chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Ông ta đã gia tăng nỗ lực chiến tranh liên tục từ 1964 đến 1968. 

Tổng thống Richard Nixon

Tổng thống Richard Milhous Nixon với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” [1969-1974]

Richard Milhous Nixon là tổng thống thứ 37 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu từ năm 1969, kết thúc khi ông từ chức vào năm 1974, khiến ông là tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ.

Sau cuộc bầu cử, chính quyền Nixon theo đuổi một chính sách Việt Nam vô cùng nguy hiểm. Vừa đàm phán, vừa đánh nhau, đặc biệt là leo thang ném bom miền Bắc Việt Nam và sang cả Lào lẫn Campuchia. Tuy nhiên, sau cùng, tất cả âm mưa và kế hoạch tàn độc của Nixon đều bị thất bại cay đắng trước tinh thần chiến đấu của quân dân Việt Nam.

Tổng thống Gerald Ford

Gerald Rudolph Ford là Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ [1974–1977] và là Phó tổng thống thứ 40 [1973–1974]. 

Khi làm Tổng thống, Ford đã ký Hiệp ước Helsinki làm cho Chiến tranh Lạnh bớt căng thẳng hơn. So với các bậc tiền nhiệm, các chính sách của Ford có xu hướng ít can thiệp trực tiếp vào Chiến tranh Việt Nam hơn.

Với nhiều nhà quan sát lúc bấy giờ, tuyên bố kết thúc chiến tranh Việt Nam của Tổng thống Ford cho thấy, Washington không còn muốn dính líu đến một cuộc chiến đã kéo quá dài, gây quá nhiều tốn kém và từng có lúc tạo sự chia rẽ ngay trong chính nội bộ nước Mỹ. Một số ý kiến khác lại cho rằng, đó có thể là lời thú nhận thất bại cay đắng của lãnh đạo Nhà Trắng đối với sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề