Học sinh có được mua bảo hiểm theo hộ gia đình không

Trả lời:

Theo quy định của Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các nhóm đối tượng sau thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Trong đó, theo khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng - một trong 06 nhóm bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế.  Như vậy, có thể khẳng định, việc bạn đang là sinh viên thì bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bạn không mua bảo hiểm y tế tại trường thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Khoản 3 Điều 50 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định: Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì có quyền tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, hình thức tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là một hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện. Do đó, bạn có thể mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại các đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi cư trú.


 

Theo Công văn 3170/BHXH-BT ngày 24/8/2015, để mua BHYT hộ gia đình, bạn thực hiện theo thủ tục dưới đây:

Bước 1. Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT

Điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế [mẫu TK1-TS] và kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT [mẫu DK01] nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.

Bước 2. Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú

Nộp Tờ khai cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau:

- Bản sao Sổ hộ khẩu;

- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Bước 3. Đóng tiền tham gia BHYT

Sau khi nộp hồ sơ, đóng tiền tham gia BHYT theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Xin cho tôi hỏi về việc học sinh có được tham gia BHYT theo hộ gia đình? Con trai tôi đang học lớp 7, vừa rồi do một số lý do mà con tôi không đóng bảo hiểm y tế theo trường. Vậy bây giờ tôi có thể đăng ký BHYT cho con tôi theo hộ gia đình được không?

Tư vấn bảo hiểm y tế:

Với câu hỏi Học sinh có được tham gia BHYT theo hộ gia đình của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về đối tượng được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

“Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

3. Học sinh, sinh viên.”

Như vậy,  học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.

Và căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a] Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b] Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”

Như vậy, đối tượng được tham gia BHYT theo hộ gia đình là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này. Tức là con bạn đi học tại trung học cơ sở thì con bạn phải tham gia BHYT theo đối tượng học sinh mà không được tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình.

 Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172 

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Học sinh có được tham gia BHYT theo hộ gia đình?

Nếu bạn muốn biết về những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế thì bạn vui lòng tham khảo bài viết: 

Mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên

Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Nếu trong quá trình giải quyết có gì vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Tại Khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế.

Do đối tượng học sinh đứng trước đối tượng hộ gia đình nên trong trường hợp này người tham gia bắt buộc phải tham gia theo nhóm đối tượng học sinh, không được tham gia BHYT theo nhóm đối tượng hộ gia đình.

Khi thẻ BHYT theo đối tượng học sinh được cấp thì người tham gia sẽ liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đóng tiền mua thẻ BHYT hộ gia đình để được hướng dẫn thủ tục hoàn trả tiền đóng BHYT theo đối tượng hộ gia đình.

Chinhphu.vn


- Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho biết: Căn cứ theo quy định tại Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được chia thành 6 nhóm đối tượng. Trong đó, học sinh, sinh viên là đối tượng thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng tại Điều 4 Nghị định này và những người tham gia BHYT theo quy định tại Điều 5 Nghị định này thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật BHYT đã quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật BHYT”.

Theo đó, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng tham gia BHYT có thứ tự sắp xếp thứ 4, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình có thứ tự sắp xếp thứ 5 từ trên xuống nên để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT, người tham gia BHYT nếu là học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác [thẻ ưu tiên] thì bắt buộc đăng ký tham gia BHYT thuộc nhóm đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

Video liên quan

Chủ Đề