Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trắc nghiệm

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trong chương trình Sinh học lớp 12.

Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được sự ra đời của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. + Nêu được khái niệm nhân tố tiến hóa. Trình bày được các nhân tố tiến hóa. + Phân biệt được thuyết tiến hóa hiện đại với thuyết Đacuyn về nguyên nhân, cơ chế tiến hóa và chiều hướng tiến hóa của sinh giới. + Giải thích được sự đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới như ngày nay. + Giải thích được một số vấn đề thực tiễn, ví dụ: Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng rất dễ bị tuyệt chủng? Tại sao phải thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã?. Kĩ năng: + Quan sát, phân tích tranh hình tiến hóa lớn, tiến hóa nhỏ, đột biến, di – nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên. + Vẽ sơ đồ học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. + Đọc tài liệu về thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa. 1.1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn Tiến hóa bao gồm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen theo hướng thích nghi để hình thành loài mới khi có sự cách ly sinh sản với quần thề gốc. Quần thể giao phối là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Câu hỏi 1: Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn Vấn đề Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn Nội dung Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Quy mô, thời gian Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài, nghiên cứu sau khi tiến hóa nhỏ nghiên cứu đạt đỉnh cao. Phương thức nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Thường chỉ được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng cổ sinh vật học. Câu hỏi 2: Vì sao nói quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở? Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì quần thể là tổ chức cơ sở của loài. + Quần thể gồm các cá thể có kiểu gen khác nhau, khi giao phối với nhau tạo ra vô số các biến dị tổ hợp làm tăng khả năng thích nghi của các cá thể trong quần thể với môi trường sống. + Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. + Các mối quan hệ trong quần thể [quan hệ dinh dưỡng, quan hệ đực – cái, quan hệ họ hàng] giúp quần thể tồn tại thực trong không gian và thời gian. 1.2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể Biến dị di truyền là nguyên liệu cho quá trình CLTN. Các biến dị này được phát sinh do đột biến [biến dị sơ cấp], sau đó các alen được tổ hợp qua quá trình giao phối tạo nên các biến dị tổ hợp [biến dị thứ cấp]. Ngoài ra, nguồn biến dị của quần thể còn được bổ sung do các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.

2. Các nhân tố tiến hóa.

Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen của quần thể. Các nhân tố tiến hóa gồm: đột biến, dị nhập gen, CLTN, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên. 2.1. Đột biến Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa [đột biến gen tạo alen mới,…]. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ [10-6 – 10 -4 ] nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể nên đột biến gen lại giữ vai trò chủ yếu tạo nên nguồn biến dị di truyền [nguyên liệu sơ cấp] cho quá trình tiến hóa. Đột biến NST cũng là nhân tố tiến hóa. Đột biến là nhân tố tiến hóa vì làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể, làm phong phú vốn gen của quần thể [do làm phát sinh alen mới]. Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. Hình 22.1. Các dạng đột biến ở ruồi giấm 2.2. Giao phối không ngẫu nhiên [giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối] đối với tiến hóa nhỏ: Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Có thể không làm thay đổi tần số các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Hình 22.2. Hiện tượng giao phối có chọn lọc 2.3. Di – nhập gen Là hiện tượng các gen lan truyền thành dòng từ quần thể này sang quần thể khác. Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú. Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ. Hình 22.3. Di nhập gen 2.4. Chọn lọc tự nhiên CLTN phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định. CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa. CLTN tác động vào mọi cấp độ nhưng tác động chủ yếu vào quần thể và cá thể. Hình 22.4. Các hình thức chọn lọc tự nhiên 2.5. Biến động di truyền [các yếu tố ngẫu nhiên]: Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên [thiên tai, dịch bệnh,…] còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền. Biến động di truyền làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên. Quần thể có kích thước càng nhỏ càng dễ bị tác động. Sự tác động do các yếu tố ngẫu nhiên có đặc điểm như sau: + Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định. + Một alen dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thể và alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]

Chúng tôi xin giới thiệu bộ 26 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại có đáp án, được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chọn lọc hay nhất. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo dưới đây.

Bộ 26 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Câu 1: Để chọn lọc tự nhiên diễn ra thì điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?

A. Biến dị phát sinh phải là biến dị di truyền được

B. Biến dị phát sinh phải giúp cá thể đó sinh nhiều con cái hơn và con cái của nó phải sống sót ở thế hệ kế tiếp

C. Biến dị phát sinh phải biểu hiện ra kiểu hình của các cá thể trong quần thể

D. Các cá thể phải có khả năng di chuyển giữa các quần thể

Câu 2: Một tổ chức sinh học được gọi là đơn vị tiến cơ sở khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?

  1. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

  2. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

  3. Tồn tại thực trong tự nhiên.

  4. Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.

A. [1], [2], [3] và [4]

B. [2], [3] và [4]

C. [1] và [2]

D. [1], [2] và [3]

Câu 3: Cho các phát biểu sau đây

  1. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc giống chống lại alen trội

  2. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

  3. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

  4. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định

  5. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa

  6. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên NST thường thì gen đột biến lặn sẽ loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội

Số đáp án đúng là:

A. 2 

B. 3 

C. 4

D. 5

Câu 4: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?

  1. Đột biến làm phát sinh các alen mới cung cấp nguồn biến dị sơ cấp

  2. Biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản là nguồn biến dị chủ yếu.

  3. Sự tổ hợp các alen qua giao phối tạo nguồn biến dị thứ cấp.

  4. Sự di truyền của các giao tử hay cá thể từ quần thể khác đến đã bổ sung nguồn biến dị cho quần thể.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 5: Các nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong thuyết tiến hóa nhỏ là:

A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên

B. Đột biến, biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến, giao phối và các cơ chế cách li

D. Quá trình giao phối, đột biến và biến động di truyền

Câu 6: Những nội dung nào dưới đây là những nội dung mà thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển dựa trên cơ sở về CLTN của Đacuyn?

  1. CLTN không tác động tới tưng gen riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ kiểu gen.

  2. CLTN không chỉ tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ quần thể.

  3. CLTN dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.

  4. Làm rõ vai trò của CLTN theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

A. [1], [3] và [4]

B. [2], [3] và [4]

C. [1], [2] và [3]

D. [1], [2] và [4]

Câu 7: Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CLTN?

A. Kết quả của CLTN là sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất.

B. Vai trò của CLTN là quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa

C. Động lực của CLTN là nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.

D. Bản chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 8: Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN.

B. Các biến dị đều xuất hiện ngẫu nhiên, không xác định.

C. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.

D. Đột biến gen là 1 loại biến dị di truyền

Câu 9: Chọn lọc tự nhiên là quá trình

A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật

B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật

C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật

D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho sinh vật

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng với tiến hóa nhỏ

A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài

B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới

C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất bài

D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

Câu 11: Câu nào sau đây đúng?

A. Đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN.

B. CLTN là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa

C. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp của CLTN.

D. Đột biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hóa.

Câu 12: Đơn vị của tiến hóa nhỏ là

A. Nòi

B. Cá thể 

C. Quần thể 

D. Quần xã

Câu 13: Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm

A. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột theo hướng tăng các alen trội.

B. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc

C. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc

D. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn.

Câu 14: Trong các phát biểu về CLTN dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại?

  1. CLTN làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

  2. CLTN khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

  3. CLTN không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.

  4. CLTN chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

  5. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.

A. 5

B. 3

C. 6

D. 2

Câu 15: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì

A. Không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể

B. Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

C. Giúp phát tán đột biến trong quần thể.

D. Làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.

Câu 16: Động lực thúc đẩy CLTN theo học thuyết Đacuyn là

A. Đấu tranh sinh tồn

B. Nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người

C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài

D. Sự không thống nhất của điều kiện môi trường

Câu 17: Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm

A. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột theo hướng tăng các alen trội.

B. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc

C. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc.

D. Tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể biến đổi 1 cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn.

Câu 18: CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì

A. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.

B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.

C. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn.

D. Vi khuẩn sinh sản nhanh và ở dạng đơn gen nên gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình

Câu 19: Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN.

B. Các biến dị đều xuất hiện ngẫu nhiên, không xác định.

C. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.

D. Đột biến gen là 1 loại biến dị di truyền

Câu 20: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể

C. Tiến hóa nhỏ không diễn ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.

Câu 21: Điều không đúng khi nói đột biến là nguyên liệu của quá trình tiến hóa là

A. Tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đều là đối tượng của chọn lọc tự nhiên

B. Phần lớn đột biến là có hại, nhưng khi môi trường thay đổi thể đột biến có thể thay đổi mức độ thích nghi

C. Giá trị của đột biến còn có thể thay đổi tùy tổ hợp gen, nó có thể trở lại thành có lợi

D. Nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp

Câu 22: Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là

  1. Đột biến.

  2. Giao phối không ngẫu nhiên.

  3. CLTN.

  4. Yếu tố ngẫu nhiên.

  5. Di – nhập gen.

A. [1], [3] và [5]

B. [1], [2] và [5]

C. [1], [2], [4] và [5]

D. [1], [4] và [5]

Câu 23: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì

A. Không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể

B. Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

C. Giúp phát tán đột biến trong quần thể.

D. Làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.

Câu 24: Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN.

B. Các biến dị đều xuất hiện ngẫu nhiên, không xác định.

C. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.

D. Đột biến gen là 1 loại biến dị di truyền

Câu 25: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể

C. Tiến hóa nhỏ không diễn ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.

Câu 26: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là: 

A. Cá thể

B. Quần thể

C. Phân tử

D. Loài

Đáp án bộ 26 câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: D

Câu 7: B

Câu 8: D

Câu 9: C

Câu 10: B

Câu 11: B

Câu 12: B

Câu 13: B

Câu 14: D

Câu 15: A

Câu 16: A

Câu 17: B

Câu 18: D

Câu 19: D

Câu 20: B

Câu 21: A

Câu 22: D

Câu 23: A

Câu 24: D

Câu 25: B

Câu 26: B

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại [có đáp án] file PDF hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề