Mở bài nghị luận văn học nâng cao

Môn Văn là một trong những môn thi bắt buộc. Vậy các bạn đã nắm được các cách viết bài văn nghị luận xã hội hay chưa? Cùng tìm hiểu về những mở bài nghị luận văn học hay nhất nhé.

Mùa thi đại học đã sắp tới rồi, chắc hẳn vẫn còn khá nhiều bạn đang hoang mang về những kiến thức về các môn học mình lựa chọn để thi. Đối với môn Văn cũng không ngoại lệ. Bên cạnh là một môn thi bắt buộc ở kỳ thi THPT Quốc gia thì môn Văn cũng là môn xét tuyển thuộc các tổ hợp xét tuyển khối Ckhối D1.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn nghị luận. Vậy văn nghị luận là gì? Những cách viết bài văn nghị luận xã hội cũng như những đề văn nghị luận xã hội hay. Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết sau đây. Hãy cùng tham khảo để có một mở bài ấn tượng nhé.

Văn nghị luận là gì ?

Văn nghị luận là một loại văn được viết nhằm xác lập một tư tưởng, một quan điểm nào đó cho người đọc. Một bài văn nghị luận yêu cầu phải có luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, đầy đủ và thuyết phục. Những tư tưởng và quan điểm nằm trong bài văn nghị luận đó phải được hướng tới việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa. Lý thuyết là vậy nhưng để có thể làm được một bài văn nghị luận hay, thấm với người đọc thì thật sự rất khó. Ngoài việc thường xuyên rèn luyện với những đề văn nghị luận xã hội hay lớp 12 hoặc lớp 11 thì các bạn cũng nên tham khảo những bài văn nghị luận xã hội hay nhất được chia sẻ trên khá nhiều diễn đàn cũng như các group ôn thi môn văn.

Những mở bài nghị luận văn học hay nhất

Bài văn nghị luận bản chất vẫn là một bài văn, vẫn yêu cầu cấu trúc mở bài, thân bài và kết bài như những bài văn khác. Các bạn có thể tham khảo các bài văn nghị luận xã hội hay có thể sẽ nhận ra rằng, họ có những mở bài rất thú vị. Vậy sau đây cùng tham khảo xem những mở bài nghị luận văn học hay nhất trong một số các đề văn nghị luận xã hội hay lớp 12 nhé.

1. Như là cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bông hoa giàu hương sắc, như là bầu trời mất đi những vì sao,không có Balzac, Huygo, Puskin hay Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Du... nền văn học nhân loại sẽ thật trống trải biết nhường nào. Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã tìm được "giọng nói riêng của mình". Đấy chắc hẳn là "điều còn lại cuối cùng của mỗi tác giả" - thứ mà làm nên vị trí của họ trong lòng người đọc.

2. Thời gian vẫn trôi, bốn mùa vẫn đổi. Con người ta chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng sẽ ra đi chỉ một lân vĩnh viễn vào cõi vĩnh hằng. Ấy vậy mà những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực thì luôn trường tồn với thời gian. Tác phẩm A của nhà thơ/nhà văn B.. là một trong những tác phẩm nghệ thuật như vậy. Đặc biệt là trích đoạn/đoạn thơ... [đối với các bài văn nghị luận yêu cầu phân tích một trích đoạn/1 đoạn thơ].

3. Trong cuộc sống, có thể chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ chịu cảnh hẩm hiu, bi thương cả ngoài đời và cả trong các tác phẩm văn học. Đó có thể là Vũ Nương chết trong oan khuất, một nàng Kiều - hồng nhan bạc phận, một chị Dậu chịu đau khổ vì nghèo khó... Nhưng khi chuyển sang tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ đó nhưng mạnh mẽ hơn rất nhiều và làm chủ cho cuộc đời mình. Một trong những nhân vật tiêu biểu trong đó chính là nhân vật A trong tác phẩm B của nhà văn C.

4. Đề: Cảm nhận về chất anh hùng, vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú. Mở bài: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sát lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta". Đây là những dòng mà Nguyễn Đình Thi viết trong bài "Nhận đường". Từ trong chiến trường ác liệt, những nỗi đau từ cả máu và nước mắt bắt nguồn từ chiến tranh, những áng văn bất hủ đã được tạo nên. Tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là một trong số đó. Bài văn đã hội tụ đầy đủ ánh sáng văn chương chân chính, chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao và cao cả. Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú đã được thể hiện rõ nét qua từng câu văn của Nguyễn Trung Thành.

Mở bài là một đoạn văn ngắn chỉ chiếm một phần nhỏ trong bài văn và từ 0,5 đến 1 điểm của toàn bài. Nhưng nó vẫn luôn là một phần quan trọng, điểm nhấn của toàn bộ bài văn. Nếu mở bài của bạn dở, người đọc sẽ rất khó để tiếp tục đọc phần tiếp theo, giám khảo chấm thi thấy nhàm chán thì bài viết của bạn chắc chắn là xác định rồi đấy. Hãy chăm chỉ tham khảo những bài văn nghị luận xã hội hay nhất, cũng một số bài văn nghị luận xã hội hay được chia sẻ trên mạng để nâng cao khả năng viết bài của mình nhé.

Vì sao cần có những mở bài hay và ấn tượng

Như đã nói ở trên, mở bài dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong bài văn nhưng lại vô cùng quan trọng đối với cả bài. Có thể coi mở bài như một "bộ mặt" của cả bài văn nghị luận. Mở bài để lại ấn tượng sẽ giúp người đọc cảm thấy thú vị và cuốn hút vào trong lời văn của bạn. Một mở bài tốt sẽ khiến giám khảo chấm thi muốn đọc bài viết của bạn hơn và không cảm thấy nhàm chán. Chính vì vậy, hãy sử dụng tất cả vốn kiến thức và khả năng của bạn để xây dựng một mở bài hoàn hảo và ghi điểm với giám khảo chấm thi.

Những đề văn nghị luận xã hội hay

Ngoài việc tìm hiểu những cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, các cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11, lớp 12...  các bạn cũng nên tham khảo một số đề nghị luận hay lớp 12, các đề văn nghị luận xã hội hay để có đề bài thực hành viết bài văn nghị luận. Dưới đây là một số những đề văn nghị luận xã hội hay bạn có thể tham khảo.

  1. "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm những mũi gai". Đường vinh quang muôn vàn sóng gió". [Trích từ Đường đến vinh quang - Nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập]. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên.
  2. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói:" Lòng can đảm đưa người ta đến vinh quang, sự hèn nhát đưa người ta đến cái chết" [Seneque].
  3. Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói của Nhà văn Nam Cao:" Kẻ mạnh là kẻ không phải giẫm lên vai người khác để thỏa lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình".
  4. Viết một đoạn văn nghị luận nói lên suy nghĩ của bản thân về câu nói của Faraday:" Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người là ở lại".
  5. Viết một đoạn văn nghị luận về câu nói:" Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể".
  6. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết:" Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn". Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống trên.
  7. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác". Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
  8. Theo một câu triết học:" Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm của bạn về câu nói trên.
  9. "Mái ấm tình thương nơi trú ngụ của những con người không chung huyết thống nhưng một tấm lòng". Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bạn về câu nói trên.
  10. "Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh/chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của "Lý tưởng" trong cuộc sống con người.

Làm thế nào để mở bài nghị luận văn học thật ấn tượng. Nêu khái quát về một vấn đề, nêu nét chung sau đó dẫn dắt về tác phẩm đó, hoặc dùng câu ca dao…

Đang xem: Mở bài gián tiếp nghị luận văn học

Ở bài viết này, lingocard.vn sẽ gửi đến các em công thức mở bài nghị luận văn học gây ấn tượng mà không thể nào bỏ qua. Đây đều là những cách mở bài độc đáo được sưu tầm từ các thầy nổi tiếng. Cùng tìm hiểu xem nhé.

Muôn vàn khó khăn đến từ phần mở bài

Chắc chắn mở bài luôn là vấn đề nan giải, khiến các em mất quá nhiều thời gian. Các em không biết bắt đầu từ đâu, mở đầu như thế nào để gây ấn tượng. Các cụ thường có câu “Đầu xuôi thì đuôi mới lọt”, vì vậy để ghi điểm cao cần phải có có công thức mở bài văn nghị luận thật hay, thật ấn tượng. Và quan trọng nhất là phải đúng đề và ngắn gọn.

Đối với dạng bài nghị luận văn học ngắn thì mở đoạn cần phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Giống như phần mở bài vậy, câu mở đoạn phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được yêu cầu của đề thi là gì? Đâu là vấn đề trung tâm?

Thông thường, đoạn mở bài của bài nghị luận thông thường có thể viết 5-6 dòng.

Công thức mở bài văn nghị luận văn học gây ấn tượng

Công thức 1: Mở bài thông thường

Công thức áp dụng cho những cách mở bài đơn giản, trực tiếp. Nêu khái quát về một vấn đề, nêu nét chung sau đó dẫn dắt về tác phẩm đó.

Ví dụ minh họa:

Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam[ nét chung, nét khái quát]. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để rồi trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ[ dẫn vấn đề cần nói đến, nét riêng]…..[Áp dụng cho Vợ nhặt, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A-phủ….]

Công thức 2: Đi từ tác phẩm/tác giả

Đối với dạng bài nghị luận văn học, có thể mở bài bằng cách dẫn dắt trực tiếp vào tác phẩm/ tác giả sau đó bàn đến yêu cầu đề bài[ tùy đề].Ví dụ minh họa:Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.Đặc biệt là trích đoạn….[Nếu đề yêu cầu phân tích đoạn trích].

Xem thêm: Cách Tính Bmi Trong Excel Bằng Công Thức Tính Bmi Này, Hàm Hlookup[] Trong Excel

Công thứ 3: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng

Ví dụ minh họa: áp dụng đối với dạng bài yêu cầu phân tích nhân vật và hình tượng.

Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một… [Tùy yêu cầu đề bài]Ví dụ:A. người nông dân chân chất hiền lành, bị những rào cản của xã hội thực dân-phong kiến tha hóa và biến chất đẩy đến bước đường cùngB. người phụ nữ ba nổi bẩy chìm lênh đênh số kiếp trên con đường đi tìm hạnh phúc và bứt mình khỏi những rào cản tăm tối.C. số phận éo le, hoàn toàn mờ nhạt trong cái bộn bề, sóng gió bấp bênh của cuộc sống…

Công thức 4: Đi từ một nhận định

Mở bài bằng một nhận định sẽ giúp bài viết được dẫn dắt tự nhiên. Đây là một công thức mở bài nghị luận văn học gây ấn tượng, thu hút, giúp các em ghi điểm cao.

Có một nhà văn đã nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc… Và nhân vật Y được phác họa như….

Công thức 5: Sử dụng châm ngôn, ca dao, tục ngữ để bắt đầu

Đây là cách mở bài gây ấn tượng, khá độc đáo. Các em có thể sử dụng những câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ tương đồng với các vấn đề nghị luận trên.

Ví dụ minh họa:

Nếu là con chim chiếc láThì chim phải hót, lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời.

Xem thêm: [Top 4] Khóa Học Quảng Cáo Facebook Nâng Cao, Khóa Học Facebook Marketing

Như vậy qua bài tổng hợp công thức mở bài nghị luận văn học sẽ giúp các em có thêm thật nhiều lối mở bài hay. Đây chỉ là một số ví dụ mẫu giúp các em tham khảo. Để tạo dựng được một lối hành văn hay cần phải đọc và tham khảo nhiều. Chúc các em có thêm thật nhiều may mắn trong kì thi THPT Quốc gia 2019.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn

Video liên quan

Chủ Đề