Học tiếng việt cuốn sách này là gì vậy

Ngày 1/7, tại Đường sách TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh đã có có buổi giao lưu, ra mắt giới thiệu cuốn sách “Người Việt nói tiếng Việt” của tác giả - nhà báo Nguyễn Quang Thọ.

Theo đó, cuốn sách “Người Việt nói tiếng Việt” dày hơn 380 trang, sưu tập hơn 600 thành ngữ và tục ngữ không có mặt trong từ điển, mặc dù rất thông dụng trong đời sống. Sách gồm ba phần chính: Chương 1: Mắt thấy tai nghe; Chương 2: Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật; Chương 3: “Đánh trống qua cửa nhà sấm”; Ghi thêm: Trông người lại ngẫm đến ta; Nhìn vào miệng người bình dân; Lời cuối sách.

Nội dung cuốn sách “Người Việt nói tiếng Việt” đề cập đến những sưu tập, khảo cứu về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trước nay bị các từ điển bỏ sót, hoặc trao đổi lại phần giải nghĩa để người đọc sẽ thấy những thành ngữ, tục ngữ còn bị bỏ sót, hoặc từ điển giải thích mà chưa chính xác. Ví dụ một số thành ngữ, tục ngũ chưa chính xác được giải thích cụ thể, cặn kẽ trong sách này gồm như: Nhạt như nước ốc ao bèo; Bầu sao nấu nước ao cũng ngọt; Làm ruộng thì gia, làm nhà thì tốn; Bảo hoàng hơn vua; Mồm như cái tỉ vịt… Hoặc có các từ thú vị mà chúng ta sẽ bắt gặp và nghe thấy đâu đó trong đời sống thường ngày như: Để Mị nói cho mà nghe; Ăn cơm trước kẻng; Chạy mất dép; Tiền trao cháo múc; Nằm mơ giữa ban ngày; Mảnh tình vắt vai; Xuống dốc không phanh; Cạp đất mà ăn; Hái ra tiền; Nói cho vuông; Cầm đèn chạy trước ô tô; Nhà mặt phố, bố làm quan; Nóng chảy mỡ; Thấy thương luôn; Thở oxy; Liều ăn nhiều; Khóc tiếng Miên; Ngon nhức nách; Tới luôn đi bác tài; Được ăn cả, ngã nằm luôn; Hồng nhan bạc tỉ; Máy bay bà già, phi công trẻ; Trả dép tôi về; Lặn không sủi tăm…

Học tiếng việt cuốn sách này là gì vậy
Bìa cuốn sách của tác giả Nguyễn Quang Thọ vừa được ra mắt độc giả.

Ngoài ra, do là một nhà nghiên cứu đã từng tốt nghiệp cao học với đề tài “Thành ngữ so sánh tiếng Đức (đối chiếu với tiếng Việt)”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh (2005), nên trong tập sách này, ông Nguyễn Quang Thọ đã trình bày quan điểm về thành ngữ. Thành ngữ là gì - vốn là vấn đề mà trước nay nhiều nhà nghiên cứu chưa đồng thuận về định nghĩa. Để từ đó, người đóc có thể sâu hơn về thành ngữ của Việt Nam, vì vậy đây còn có thể coi là một tập sách có xu hướng đi sâu vào lãnh vực chuyên môn của các nhà ngôn ngữ học.

Tác giả Nguyễn Quang Thọ cho biết, cuốn sách này không giúp bạn trả lời được hết mọi câu hỏi, thậm chí còn làm bạn đặt ra nhiều câu hỏi, nhưng chúng tôi hy vọng đem đến cho bạn đọc một cách tiếp cận mới với những vấn đề còn đang vướng mắc, cung cấp ngữ liệu cho nhiều thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót, trao đổi về những lời giải nghĩa theo chúng tôi là chưa chuẩn và lưu ý vài sai sót kỹ thuật khá nghiêm trọng trong từ điển… Vốn từ của một dân tộc là vô cùng lớn, không ai biết hết được. Muốn biết nhiều thì phải học nhiều. Mỗi ngày sống là một ngày điền dã.

Nhà thơ Lê Minh Quốc (trái) và nhà báo Nguyễn Quang Thọ - tác giả cuốn sách Người Việt nói tiếng Việt - Ảnh: MI LY

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ là tác giả cuốn sách Người Việt nói tiếng Việt (Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM), tập hợp hơn 500 thành ngữ tục ngữ của người Việt Nam, phần lớn đến từ lời ăn tiếng nói của người bình dân.

Ông cũng là nguyên tổng biên tập báo Yêu Trẻ.

"Xưng vua tiếng Việt là rất ngớ ngẩn"

Dẫn dắt buổi ra mắt sách tại Đường sách TP.HCM sáng 1-7, nhà thơ Lê Minh Quốc nói khi nghe nhà báo Nguyễn Quang Thọ viết sách về tiếng Việt, sẽ có ý kiến cho rằng: "Ông này là nhà báo, không phải là nhà ngôn ngữ học, có gì ghê gớm đâu".

Thế nhưng, Lê Minh Quốc nêu quan điểm tất cả chúng ta đều bình đẳng trước tiếng Việt, và "ai đó xưng là vua tiếng Việt là điều rất ngớ ngẩn".

Ông nói: "Không phải người Việt nào cũng biết rõ và giỏi nói tiếng Việt. Vậy nên khi anh Thọ viết cuốn sách Người Việt nói tiếng Việt, nhiều người sẽ thấy khó hiểu nhưng không phải. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi chúng ta nói chưa đúng tiếng Việt".

Học tiếng việt cuốn sách này là gì vậy

Câu lạc bộ truyền thống báo Tuổi Trẻ đến chúc mừng nhà báo Nguyễn Quang Thọ ra mắt cuốn sách - Ảnh: MI LY

Về lý do viết cuốn sách, nhà báo Nguyễn Quang Thọ nói: "Trên mạng, một lần tôi đọc anh Hoàng Tuấn Công phê bình từ điển của giáo sư Nguyễn Lân về thành ngữ tục ngữ. Tôi thấy công việc này hay quá, mình cũng từng làm về lĩnh vực này.

Khi bắt tay vào viết sách, tôi được ôn luyện lại vô vàn từ ngữ tiếng Việt, có những từ mình chưa bao giờ thấy, chưa hiểu.

Học 10 năm trong sách, đồng thời học 10 năm trong đời sống, chưa bao giờ là đủ. Ta nói Người Việt nói tiếng Việt, nghĩa là nói tiếng của mẹ ta, tiếng mẹ đẻ.

Các anh đừng cậy nhiều chữ, tiếng Tây tiếng Tàu. Tôi muốn chỉ ra rằng tiếng Việt của mình vô cùng tuyệt vời. Chỉ sợ đầu mình không nghĩ, tim mình không có tình cảm thôi.

Càng nghiên cứu tiếng Việt tôi càng thấy nếu không hiểu thành ngữ tục ngữ, chúng ta đánh mất một di sản. Tiếng Việt là di sản của cha ông mà từ điển chúng ta cứ để sót. Nó sai vì chúng ta đọc sai, chép sai, chép không đến nơi đến chốn".

Ông Thọ cho rằng làm từ điển mà có những từ sai là nỗi đau của người làm sách, nhưng không thể không nói ra để giúp sửa cái sai thành đúng.

Ông cũng không cho mình là giỏi giang hơn người khác, nhưng tự tin "tôi là người Việt và học đúng thứ tiếng của mẹ tôi".

Khi phát biểu về di sản tiếng Việt và người mẹ của mình, tác giả Nguyễn Quang Thọ xúc động, nhiều lần nghẹn lời. "Yêu ngôn ngữ, chúng ta giữ được tình yêu với mảnh đất này" - ông nhắn nhủ.

Nhà thơ Lê Minh Quốc nhấn mạnh "người Việt" trong tên cuốn sách của Nguyễn Quang Thọ mang dấu ấn sâu đậm của người mẹ. Ông liệt kê ra những câu thành ngữ quen thuộc đã đi vào đời sống của người Việt. Rất nhiều trong số đó là lời ăn tiếng nói của người mẹ, người cha của mỗi người.

Vá từ điển, vá cả cái dốt của mình

Tác giả Nguyễn Quang Thọ nhắc lại lời người khác nói ông đang "vá những lỗ thủng của các cuốn từ điển". Ông thừa nhận bản thân có mục đích đó nhưng như vậy là chưa đủ. Khi viết sách, ông cũng đang "vá cả cái dốt của mình".

Ông từng lấy bút danh Tư Cà Lăm, tự nhận chính mình cũng còn nhiều thiếu sót cần bù đắp.

PGS.TS Đặng Ngọc Lễ, khách mời buổi trò chuyện, nhận định ngôn ngữ học là ngành phức tạp, nhưng không có nghĩa là không thể tham gia nghiên cứu.

Hơn nữa, ngôn ngữ có một khía cạnh lớn là tiếng địa phương, người dân từ nhiều địa phương có thể đóng góp để làm giàu thêm cho ngành ngôn ngữ học.

Học tiếng việt cuốn sách này là gì vậy

Cuốn sách Người Việt nói tiếng Việt được mong đợi sẽ tiếp tục tạo nên những cuộc tranh luận về tiếng Việt - Ảnh: MI LY

Nhà thơ Lê Minh Quốc ủng hộ việc sẽ có những tranh luận tiếp theo về cuốn Người Việt nói tiếng Việt. Theo ông, nếu cuốn sách ra đời mà không ai cãi lại thì đây là một thất bại, cũng như chương trình Vua tiếng Việt trên VTV nếu không ai cãi lại cũng là một thất bại.

Đưa ra một số câu thành ngữ làm dẫn chứng, tác giả Nguyễn Quang Thọ khẳng định có thể sẽ có những tranh cãi, nhưng ông vẫn tự tin với những kiến thức và hiểu biết của mình.

Chẳng hạn, người ta từng nghĩ những thành ngữ tục ngữ từ xưa để lại là không được thay đổi. Nhưng ông thấy ngôn ngữ luôn có sự vận động cùng thời đại. Thời trước người ta nói "hồng nhan bạc mệnh", nhưng ngày nay có trường hợp nói "hồng nhan bạc tỉ" cũng không sai.

Để ghi nhận sự vận động của ngôn ngữ, ông đưa cả những câu như "Để Mị nói cho mà nghe" từ nhạc trẻ và mạng xã hội vào thẳng trang sách.