Hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ là gì

[QNO] - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn 4620 về việc hợp đồng lao động [HĐLĐ] làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại các vị trí việc làm xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đảm bảo kinh phí chi hoạt động [trừ vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế].

Để chấn chỉnh việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức, ngày 13.5.2021, Chủ tịch UBND tỉnh có Công văn số 2782 yêu cầu thủ trưởng các sở ban ngành, chủ tịch UBND cấp huyện không thực hiện việc HĐLĐ làm nhiệm vụ của công chức, viên chức trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay các sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy, biên chế theo quy định nên việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp khác [trừ các vị trí việc làm viên chức hành chính thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, giáo dục] chưa thể thực hiện được.

Để giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian chờ UBND tỉnh tổ chức tuyển dụng viên chức, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở ban ngành, chủ tịch UBND cấp huyện hướng dẫn các đối tượng HĐLĐ làm cam kết chấm dứt HĐLĐ nộp cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trước khi tham dự kỳ tuyển dụng viên chức [trừ giáo viên và y tế].

Đồng thời thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại các vị trí việc làm xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động [trừ giáo viên và viên chức y tế] ngay sau khi UBND tỉnh công nhận kết quả trúng tuyển viên chức theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.

//binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tin-tuc-su-kien/cac-truong-hop-ky-hop-dong-lao-dong-trong-co-quan-hanh-chinh-don-vi-su-nghiep-cong-lap-1491.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Thứ tư - 14/06/2023 15:26 2450

Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó nghị định nêu rõ chính sách của Nhà nước về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập và các công việc thực hiện hợp đồng: 1. Đẩy mạnh cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện ký kết hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ do viên chức đảm nhiệm để đáp ứng nhu cầu công việc tại các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ, bảo đảm không ảnh hưởng tới chủ trương tinh giản biên chế, giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Thúc đẩy xã hội hóa, bảo đảm nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu; đẩy mạnh thực hiện kết hợp công - tư về nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục; thực hiện cơ chế khoán chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động. 3. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó ưu tiên ký kết hợp đồng dịch vụ; không ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính và hợp đồng dịch vụ làm chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định này. 4. Người ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; được áp dụng các quy định về quyền, nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thỏa thuận trong hợp đồng; việc quy hoạch, bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng và của pháp luật. 5. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc biên chế, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm rà soát để thực hiện tuyển dụng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; không dùng hình thức ký kết hợp đồng quy định tại Nghị định này để thay thế cho việc tuyển dụng công chức, viên chức. 6. Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm đến chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của người lao động. Các công việc thực hiện hợp đồng: 1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:

  1. Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  2. Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  3. Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. 2. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
  4. Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
  5. Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
  6. Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý. 3. Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Hợp đồng thực hiện chuyên môn nghiệp vụ là một loại hợp đồng lao động được ký kết giữa một đơn vị sự nghiệp công lập và một cá nhân [viên chức] hoặc một tổ chức ngoài công lập nhằm thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực mà đơn vị sự nghiệp đó hoạt động.

Chuyên môn nghiệp vụ là như thế nào?

Dựa trên những gì đã phân tích, ta có khái niệm chuyên môn nghiệp vụ như sau: Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc.

Định nghĩa chuyên môn là gì?

Chuyên môn là những kỹ năng, kiến thức và sự hiểu biết đầy đủ về một lĩnh vực, ngành nghề thông qua một chương trình đào tạo cụ thể. Một người có chuyên môn cao trong công việc nghĩa là có năng lực nổi bật trong công việc đó. Họ có năng lực tốt và khả năng giải quyết công việc nhanh chóng.

Nghiệp vụ là gì cho ví dụ?

Trong khi đó, nghiệp vụ là kỹ năng hoặc phẩm chất mà một người ở vị trí nhất định cần có để làm tốt công việc được giao. Ví dụ, một người có trình độ chuyên môn cao, như một kỹ sư công nghệ thông tin với bằng cử nhân trong lĩnh vực này, đã có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin.

Chủ Đề